Từ lâu đời, làng Vĩnh Tế - bao bọc quanh núi Sam Châu Đốc - có tập tục bất thành văn là vào dịp lễ cưới hỏi nếu gia chủ đãi các món nấu theo lối Tây Tàu… thì thực khách không thích mấy. Đây cũng là cá tính của người dân Vĩnh Tế.
Bò 7 món gồm những món mà những người thợ lành nghề đều phải thuộc lòng:
1. Lòng bò luộc
2. Bò đun bánh hỏi
3. Cháo đầu bò
4. Bò khìa bánh mì
5.Bò xào lá giang
6. Bò bít tết
7. Bò lúc lắc
Nguyên liệu để nấu bò dĩ nhiên là thịt bò, nhưng người thợ chính cống Vĩnh Tế ít khi nào ra chợ mua thịt làm sẵn mà mua hẳn con bò tơ về để làm thịt. Sau khi làm thịt xong, người thợ để bò nguyên da, rồi dùng rơm đốt cháy xém da bò cho săn lại, gọi là “bê thui”, khi dùng nấu nướng thì ăn luôn da, có vị rất ngọt và bùi bùi miếng thịt.
Món dùng đầu tiên là lòng bò luộc. Lòng bò vốn dai và khó tiêu, do vậy thợ nấu phải luộc với bí quyết riêng mới bảo đảm hai đặc điểm: mềm và dòn. Sau khi luộc lòng bò mềm rồi, người thợ nhúng lòng bò vào một dung dịch pha riêng thì lòng bò săn dòn lại. Nước chấm lòng bò phải là nước mắm nêm có trộn với khóm băm nhuyễn mời đúng điệu cân đối âm dương. Lòng bò luộc ăn cặp với rau sống cuốn dưa leo, muốn tránh khó tiêu phải kèm với khóm có chất bromelin phân giải các tế bào protein của động vật.
Người thợ nấu Núi Sam tự hào nhất là món thịt bò xào lá giang, nước chấm phù hợp là tương hột bằm nhuyễn nêm gia vị, trộn với sả ớt bằm nhỏ cho dễ tiêu thực. Cái cốt lõi của món này nằm ở lá giang. Cùng là món thịt bò xào lá giang, nhưng dùng lá giang miệt Nhà Bàn – Tịnh Biên thì khẩu vị hơi khác và dùng lá giang miệt miền đông Thủ Đức – Biên Hòa thì người sành ăn nếm qua là biết được ngay. Lợi dụng vị chua của lá giang, người thợ nấu hái lá rửa sạch, xắt thành sợi, xào với thịt bò, thêm vào nước cốt dừa, đậu phộng rang đâm nhỏ. Món này chua chua ngọt ngọt lại béo ngậy, có mùi thơm đặc sắc, nếm qua một lần nhớ mãi không quên...
ST
Bò 7 món gồm những món mà những người thợ lành nghề đều phải thuộc lòng:
1. Lòng bò luộc
2. Bò đun bánh hỏi
3. Cháo đầu bò
4. Bò khìa bánh mì
5.Bò xào lá giang
6. Bò bít tết
7. Bò lúc lắc
Nguyên liệu để nấu bò dĩ nhiên là thịt bò, nhưng người thợ chính cống Vĩnh Tế ít khi nào ra chợ mua thịt làm sẵn mà mua hẳn con bò tơ về để làm thịt. Sau khi làm thịt xong, người thợ để bò nguyên da, rồi dùng rơm đốt cháy xém da bò cho săn lại, gọi là “bê thui”, khi dùng nấu nướng thì ăn luôn da, có vị rất ngọt và bùi bùi miếng thịt.
Món dùng đầu tiên là lòng bò luộc. Lòng bò vốn dai và khó tiêu, do vậy thợ nấu phải luộc với bí quyết riêng mới bảo đảm hai đặc điểm: mềm và dòn. Sau khi luộc lòng bò mềm rồi, người thợ nhúng lòng bò vào một dung dịch pha riêng thì lòng bò săn dòn lại. Nước chấm lòng bò phải là nước mắm nêm có trộn với khóm băm nhuyễn mời đúng điệu cân đối âm dương. Lòng bò luộc ăn cặp với rau sống cuốn dưa leo, muốn tránh khó tiêu phải kèm với khóm có chất bromelin phân giải các tế bào protein của động vật.
Người thợ nấu Núi Sam tự hào nhất là món thịt bò xào lá giang, nước chấm phù hợp là tương hột bằm nhuyễn nêm gia vị, trộn với sả ớt bằm nhỏ cho dễ tiêu thực. Cái cốt lõi của món này nằm ở lá giang. Cùng là món thịt bò xào lá giang, nhưng dùng lá giang miệt Nhà Bàn – Tịnh Biên thì khẩu vị hơi khác và dùng lá giang miệt miền đông Thủ Đức – Biên Hòa thì người sành ăn nếm qua là biết được ngay. Lợi dụng vị chua của lá giang, người thợ nấu hái lá rửa sạch, xắt thành sợi, xào với thịt bò, thêm vào nước cốt dừa, đậu phộng rang đâm nhỏ. Món này chua chua ngọt ngọt lại béo ngậy, có mùi thơm đặc sắc, nếm qua một lần nhớ mãi không quên...
ST
Comment