Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Các món bánh truyền thống dịp đầu năm mới ở các nước châu Á

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Các món bánh truyền thống dịp đầu năm mới ở các nước châu Á

    Các món bánh truyền thống dịp đầu năm mới ở các nước châu Á







    Tết là một dịp có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều quốc gia. Các món bánh được ăn dịp này cũng đều mang ước mong về cuộc sống no ấm, hạnh phúc.



    Bánh chưng, Việt Nam: Bánh chưng là loại bánh không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên hay trong mâm cỗ của mỗi gia đình người Việt vào mỗi dịp tết đến xuân về. Nguyên liệu chủ yếu của bánh chưng bao gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và được gói bằng lá dong sau đó được đem đi luộc chín. Món bánh này được biến tấu thành bánh tét ở khu vực miền Nam. Ảnh: Vũ Minh Quân - Việt Hùng.


    Bánh buuz, Mông Cổ: Tết cổ truyền ở Mông Cổ có tên gọi là Tsagaan Sar (Tết Tháng Trắng). Vào dịp này, ngoài những món ăn làm từ thịt cừu, thịt ngựa, bất cứ gia đình nào cũng sẽ làm món bánh buuz. Hình dáng bên ngoài bánh khá giống bánh bao, nhưng có vỏ làm bằng bột mì và nhân thịt cừu băm nhuyễn trộn hành tây. Ảnh: Altaaskitchen.


    Bánh tteok, Hàn Quốc: Bánh tteok (bánh gạo) là một món ăn truyền thống gắn liền với đời sống của người dân Hàn Quốc trong tất cả các ngày lễ tết và ngày kỷ niệm trong năm. Bánh được làm từ gạo nếp và hấp chín. Bánh có nhiều cách chế biến, nhiều hương vị và hình dáng vô cùng bắt mắt. Ảnh: Orientalmart.

    Bánh niên cao, Trung Quốc: Bánh niên cao được làm từ gạo nếp, bột mì, muối, nước và đường. Màu của đường tạo nên màu của bánh (trắng hoặc nâu). Người Trung Quốc ăn niên cao đầu năm, với mong muốn cả gia đình sẽ “kết dính, bền chặt” giống như chiếc bánh. Ngoài ra, trong Tết Nguyên đán, người Trung Quốc còn ăn mì trường thọ, sủi cảo, bánh bao... với ý nghĩa cầu mong may mắn. Ảnh: Wikihow.


    Bánh tang yuan (bánh trôi tàu), Singapore: Ngoài những món ăn từ cá, bánh trôi tàu là món không thể thiếu trong mâm cỗ tết của người Singapore, làm từ bột gạo và luộc chín, được tạo nhiều màu sắc và có nhiều loại nhân như đậu đỏ, vừng, trà xanh, khoai môn. Ảnh: Bakewithpaws.
    Bánh mochi, Nhật Bản: Người Nhật đón năm mới vào ngày 1/1 theo lịch Dương giống như phương Tây nhưng vẫn giữ lại nhiều phong tục truyền thống. Dịp Tết, mỗi gia đình người Nhật đều ăn bánh mochi, với ước nguyện một cuộc sống nhiều may mắn, đủ đầy, dồi dào sức khỏe và trường thọ. Bánh có nhiều loại nhân và hương vị khác nhau như trà xanh, đậu đỏ, ... Ảnh: Wordpress.




    (Theo Zing)

  • #2
    Những món mứt lạ miệng mời khách ngày Tết

    Những món mứt lạ miệng mời khách ngày Tết


    Miếng mứt, chén trà là thức quà không thể thiếu trong ngày xuân. Bên cạnh mứt truyền thống, hãy thử những loại mứt “lạ miệng” để thay đổi khẩu vị và mời khách ngày Tết.
    Nhắc đến mứt Tết là nhắc tới những loại mứt truyền thống quen thuộc như mứt dừa, mứt gừng hay mứt bí. Khay mứt mời khách ngày Tết sẽ trở nên phong phú, lạ mắt hơn, hương vị khác biệt hơn nếu bạn dùng những loại mứt mới mẻ này.
    Mứt đu đủ xanh
    Ngoài việc dùng làm nguyên liệu cho món nộm, trộn hay đồ ăn kèm, đu đủ xanh còn được dùng để chế biến mứt. Miếng đu đủ mang màu trắng xanh, giòn, có vị ngọt thanh mát, tạo nên hình thức và hương vị hấp dẫn cho mứt.
    Mứt đu đủ xanh là một gợi ý để bạn thử nghiệm trong dịp Tết.
    Cách làm loại mứt này tương tự nhiều loại mứt truyền thống. Bạn cần có đu đủ xanh, đường trắng, nước vôi trong và một chút vani cho mùi vị thêm phần cuốn hút.
    Mứt khế dẻo
    Khế là món nhâm nhi yêu thích của nhiều người bởi vị chua ngọt đặc trưng. Khế chua còn được dùng để làm mứt khế dẻo, đặc biệt thích hợp để thưởng thức trong dịp Tết.
    Mứt khế dẻo mang màu sắc, hương vị hấp dẫn. Ảnh: Ven_garden/Instagram.
    Mứt khế dẻo được chế biến từ các nguyên liệu đơn giản như khế tươi, đường, gừng và một chút dứa. Cách chế biến tuy đơn giản nhưng kết quả cho ra những miếng mứt dẻo, thơm với vị chua của khế, kết hợp hài hòa với vị ngọt và cay - thêm một lý do để mứt khế dẻo được ưa thích dịp Tết này.
    Mứt dứa viên
    Nếu bạn cần loại mứt có hình thức dễ thương, hương vị dễ ăn, mứt dứa viên là một trong những lựa chọn. Thành phần của loại mứt này gồm dứa, đường, chanh, gừng, chút dừa non nạo. Nguyên liệu đơn giản và cách làm cũng không khó.
    Món mứt dứa viên dễ ăn, mới lạ này phù hợp để thưởng thức cùng bạn bè.
    Mứt có hình viên tròn, nhỏ nhắn, rải dừa non lên trên tạo vẻ ngoài hấp dẫn. Khi thưởng thức, mứt có vị ngọt thanh của đường, vị chua, dẻo vừa phải của dứa. Món mứt dễ ăn, mới lạ này phù hợp để thưởng thức cùng bạn bè.
    Mứt khoai lang
    Khoai lang với vị bùi, ngọt thơm, cùng màu vàng tươi thích hợp để sáng tạo mứt Tết. Cách làm mứt này tương đối đơn giản. Nguyên liệu cơ bản gồm có khoai lang, đường, nước vôi trong và chút vani để tăng hương vị.
    Tách trà nóng cùng vài viên mứt khoai lang đủ để tăng hương vị cho câu chuyện ngày Tết.
    Điểm hấp dẫn nhất ở loại mứt này là màu vàng mơ tươi tắn, được phủ đường trắng. Mang vẻ ngoài hấp dẫn, mứt này khi ăn còn có vị bùi đặc trưng, độ ngọt vừa phải.
    Mứt thập cẩm
    Có quá nhiều sự lựa chọn về mứt Tết, nếu bạn chưa biết dùng loại nào, hãy thử mứt thập cẩm. Đây là loại mứt dễ làm, hương vị của nó kết hợp từ vị chua của dứa, vị thơm ngậy của dừa và vị cay nhẹ của gừng.
    Mứt thập cẩm là thức quà hấp dẫn mới cho ngày Tết thêm phần thú vị. Ảnh: Celro.
    Mứt thập cẩm đem đến cảm giác mới mẻ, “lạ miệng” bởi sự tổng hòa của nhiều loại nguyên liệu cũng như hương vị.
    (Theo Zing)

    Comment

    Working...
    X