Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Món Ăn Ngày Tết

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Món Ăn Ngày Tết

    “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
    Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”


    Từ lâu đã không thể thiếu được trong món ăn Tết cổ truyền của người Việt Nam.

    Cho nên ba ngày Tết, trong nhà ai ai cũng có ít nhất 2 món này, ngoài thịt Kho , Hủ qua nhồi thịt và trái cây, bánh mứt hoa đào, hoa mai đầy nhà

    Trước tiên là món bánh chưng xanh,


    Chuẩn bị vật liệu:



    Bánh chưng là món ăn cổ truyền không thể thiếu trong dịp lễ tết của người dân Việt Nam.

    Để gói được bánh chưng bạn cần phải mua những vật liệu sau:


    – Lá dong: Chọn loại lá bánh tẻ (không quá già hoặc quá non) thì mới dễ gói và cho bánh màu xanh đẹp, khổ lá rộng vừa phải, mỗi bánh chọn 4 chiếc lá. Truớc khi gói bánh, cần ngâm lá vào một chiếc chậu to chừng 30-45 phút, sau đó dùng khăn mềm để cọ rửa cả hai mặt lá cho sạch. Lá rửa xong rồi, dựng lên cho ráo nước. Sau đó dùng khăn khô và sạch lau lá cho thật khô, dùng dao sắc cắt bớt gân lá cho lá mềm, dễ gói, rồi mới bắt đầu gói bánh. – Lạt: Lạt gói bánh chưng là loại lạt dang, mỏng, mềm và dẻo dai. Mỗi một chiếc bánh cần khoảng 2-4 chiếc lạt tuỳ bạn muốn buộc hình chữ thập (2 lạt) hay hình vuông (4 lạt) trên bánh. – Gạo nếp: Bạn hãy chọn loại nếp có hạt đều, mẩy ngon nhất là loại nếp cái hoa vàng, vừa thơm vừa dẻo. Loại gạo nếp nương của Điện Biên cũng rất thơm ngon. Gạo phải ngâm ít nhất là 8 tiếng rồi mới đãi sạch sạn, để cho ráo nước, rồi mới gói bánh. Mỗi chiếc bánh có thể gói từ 0,5 đến 1kg gạo, tuỳ độ to nhỏ mà bạn thích. – Đỗ xanh: Chọn loại đỗ xanh tiêu, hạt nhỏ, ruột vàng thì sẽ thơm ngon hơn. Đỗ xanh xay vỡ, ngâm trong nước chừng 1-2 giờ rồi đãi sạch vỏ xanh, đồ chín, đánh tơi để làm nhân bánh. Tỷ lệ thông thường là “8 gạo : 2 đỗ”. Loại đỗ này bạn có thể mua tại các chợ quê với giá 20- 21.000 đ/kg. – Thịt lợn: Chọn loại thịt 3 chỉ hoặc thịt vai sấn thì mới ngon; không nên chọn loại thịt quá nạc. Thịt rửa sạch thái thành các miếng dài chừng 5-7 cm, dày chừng 0,5 cm, ướp muối tiêu cho ngấm chừng 15 phút trước khi gói bánh.

    Cách làm:


    – Sau khi đã chuẩn bị đủ nguyên liệu rồi bạn hãy lấy một chiếc mâm rộng, xếp lá một bên, lạt một bên, gạo và đỗ, nhân thịt lợn để phía trước.


    Sau khi đã chuẩn bị đủ nguyên liệu rồi bạn hãy lấy một chiếc mâm rộng, xếp lá một bên, lạt một bên, gạo và đỗ, nhân thịt lợn để phía trước.


    Đổ một nửa gạo lên trên hai tàu lá đó, cho một nửa đỗ, xếp nhân thịt lợn (hai miếng), rồi phủ nửa đỗ, sau đó là nửa gạo lên.

    – Chọn hai chiếc lá to đặt song song, sao cho mặt lá không có gân lá quay ra ngoài; xếp hai chiếc lá khác lên trên hai lá này theo hình chữ thập, mặt lá không có gân lại quay lên trên để khi gói bánh sẽ xanh đẹp hơn. Đổ một nửa gạo lên trên hai tàu lá đó, cho một nửa đỗ, xếp nhân thịt lợn (hai miếng), rồi phủ nửa đỗ, sau đó là nửa gạo lên. Cuộn lá dong lên gói bánh, sau đó bẻ hai đầu cho vuông thành, sắc cạnh. Gói tiếp bằng hai chiếc lá bên ngoài, rồi dùng lạt buộc lại cho chắc.


    Gói tiếp bằng hai chiếc lá bên ngoài, rồi dùng lạt buộc lại cho chắc.

    – Khi gói bánh, phải gói chặt tay thì bánh nấu mới rền, dẻo. Nếu gói lỏng tay khi nấu bánh sẽ méo mó và nhão.


    Cách 2


    Nguyên liệu:



    Bánh chưng xanh đã trở thành nhịp cầu nối con cháu với tổ tiên.
    - 400 g nếp - 250 g thịt ba rọi - 100 g đậu xanh - 6 củ hành ta - Muối, tiêu, đường, nước mắm ngon - 1 xấp lá chuối tươi/ đông lạnh/ lá dong - 12 dây bố, hoặc dây nhựa trong

    Chuẩn bị các thứ cần thiết trước khi gói bánh:


    Lá dong: Rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau thật khô. Rửa càng sạch bánh càng đỡ bị mốc về sau. Trước khi gói lá dong được người gói bánh dùng dao bài mài thật sắc (loại dao nhỏ chuyên dùng để gọt) cắt lột bỏ bớt cuộng dọc sống lưng lá để lá bớt cứng, để ráo nước (nếu lá quá giòn có thể hấp một chút để lá mềm dễ gói). Gạo nếp: Nhặt loại bỏ hết những hạt gạo khác lẫn vào, vo sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối trong thời gian khoảng 12-14 giờ tùy loại gạo và tùy thời tiết, sau đó vớt ra để ráo. Có thể xóc với muối sau khi ngâm gạo thay vì ngâm nước muối. Đỗ xanh: Đỗ làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ, ngâm nước ấm 40° trong 2 giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo. Nhiều nơi dùng đỗ hạt đã đãi vỏ trong khi những nơi khác cho vào chõ đồ chín, mang ra dùng đũa cả đánh thật tơi đều mịn và sau đó chia ra theo từng nắm, mỗi chiếc bánh chưng được gói với hai nắm đậu xanh nhỏ. Cũng có một số nơi nhét sẵn thịt lợn vào giữa nắm đỗ. Thịt lợn: Thái thành miếng to bản và dài, tẩm ướp chút muối, hạt tiêu bột (tốt nhất là hạt tiêu đã được rang thơm, tán nhỏ), hành củ, không dùng nước mắm khi ướp.

    Cách gói bánh chưng đẹp: - Đầu tiên là phải có khuôn gỗ. Khuôn gỗ phải hình vuông, không đáy, không nắp. - Bánh gói khuôn quan trọng là cách xếp lá và bẻ mép lá cho khéo thì bánh ra rất đẹp. Gói khuôn sẽ cần 6 lá cho 1 bánh. - Lá sau khi lau sạch, tước bỏ sống lá thì cắt bỏ gốc lá và đầu lá sao cho khi gấp đôi lá lại sẽ có chiều dài bằng với chiều dài khuôn. - Lá sau khi cắt, gấp đôi theo chiều dọc - Sau đó gấp đôi theo chiều ngang - Xếp 2 sợi lạt thành hình chữ thập rồi cho khuôn lên.Cầm lá cho vào 1 bên cạnh khuôn - Mở lá ra theo chiều dọc, cho mép lá kia sát cạnh khuôn cùng bên. Lá sẽ tạo thành 1 góc vuông - Phần mép lá nằm phía dưới thì bẻ mép 2 cạnh lá lại, tạo thành hình tam giác dưới đáy - Dùng 1 lá khác lặp lại như vậy với góc đối diện - Dùng thêm 2 lá cho vào hai góc còn lại, 2 lá này khi cho vào phần mép phía dưới không cần bẻ mép lá thành hình tam giác nữa mà mở hẳn ra. Mở ra để tạo thành đáy cho nếp lên trên - Dùng thêm 1 lá không cần xếp cho hẳn vào trong khuôn. Mục đích là tạo nên 1 lớp đáy chắc chắn, khi nấu bánh lâu, bánh sẽ không bị xì ra - Cho nếp, đậu, thịt lên lá - Trên cùng là lớp nếp và thêm 1 lá đậy hẳn lên trên nếp. Xếp các mép lá thừa lại cho gọn, xếp 2 bên rồi xếp lại lần nữa. Lấy khuôn ra khỏi bánh ( cách dễ nhất là nhấc khuôn ra và kéo khuôn đeo vào tới khuỷu tay, khi bánh cột 1 sợi lạt rồi thì mới cho khuôn ra ngoài hẳn). - Cột 3 lạt ngang - Cột thêm 2 lạt nữa là thành bánh như trong hình, về hình dáng khi gói bánh bằng khuôn lúc nào nhìn cũng đẹp hơn là không gói khuôn.

    Chúc các bạn thành công!

  • #2
    Cách muối dưa hành trắng giòn kiểu truyền thống

    Nguyên liệu:
    - 300g củ hành trắng
    - 200ml dấm ăn
    - 100ml nước lọc
    - 50g đường
    - 40g muối
    - Nước vo gạo


    Cách làm:



    Bước 1:
    Hành mua về ngâm nước vo gạo để qua đêm.





    Bước 2: Hòa 20g muối với 1,5 lít nước. Cắt rễ hành, bóc vỏ, rửa qua nước muối rồi trút ra rổ để ráo nước.





    Bước 3: Nấu nước dấm: cho 200ml dấm, 100 nước, 50g đường, 20g muối vào nồi đun sôi, khi đường tan hết thì tắt bếp để nguội. Xếp hành vào lọ, dùng tăm hay que tre chèn trên mặt trước khi đổ nước muối vào để hành không bị trồi trên mặt nước.





    Bước 4: Để hành nơi khô ráo thoáng mát, khoảng 3-4 ngày là dùng được.





    Với cách muối dưa hành này, ngày Tết gia định bạn tha hồ thưởng thức nhé!








    Chúc các bạn thành công với cách muối dưa hành trắng chua ngon, giòn giòn nhé!

    Comment


    • #3
      Đó là là Tết ở miền Bắc

      Miền Nam thì có bánh Tét và dưa kiệu


      ---&---

      Cách gói bánh tét lá chuối nhân thịt đậu xanh thơm ngon đẹp mắt thật không đơn giản chút nào đòi hỏi các bạn phải có bí quyết cũng như kỹ thuật riêng thì món bánh mới hoàn hảo nhất. Nhưng các bạn đừng quá lo lắng chỉ cần làm theo hướng dẫn cách gói bánh tét lá chuối nhân thịt đậu xanh dưới đây thì khả năng thành công rất cao. Hãy cùng mecuteo.vn tham khảo để có thêm kinh nghiệm gói bánh tét ngon nhất chiêu đãi cả nhà mang đậm nét truyền thống văn hóa của người Việt Nam nhé!

      Nguyên liệu gói bánh tét lá chuối nhân thịt đậu xanh

      • 2 Ký nếp ngon
      • Lá chuối hột
      • Dây lạt
      • 700 g đậu xanh cà
      • 800 g thịt ba rọi
      • Hành tím, tiêu, muối ( Bột ngọt)

      Cách gói bánh tét lá chuối nhân thịt đậu xanh ngon

      Bước 1: Phần lá chuối gói bánh tét

      • Lựa mua lá chuối hột rộng khổ, lá tốt không bị rách nhiều, rửa lá sạch bụi, phơi lá ra nắng cho lá mềm.
      • Chuẩn bị dây lạt ngâm nước cho mềm.
      • Vo nếp thật sạch, trước đó ngâm, trước vài tiếng, đãi sạch. Sau đó đem gạo ướp muối, có độ đậm nhạt vừa phải, bạn muốn khi tét bánh tét có màu xanh tự nhiên thì lấy một ít là rau ngót giã nguyễn, bỏ tí nước là lọc lấy nước rưới đều lên nếp, bạn trộn cho thật đều màu nhé.

      Bước 2: Phần nhân đậu xanh gói bánh tét

      • Đậu cà ngâm cho mềm, đãi vỏ lại cho thật sạch, xong nấu cho thật chín, đem xào với hành tím với chút dầu hay mỡ, nếm gia vị muối , tiêu, đường, bột ngọt. Sau đó bạn vò viên nhân đậu xanh.
      • Đối với thịt mỡ bạn thái bỏ phần da đi, sau đó cắt thịt mỡ như ngón tay nhé. dài khoảng 3-4 cm.
      • Ướp thịt mỡ với 1 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê hạt tiêu cùng vài củ hành tím bằm nhuyễn trong khoảng 30 phút cho thịt thấm đều. Còn nếu bạn dùng mỡ thì sau khi ướp bạn phơi nắng cho mỡ trong thì bánh nhìn sẽ ngon hơn.

      Bước 3: Gói bánh tét bằng lá chuối

      • Xé lá chuối thành từng miếng 40cm x 40cm. Tùy theo lá lớn hay nhỏ thì xé theo khổ của nó.
      • Xếp 2 lượt lá ngang, 2 lượt lá dọc nằm xen vào nhau , xếp cho lớp lá lớn nằm giữa.




      • Xúc nếp đổ vào giữa lá, dàn đều nếp ra theo chiều dài, cho đậu xanh, nhân thịt vào giữa .
      • Nắm một mép lá ( theo chiều dài) dựng lên, xúc nếp đổ thêm cho phủ nhân .
      • Sau đó nắm hết 2 mép lá gấp lại, cuộn tròn. Cuộn cho bánh hơi chặt tay, cột sơ sợi lạt ở giữa bánh.




      • Bẻ 1 đầu lá gập lại, dựng đòn bánh lên, dọng đòn bánh cho nếp dồn lại , gấp đầu lá xuống, bẻ lá cho kín.
      • Xé 2 miếng lá chuối nhỏ bịt đầu bánh theo hình chữ thập, cột dây lạt.
      • Trở đầu đòn bánh lại, và cũng gấp lá lại như đầu kia.
      • Đặt đòn bánh xuống, lăn bánh cho tròn, vỗ bánh cho chắc, cột dây cách đều nhau, xiết bánh cho chặt.




      Bước 4: Nấu bánh

      • Cho lá chuối dư xuống đáy nồi, xếp bánh tét đã gói xong cho vào nồi, đổ nước ngập bánh, đun lửa nấu liên tục. Thường nhà mình hay dùng củi khô và to để nấu bánh.
      • Bánh được nấu trong khoảng 8 giờ với lửa thật to. Khi nước cạn dần, bạn có thể thêm vào cho đầy nồi bánh. Tùy theo số lượng bánh nhiều hay ít, sẽ nấu bánh lâu hay mau.
      • Bánh chín, vớt bánh ra cho ráo nước. Treo bánh vào nơi thoáng sẽ để được bánh trong thời gian lâu hơn.




      Với cách gói bánh tét lá chuối nhân thịt đậu xanh thơm ngon đẹp mắt trên đây đòi hỏi bạn phải có đôi tay khéo léo cộng với khả năng thành thạo thì khả năng thành công cao hơn. Hãy nhanh chóng bắt tay vào gói bánh tét như trên để có món bánh ngon truyền thống đãi khách. Chúc bạn thành công và đừng quên đồng hành cùng mecuteo.vn để biết thêm nhiều món ăn ngon nhé!

      Comment


      • #4


        Nguyên liệu muối dưa kiệu

        • 1 kg củ kiệu
        • 200 g đường
        • 1/2 lít dấm
        • 1 bát muối trắng
        • 1 thìa vôi trắng, 1 thìa phèn chua, 1 bát tô tro bếp.
        • 10 quả ớt đỏ tươi

        Cách muối dưa kiệu giòn ngon chua ngọt

        Bước 1: Làm sạch kiệu

        • Kiệu đem cắt bỏ phần rễ và lá sau đó đem phơi 1 ngày nắng và mang vào cắt rễ và cuốn sạch sẽ một lần nữa. Hoà 1 thìa phèn chua với 1 lít nước ấm.




        Bước 2: Loại bỏ mùi hăng

        • Hoà 1 thìa vôi trắng với 1 lít nước để lấy nước vôi trong. Hoà 1 tô tro bếp với nước, để tro lắng lấy nước trong.
        • Sau đó, cho kiệu vào ngâm với nước tro 1 đêm để bớt đi vị hăng. Sáng sớm mai, đem kiệu xả sạch với nước lạnh rồi để ráo.
        • Ngâm kiệu vào nước phèn chua, phơi ra nắng buổi sáng sớm khoảng 4 tiếng.
        • Sau đó, vớt kiệu, xả sạch, đem ngâm vào nước vôi 2 giờ nữa.

        Bước 3: Phơi kiệu

        • Đổ kiệu ra rổ, đem phơi cho đến khi kiệu hơi héo bề mặt.
        • Hòa đường vào với giấm rồi đun sôi, để nguội.
        • Ớt tươi, bổ đôi, bỏ hạt, thái lát vừa ăn.


        Bước 4: Ngâm kiệu

        • Xếp kiệu và ớt vào lọ thủy tinh, đổ hỗn hợp nước đường và giấm vào sao cho ngập hết kiệu.
        • Để sau 10 ngày là dùng được.
        • Nếu bạn dùng món này trong thời gian dài, có thể nấu nước đường và giấm mới, sau đó cho vào kiệu để tránh không bị chua và đóng váng trên bề mặt.
        • Các công đoạn làm kiệu hơi mất thời gian nhưng món kiệu của bạn sẽ thơm ngon và giòn hơn những cách làm thông thường.

        Cách muối dưa kiệu chua ngọt ngon giòn không hăng cho ngày tết trên đây thật chi tiết cụ thể cho các bạn có thể thực hiện theo phải không nào? Hãy nhanh chóng trổ tài nấu nướng của mình với món dưa kiệu này cho cả nhà ngon miệng hơn trong mỗi bữa cơm. Chúc bạn thành công và đừng quên đồng hành cùng mecuteo.vn để biết thêm nhiều thông tin món ăn ngon mỗi ngày nhé!

        Comment


        • #5
          Làm Nem Tai Trộn Thính Nhâm Nhi Đón Năm Mới

          Nem tai trộn thính - món ngon được nhiều người ưa thích


          Nem tai trộn thính là món ăn khá phổ biến trong những ngàyTết của người miền Bắc. Đây cũng là món nhậu được nhiều người yêu thích.


          Nguyên liệu:
          - Tai lợn
          - Thính gạo
          - Riềng, tỏi, ớt, lá chanh
          - Lá sung, húng quế, kinh giới


          Nguyên liệu cho món nem tai trộn thính


          Cách làm:

          - Tai lợn cạo sạch lông, bóp với muối, dấm, chanh để khử hết mùi hôi rồi đem luộc chín. Sau khi luộc chín vớt ra, ngâm ngay vào 1 bát nước lạnh, tai lợn sẽ trắng, không bị thâm đen và có độ giòn hơn.
          - Đợi tai nguội, dùng dao thái tai thành những lát thật mỏng, như vậy nem sẽ ngon hơn. Riềng, tỏi giã nhỏ. Các loại rau thơm đem cắt khúc. Ớt thái lát, lá chanh thái chỉ.
          - Phần tai lợn bóp trộn với riềng, tỏi, lá chanh và lượng gia vị sao cho vừa miệng. Khi cảm thấy tai đã ngấm các gia vị, từ từ rắc thính gạo vào, vừa rắc vừa trộn đến khi thính bám, phủ đều thì dừng lại. Cuối cùng cho rau và ớt (cũng có thể bỏ ăn kèm)


          Với nem tai các bạn có thể thưởng thức nhâm nhi với bia hoặc cuốn kèm rau sống, lá sung, bánh tráng và chấm nước mắm tỏi ớt pha chua ngọt rất tuyệt.



          Theo Huyền Na (Đời sống & Pháp luật)

          Comment


          • #6

            Sis PP ui !! topic này đúng lúc cho mí ngày gần Tết .. Bụi treo nó lên cho đến Tết nha ... cho mọi người dễ thấy & tìm ... and ai có món gì ngon nấu cho mí ngày Tết mang vào share luôn hén ...

            Sis PP or sis Phng or sis binhyentrongtim có món gì lạ lạ để nấu cho Tết nhớ bày thêm nha ... để Bụi mang về ... xúi mẹ Bụi nấu




            Comment


            • #7
              Cách luộc gà cúng ngon, đẹp mắt đón Tết Nguyên đán

              Bạn cần tỉ mỉ ngay từ khâu chọn gà, thịt gà đến khâu luộc và trang trí gà sao cho đẹp mắt, chín đều và không bị nát.

              Chọn gà trước khi luộc



              Muốn món gà luộc không bị nát, bạn cần chú ý ngay từ khâu chọn gà. Khi chọn gà để luộc, nhất là trong những bữa cơm ngày Tết, bạn nên chọn gà khỏe mạnh, có mào đỏ tươi, lông mượt, trông gà vẫn còn nhanh nhẹn và linh hoạt. Mỏ gà không có hiện tượng chảy nhớt. Chân gà thẳng, sáng bóng và có màu vàng đều.
              Trước khi thịt gà nên vạch lông gà kiểm tra da gà thấy mềm mại, bóng bẩy. Nhìn dưới cánh gà có thể nhìn thấy được thịt, tia máu vì da gà mỏng, dưới cánh không có mỡ là được. Món gà luộc sẽ ngon hơn khi gà được chọn cẩn thận. Khi chọn gà nên lật cánh gà kiểm tra xem gà có bị tiêm thuốc không, nếu có chấm đỏ, xung quanh bị phồng lên, có vệt đen thì không nên chọn.






              Trước khi luộc gà cúng




              Nhiều chị em ngại làm gà ở nhà nên khi mua gà xong, nhờ người bán làm gà sạch rồi mới mang về luộc. Nếu có điều kiện, bạn nên làm gà ở nhà rồi luộc luôn. Như vậy luộc gà cúng sẽ được tươi ngon, ngọt nước. Đầu tiên bạn bóc vỏ hành tím, rửa sạch rồi thả vào nồi nước để luộc gà với 1 muỗng cà phê muối. Cứ mỗi lít nước cho vào 20g hành. Bạn cũng có thể cho thêm nhánh hành củ, như vậy sẽ làm thơm nước luộc gà cúng.








              Kinh nghiệm luộc gà cúng ngon, dáng đẹp, không bị nát




              Trước khi luộc gà các bạn nên dùng tăm để cố định đầu gà sau đó cho gà vào nồi và cho nước lạnh vào ngập hơn so với gà rồi bắt đầu luộc gà trên lửa to. Đợi khi nước sôi thì các bạn điều chỉnh lửa nhỏ lại rồi tiếp tục luộc trong khoảng 10 phút nữa. Sau khi sôi khoảng 10 phút các bạn tắt bếp và đậy vung nồi gà luộc lại khoảng 20 phút nữa thì gà sẽ chín đều.







              Nếu muốn cách luộc gà ngon hơn và dai hơn thì trong quá trình luộc các bạn có thể cho thêm vài lát gừng, hành và hạt nêm. Điều đó sẽ làm cho thịt gà thơm hơn và đậm đà hơn.
              Sau khi gà chính các bạn vớt gà ra và cho gà vào một tô nước có bỏ thêm vài viên đá đợi cho gà nguội hẳn thì cho gà ra rổ để cho ráo nước.
              Các bạn lấy củ nghệ đêm giã nhuyễn rồi vắt lấy nước rồi đem trộn với nước mỡ gà. Dùng một chiếc cọ nhỏ phết nước nghệ lên gà sao cho thật đều.
              Sau khi luộc các bạn sẽ thấy gà thật ngay ngắn, đầu ngẩng cao, da rất bóng mịn và óng ả.



              Trang trí để gà cúng hấp dẫn hơn khi cúng







              Để gà luộc trông mọng, màu da tươi tắn, sau khi vớt ra, nên nhúng ngay vào nồi nước sôi để nguội, nước lạnh càng tốt. Đến lúc gà nguội hẳn mới lấy ra đĩa. Nếu không, da gà sẽ bị khô và xỉn màu. Sau đó, để thịt ráo nước một chút, dùng củ nghệ, giã nhỏ vắt lấy nước trộn với mỡ gà đã thắng quét một lớp lên da, da gà sẽ có màu vàng bóng và căng mượt, trông rất hấp dẫn.

              Theo Mỹ An (Đời sống & Pháp luật

              Comment


              • #8
                Các món ăn có trong mâm cỗ Tết miền Trung




                Ở miền Bắc đón xuân bằng cành hoa đào, bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành…thì miền Trung cũng náo nức đón xuân với cành mai vàng, bánh tét, nem chua, thịt giấm…
                Miền Trung là khu vực có thời thời tiết khí hậu khắc nghiệt nhất thường xuyên xảy ra khô hạn hay lũ lụt nên người dân ở nơi đây vất vả nhất, mặc dù vậy trong dịp tết đến cũng như bao người dân trên tổ quốc thì miền Trung cũng háo hức chuẩn bị các món ăn ngon đón ngày Tết sắp đến. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các món ăn cổ truyền có trong ngày tết ở miền Trung.






                Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Trung – Bánh tét


                Nem chua

                Nem chua một món ăn cũng không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết. Nem được làm từ thịt heo xay nhuyễn trộn với bì heo cùng gia vị, tỏi, lá đinh lăng rồi ủ chua cho lên men đến chín là ăn được. Những miếng nem có vị chua thanh, giòn giòn, cay cay.




                Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Trung – Nem chua

                Giò bò tiêu sọ



                Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Trung – Giò bò tiêu sọ

                Thịt lợn ngâm nước mắm

                Thịt lợn ngâm nước mắm là một món ăn rất được yêu thích và không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết. Món ăn này được chế biến từ thịt heo đem luộc chín, đường quấy với nước mắm. Để nguội các nguyên liệu rồi dùng hũ thủy tinh xếp thịt vào sau đó từ từ đổ nước mắm vào cho ngập miếng thịt , để khoảng 3 ngày thịt ngấm nước mắm là ăn được.




                Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Trung – Thịt lợn ngâm nước mắm

                Tôm chua

                Bên cạnh đó không thể thiếu món Tôm chua 1 đặc sản của Huế.




                Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Trung – Tôm chua

                Bò kho mật mía

                Một món ăn không thể không có là món bò kho mật mía, những miếng thịt bò mềm với mùi thơm của mật mía, vị cay cay của các gia vị gừng, sả, ớt. Đây thực sực là món ăn ngon và hoàn hảo.




                Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Trung – Bò kho mật mía

                Dưa củ kiệu

                Cũng giống như dưa hành của miền bắc thì miền Trung cũng có món ăn không thể thiếu là dưa củ kiệu.





                Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Trung – Dưa củ kiệu

                Bánh tổ

                Một món bánh ngon và hấp dẫn, cũng không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên trong ngày tết là bánh tổ. Bánh tổ được làm từ nếp hương, đường đen, gừng và mè.




                Các món ăn cổ truyền ngày Tết miền Trung – Bánh tổ

                Comment


                • #9
                  Thịt kho tàu với trứng cút hay trứng gà


                  Ngày xưa, khi đến tết cổ truyền thì gia đình nào cũng có 1 nồi thịt kho và thịt kho tàu là một món ăn truyền thống của người việt. Ngày nay, món ăn này không chỉ có trong các bữa ăn ngày tết mà còn là thức ăn hàng ngày trong gia đình Việt. Với những nguyên liệu quen thuộc hàng ngày như là thịt lợn, trứng chim cút kết hợp tạo ra món ăn mới để thay đổi khẩu vị bữa ăn. Trứng cút kho thịt là món ăn lý tưởng cho bữa tối trong mùa đông lạnh. Là một món ăn truyền thống, nhưng không hẳn ai cũng có thể làm món thịt kho tàu một cách ngon nhất.

                  Ở bài viết này kênh cẩm nang gia đình sẽ chia sẻ đến các bạn cách nấu thịt kho tàu cực ngon và dễ thực hiện tại nhà cho bữa cơm gia đình thêm phần thú vị





                  Nguyên liệu nấu thịt kho tàu với trứng cút

                  • Thịt ba chỉ: 500 gr (hoặc thịt chân giò)
                  • Trứng cút: 10-15 quả ( hoặc trứng gà)
                  • Hạt tiêu, mắm, muối, đường
                  • Hành, tỏi



                  Cách kho thịt kho tàu ngon với trứng cút như sau

                  Bước 1: Khi mua thịt nên chọn miếng có cả nạc lẫn mỡ và da thì kho xong thịt sẽ mềm, trông đẹp mắt hơn. Thịt rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Ướp thịt với nước mắm, đường, ít muối và hạt nêm khoảng 30-40p cho thêm ít hạt tiêu, hành, tỏi băm nhỏ giúp thịt thơm hơn.






                  Bước 2:

                  Trứng cút bạn đem luộc chín rồi bóc vỏ, để nguyên quả. Đun nóng dầu rồi cho trứng cút vào rán đều, hoặc để nguyên trứng luộc nấu cũng ngon.








                  Bước 3: Cho khoảng 2 thìa đường vào đun nóng và 1 thìa canh nước, đến khi đường chuyển màu vàng cánh gián thì cho hành phi vào phi thơm.





                  cách nấu thịt kho tàu ngon với trứng cút đúng vị, nguyên liệu đơn giản


                  Cho thịt vào đun cùng,rưới một ít nước mắm lên thịt, rồi đảo đều và đậy kín nắp nồi đun khoảng 5 phút.









                  Bước 4: Khi thịt hơi mềm thì cho trứng cút đã luộc vào. Không nên bỏ trứng vào sớm kho lâu sẽ làm trứng bị chai cứng và đổi màu nâu không ngon. Đun đến khi thị và trứng ngấm gia vị rồi nêm nếm lại cho vừa ăn là được. Tắt bếp, rồi rắc lên 1 ít hạt tiêu.





                  Cách nấu thịt kho tàu với trứng cút ngon và dễ làm



                  Thịt kho tàu có hương vị của thịt kho lâu hòa quyện cùng gia vị nấu chung, tạo nên 1 hương vị đặc trưng. Với cách kho thịt kho tàu thật đơn giản hãy làm cho bữa cơm gia đình thêm phong phú và bổ dưỡng.





                  Cách nấu thịt kho tàu



                  Có rất nhiều cách kho thịt ngon tùy thuộc vào gia vị, nguyên liệu cũng như kinh nghiệm của người đầu bếp. Trên đây là cách nấu thịt kho tàu với trứng cút (hay cách kho thịt kho tàu) mà kênh cẩm nang gia đình muốn chia sẻ đến các bạn yêu nội trợ. Chúc các bạn thành công

                  Comment


                  • #10
                    Cách làm giò xào thơm ngon, đậm đà ngày Tết ( còn gọi là giò thủ)





                    Vào dịp Tết nguyên đán với các món quen thuộc như bánh trưng, gà luộc…thì món giò xào cũng là một trong các món không thể thiếu mâm cỗ cũng ngày tết. Thay vì đi mua thường thì cứ đến ngày 28, 29 Tết bố mình lại tự tay thái thịt và cùng nhau học cách làm giò xào, đây gần như là một nét truyền thống của gia đình cũng như của những người dân quê tôi.


                    Món ăn này được làm từ các bộ phận của thủ lợn, cùng nấm hương và mộc nhĩ, giò xào có vị giòn và thơm ngon của các gia vị gói kèm. Hãy cùng học cách làm giò xào và tự tay mình làm để Tết năm nay có món giò xào thơm ngon, hấp dẫn và đảm bảo an toàn thực phẩm các bạn nhé.







                    Nguyên liệu làm giò xào

                    • Lưỡi lợn: khoảng 400g
                    • Thịt chân giò: 300g
                    • Tai lợn: 1 cái khoảng 400g
                    • Mộc nhĩ: 30g
                    • Nấm hương: 50g
                    • Gia vị, mắm, hạt nêm, hạt tiêu, hành khô



                    nguyên liệu


                    Cách làm giò xào chi tiết như sau

                    Bước 1: Mộc nhĩ, nấm hương ngâm vào 1 chút nước ấm rồi rửa sạch sau đó thái nhỏ. Hành khô bóc vỏ đập dập rồi băm nhỏ.




                    mộc nhĩ thái sợi –




                    Thịt chân giò, tai lợn cạo rửa sạch sẽ cho hết lông và mùi hôi, lưỡi lợn bạn đem chần qua nước sôi để dễ cạo bỏ phần màng trắng trên bề mặt lưỡi. Sau đó đun sôi nước cho khoảng 1 thìa dấm và 1 ít muối rồi bỏ tất cả các loại thịt vào luộc qua cho hết những bọt bẩn trong thịt và khi thái sẽ dễ hơn, đun khoảng 2 p thì vớt ra, mang xả qua nước lạnh cho thịt nhanh nguội và không bị thâm.





                    luộc qua thịt



                    Bước 2: Thái các loại thịt thành từng miếng mỏng rồi ướp thịt với 1 ít mắm, hạt nêm và gia vị trong khoảng 30p.





                    ướp thịt



                    Bước 3: Cho 1 ít dầu vào chảo đun nóng rồi cho hành vào phi thơm, sau đó cho thịt vừa ướp vào xào cùng. Đảo đều tay khi xào và để lửa vừa cho thịt được chín đều, cho thêm 1 chút mắm vào thịt cho vừa ăn vì mắm sẽ làm cho thịt dậy mùi và thơm hơn xào trong khoảng 10p đến khi thịt săn lại. Sau đó cho nấm hương và mộc nhĩ đã thái nhỏ vào xào cùng, khi thịt hơi cháy cạnh, tất cả nguyên liệu chín và ngấm gia vị thì rắc 1 chút hạt tiêu vào đảo đều rồi tắt bếp. Bạn cần chú ý trong khi xào thịt nếu xào quá kỹ thì giò sẽ khô, thịt xào chưa đủ độ thì giò sẽ không được thơm. Vì thế chỉ xào đến khi thịt tiết mỡ và hơi cháy cạnh là được.





                    cach lam gio xao ngon xào thịt




                    Bước 4: Bạn cần chuẩn bị sẵn vài tấm lá chuối rửa sạch và hơ qua lửa cho lá mềm, cuốn thịt sẽ dễ dàng hơn. Khi thịt vừa xào xong, trong khi vẫn còn nóng nhanh tay cho thịt ra lá đã được chuẩn bị sẵn rồi gói lại và dùng lạt buộc cho chắc. Sau đó sử dụng các vật nặng để ép giò như thới gỗ, nồi…với cách này thì bạn không cần để trong tủ lạnh mà vẫn có cây giò chắc nịch và để được lâu.
                    Nếu không có lá chuối bạn có thể sử dụng bằng chai nhựa hoặc khuôn bằng inox: Khi thịt còn nóng dùng thìa xúc thịt và khuôn, vừa cho thịt vào vừa dùng thìa ấn thit xuống. Sau đó vặn vít để nén thịt, để nguội rồi cho vào tủ lạnh khoảng 1-2h.





                    Cách làm giò xào – cho thịt vào khuôn



                    Cách làm giò xào cũng không quá phức tạp chỉ cần 1 chút khéo léo, tỉ mỉ là bạn đã có 1 cây giò thơm ngon. Những miếng giò béo ngậy , giòn sần sật đậm đà cùng với vị thơm của hạt tiêu. Đây sẽ là món ăn rất ngon để bạn trổ tài trong dịp tết sắp đến hoặc có thể sử dụng để làm quà biếu. Chúc bạn thành công và ngon miệng với món giò xào!







                    PS: Món này PP kinh nghiệm là lổ tai heo nên làm thật kỷ, vì lông heo có thể gây dị ứng
                    Last edited by Poupi; 24-01-2016, 05:10 AM.

                    Comment


                    • #11
                      Tré - món ngon ngày Tết của người miền Trung

                      Trước Tết vài ngày, người miền Trung thường gói sẵn rất nhiều tré để nhâm nhi trong mâm cơm năm mới.






                      Nguyên liệu:
                      - 1 cái tai heo tầm 300g
                      - 1 cái mũi heo đã lọc bỏ xương tầm 350g
                      - 200g thịt ba chỉ
                      - 200g bì lợn
                      - 2 thìa canh thính gạo
                      - Riềng, vừng, muối, đường, nước mắm, ớt bột, ớt qủa, giấm, lá chuối, dây để buộc
                      - 2 - 3 tép tỏi.

                      Cách làm:






                      Bước 1:


                      - Tai và mũi heo rửa thật sạch với giấm pha muối, dùng tay chà hỗn hợp giấm muối vào lỗ tai heo, để khoảng 10 phút sau đó rửa lại cho thật sạch.


                      Bước 2:


                      - Thịt ba chỉ rửa sạch, cho vào nồi, đun sôi khoảng10 - 15 phút thì tắt bếp, đậy kín nắp nồi khoảng 8 phút sau đó vớt ra thả miếng thịt vào âu nước đá lạnh để phần bì được trong và dai.
                      - Tai và mũi heo cho vào nồi, đổ nước ngập mặt, đun sôi, luộc chín.


                      Bước 3:


                      - Bì rửa sạch, đun nồi nước sôi, thả bì vào luộc khoảng 7 - 12 phút, đậy kín nắp nồi, để khoảng 3 phút sau đó thả bì vào âu nước đá lạnh để phần bì được dai, vớt ra để ráo nước thái sợi mỏng.

                      Bước 4:

                      - Riềng cạo vỏ rửa sạch, thái sợi thật nhỏ. Bạn nên chọn riềng củ non để trộn lẫn với hỗn hợp thịt thì khi ăn sẽ không còn lợn cợn phần xơ của riềng. Tỏi bóc vỏ, giã nhuyễn.

                      - Cho vào chảo khoảng 2 thìa canh vừng, rang thơm, giã thô.
                      Bước 5:
                      - Phần tai, mũi và thịt ba chỉ sau khi luộc chín, vớt ra thái sợi thật mỏng.
                      - Trộn hỗn hợp thịt đã thái vào âu sạch, thêm bì lợn, một thìa nhỏ ớt bột, ớt quả cắt nhỏ, vừng giã thô, tỏi và thính gạo vào âu.
                      Bước 6:
                      - Tay đeo găng nilon sạch, dùng tay trộn đều hỗn hợp thịt vào với nhau.
                      Bước 7:
                      - Cho vào nồi nhỏ khoảng 2 thìa canh nước mắm và một thìa canh đường, đặt lên bếp đun sôi đến khi phần nước mắm đường hơi sánh kẹo lại.
                      Bước 8:
                      - Thì nhanh tay đổ hỗn hợp nước mắm vào âu thịt ở bước 6, tay đeo nilon vào trộn thật nhanh tay.
                      - Lúc này bạn nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn, nếu nhạt có thể thêm vào muối, hoặc nước mắm. Nếu mặn bạn có thể thêm đường cát trắng. Phần gia vị bạn nêm cho đậm đà, nếu nêm quá nhạt thì phần thịt sẽ khó lên chua và nhanh nổi mốc.
                      Bước 9:
                      - Lá chuối rửa sạch, để thật ráo, xé từng miếng theo chiều gang bằng gang tay, dùng thìa múc một ít hỗn hợp thịt đặt lên trên bề mặt lá chuối. Nếu có lá ổi bạn có thể đặt 1 lá ổi ở bên trên bề mặt lá chuối, sau đó múc thịt cho lên trên.
                      Bước 10:
                      - Gấp hai bên mép lại, dùng tay cuộn thật chặt và cuốn tròn lại, dùng cọng dây chun hay sợi dây nilon cột lại cho chặt, cuộn thịt thật kín, nếu hở thì phần thịt nhanh bị mốc.
                      Bước 11:
                      - Dùng dây nilon buộc thành từng xâu, treo ở nơi thoáng, để từ 2 đến 3 ngày là có thể dùng được.
                      - Món ăn có vị chua chua, cay cay, chấm cùng tương ớt thì càng ngon.
                      Cún Khang

                      Comment


                      • #12
                        Cách làm chả trứng ngũ sắc thơm ngon đẹp mắt đón tết



                        Cách làm chả trứn ngũ sắc thơm ngon đẹp mắt đón tết cho mâm cỗ cúng gia tiên của gia đình mình thêm phần hấp dẫn hơn rất nhiều nhé. Chả trứng ngũ sắc món ăn thơm ngon giòn hấp dẫn với vẻ ngoài hấp dẫn cuốn hút làm cho ta phải thèm chảy nước miếng. Sau đây là công thức cách làm chả trứng ngũ sắc thơm ngon hấp dẫn cho gia đình bạn nhé
                        Nguyên liệu làm chả trứng ngũ sắc thơm ngon hấp dẫn :

                        • + 100 gr thịt heo xay
                        • + 200 gr tôm không vỏ
                        • + 4 cái nấm mèo thái sợi
                        • + 1/2 củ cà tốt thái nhỏ
                        • + 1 nhánh hành hành lá thái nhỏ
                        • + 1 muỗng canh dầu hào
                        • + 1 muỗng cà phê nước mắm
                        • + 1 chút bột nêm
                        • + 2 lòng đỏ trứng gà đánh tan cùng chút xíu nước mắm.
                        • + 2 lá rong biển
                        • + 1 muỗng canh tinh bột bắp

                        Hướng dẫn cách làm chả trứng ngũ sắc thơm ngon hấp dẫn :

                        Bước 1 : Bạn mua tôm về đem rửa thật sạch sau đó đem cho vào ngắn đã của tủ lạnh để khoảng nửa tiếng nhé. Rồi tiếp tục đem cho vào máy xay nhuyễn ra. Sau đó đem cho thịt cùng cá gia vị vào xay chung thật nhuyễn cuối cùng thu được thành phẩm dẻo dai



                        Bước 2 : Bạn đem cho tôm và thịt xay ra bát cho cà rốt nấm mèo, hành bột bắp vào và đem trộn thật đều lền nhé






                        Bước 3 : Bạn đem bắc chảo lên bếp sau cho một chút dầu ăn vào. Đun cho dầu nóng lên thì đem cho trứng vào chiên vàng đều rồi để riêng ra đĩa






                        Bước 4 : Tiếp tục làm theo hướng dẫn làm chả trứng ngũ sắc ngon hấp dẫn. Sau đó bạn đêm lấy lá rong biển đặt lên mặt trứng nhé, rồi tiếp tục cho tôm và thịt xay vào, sau đó đem dàn đều ra và cuộn tròn lại như bạn cuộn phở cuốn vậy. Cuối cùng lấy giấy kiếng gói cây chả lại nhé



                        Bước 5 : Cuối cùng bạn chuẩn bị 1 nồi nước sôi, đem cho cuộn chả rong biển vào hấp khoảng nửa tiếng. Thời gian hấp dài hay ngắn còn tùy thuộc vào cuộn chả của bạn to ha bé nữa nhé. Khi chả trứng ngũ sắc đã chín bạn đợi cho nguội rồi đem thái khoanh và đem xếp ra đĩa trang trí dưa leo cho đẹp mắt nhế. Như vậy bạn đã có được món chả cuốn ngũ sắc món ăn ngon ngày tết hấp dẫn thú vị rồi







                        Chả trứng ngũ sắc


                        Ngày Tết, ngoài các món chả lụa, chả gà thì món chả trứng cuộn rong biển là món ăn mới lạ và khá hấp dẫn trong bữa cơm gia đình. Chả trứng thơm giòn cực kì hấp dẫn, với nguyên liệu kết hợp từ rau củ và thịt, tôm sẽ khiến bạn ăn mãi vẫn không thấy ngán. Cùng bắt tay vào làm nhé

                        Comment


                        • #13
                          Khổ qua nhồi thịt ngày Tết


                          Khổ qua là món canh thanh mát, nhẹ bụng lại có thể chuẩn bị rất nhanh - quả là rất thích hợp cho những ngày Tết.

                          Khổ qua xưa nay vẫn là món ăn truyền thống ngày tết. Khi các bà, các mẹ trịnh trọng đặt bát khổ qua xanh mát trên bàn thờ gia tiên thì đó cũng là thời khắc thiêng liêng mong mỏi một năm cũ trôi qua mang theo bao muộn phiền, khổ đau để năm mới đến thật nhẹ nhàng, thanh thản. Nếu bạn không tin điều đó thì vẫn có một lý do rất thực tế để đặt bát khổ qua trong mâm cơm xum vầy đầu năm: đó là món canh thanh mát, nhẹ bụng lại có thể chuẩn bị rất nhanh - quả là rất thích hợp cho ngày tết.
                          Và bạn mong muốn một bát canh khổ qua thật ngon miệng? Đầu bếp của khách sạn 5 sao Renaissance Riverside Saigon sẽ hướng dẫn bạn cách nấu:


                          Nguyên liệu:
                          - 600 gr khổ qua
                          - 300 gr thịt nạc dăm
                          - 4 tai nấm mèo
                          - 3 củ hành tím
                          - 1,5 lít nước dùng

                          - Gia vị: hạt nêm, tiêu, nước mắm


                          Cách làm:



                          - Cắt khổ qua làm đôi, móc ruột, chần qua nước sôi, xả lại nước lạnh, để ráo. Băm nhỏ hành tím. Ngâm nở nấm mèo, thái nhuyễn.
                          - Băm nhuyễn thịt nạc, trộn đều với hành tím, nấm mèo. Nêm 2 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh nước mắm, ½ muỗng cà phê tiêu. Nhồi thịt vào khổ qua.
                          - Đun nước dùng, cho khổ qua vào hầm. Vớt bọt khi nước sôi, hạ lửa để nước sôi riu riu. Nêm 1 muỗng cà phê hạt nêm, nấu cho khổ qua chín mềm. Nêm lại cho vừa ăn.
                          - Múc khổ qua ra tô, rắc tiêu, trang trí với hành ngò. Dùng nóng. Dọn kèm nước mắm ngon.
                          - Có thể thay thế khổ qua nhồi thịt bằng khổ qua nhồi hải sản (tôm, cua, mực) hay khổ qua nhồi cá thác lác, chạo cá ba sa...
                          Đoan Nhật
                          Ảnh: Hoàng Thụy


                          PS: Nếu các bạn thích thì để thêm tôm vào trong thịt nhồi, thịt sẻ có độ dai hơn

                          Comment


                          • #14
                            Têt, bánh tét , bánh chưng hình như không thiếu trong mọi gia đình, nên loại bánh này rất đa dạng, PP đã được thường thức những loại bánh tét sau đây, nhưng bnáh tét ngủ sắc thì chưa ?


                            --&---


                            Bánh Tét màu xanh đẹp mắt lại thêm mùi quê hương

                            Bánh Tét chính gốc Trà Vinh

                            Cắt từng lát bánh ta cảm nhận được độ mềm dẻo của nếp, mặt cắt rất mịn màng, màu xanh nhạt đẹp mắt, cắn từng miếng nhỏ ta sẽ cảm nhận được vị ngọt và dẻo của nếp, đậu xanh, thịt mỡ béo béo, mùi thơm của rau ngót, trứng vịt muối mặn mặn, kèm thêm một ít tôm khô, dưa kiệu hay dưa cải muối sẽ tạo một hương vị ngon ngây ngất khó quên một khi du khách đi qua Trà Vinh không thể không thưởng thức một lần


                            Bánh tét Trà Cuôn đặc biệt của cô Hai Lý – Trà Vinh, món ăn ngon cho ngày tết cổ truyền trở nên ấm áp, trọn vẹn hơn.
                            Đối với người thích những hương vị đậm đà , sự kết hợp giữa bánh tét Trà Cuôn và nước thịt của món thịt kho hột vịt thật tuyệt vời. Cái hương thơm của nếp được dằn lại một cách tinh tế, nhẹ nhàng hòa quyện với cái thanh thanh của đậu xanh, cái ngọt ngọt của nước thịt lẫn nước cốt dừa. Khi ăn cho ta cảm giác thích thú khi cả 3 hương vị hòa làm một trong miệng nhưng cũng chính lúc đó, ta lại cảm nhân được từng hương vị lên tiếng. Trái lại với hương vị đậm đà, những ai yêu sự thanh thoát của món ăn lại tìm đến với nước củ kiệu tôm khô. Vị thanh ngọt của nước củ kiệu không dằn hương vị của nếp thơm xuống mà lại đẩy nó lên cao trên nền của đậu xanh.Thật là một món ăn thanh đạm, tinh tế đến bất ngờ

                            --- & ---


                            Bánh tét ngọt ba màu, hoặc ngủ sắc

                            Đây là loại bánh tét ngọt cho nhưữg người ăn chay trong những ngày Tết, vừa thấy đẹp, và cũng rất ngon



                            bánh tét lá cẩm





                            bánh tét 3 màu có loại làm mặn, có loại làm chỉ đậu xanh cho bánh tét ngọt

                            ---&---

                            Hướng dẫn gói bánh tét nhân chuối



                            Bên cạnh cách gói bánh tét truyền thống, người miền Nam hay học cách làm bánh tét nhân chuối. Bánh tét nhân chuối vừa thơm vừa ngọt, rất hợp với người ăn chay. Cách thức gói và nấu bánh tét chuối cũng như cách gói bánh tét thông thường.

                            Nguyên liệu: -1 kg gạo nếp
                            – 1 ít đậu đỏ, đậu đen (cái này tùy thích)
                            – 1 vài lá dứa, rửa sạch thái nhỏ vắt lấy nước.
                            – 12 trái chuối sứ chín mùi, lột vỏ.
                            – 1 trái dừa tươi nạo ra lấy nước cốt dừa (hoặc dùng 1 lon nước cốt dừa)
                            – 2 muỗng café muối 3 muỗng canh đường Lá chuối tươi rửa sạch, lau khô

                            Cách làm: Bước 1: Chuối sứ chín tỏa mùi thơm nức, bạn lột vỏ chuối rồi cho thêm chút muối + đường vào chuối.




                            Bước 2: Nếp để gói bánh tét ngâm khoảng 6 giờ, vớt ra, xả lại nhiều lần nước lạnh, để ráo. Nếu thích phần gạo nếp có màu xanh, bạn có thể dùng thêm lá dứa. Lá dứa xắt nhỏ, giã nát vắt lấy nước cốt mầu xanh có mùi thơm.



                            Sau đó, bạn bắc chảo nóng, cho nếp vào xào, thỉnh thoảng rưới nước cốt dừa và nước lá dứa vào trộn cho đều, khoảng 15 phút cho nếp hơi ra nhựa thì cho thêm một it nước cốt dừa trộn đều xong nhắc ra khỏi bếp. Nhớ canh sao để nếp đừng bị nhão hay quá chín, chỉ hơi ra nhựa dính nhau để gói cho dễ mà thôi.

                            Bước 3: Lá chuối để gói bánh tét cần được rửa sạch, rồi lau khô. Trong quá trình rửa lá chuối, bạn hết sức nhẹ nhàng tránh để lá chuối bị rách nhé!

                            Bước 4: Bắt đầu học cách gói bánh tét chuối nhé! Hãy cùng xem trình tự cách gói bánh tét sau đây nha! Rải lá chuối rồi cho phần nếp trải đều lên trên. Xúc nếp đổ vào giữa lá, dàn đều nếp ra theo chiều dài. Phần nếp sẽ có màu xanh nếu bạn nấu nếp với lá dứa xoay nhuyễn, để tạo thêm sự phong phú và đẹp mắt cho món bánh tét ngày Tết.





                            Cho chuối sứ vào giữa của bánh tét, cho đủ để chuối và phần nếp cùng độ dài nhé!




                            Dùng dây lạt buộc đều, chặt tay để tạo thành một đòn bánh tét dài và tròn đều.





                            Bước 5: Để luộc bánh tét ngon, bạn cho lá chuối còn thừa xuống đáy nồi, xếp bánh tét đã gói xong cho vào nồi, đổ nước ngập bánh, đun lửa nấu liên tục trong vòng 8- 10 tiếng. Bánh được nấu với lửa thật to. Khi nước cạn dần, bạn có thể thêm vào cho đầy nồi bánh. Tùy theo số lượng bánh nhiều hay ít, sẽ nấu bánh lâu hay mau nhé!




                            Thành phẩm: Bánh tét chín, vớt bánh ra cho ráo nước. Treo bánh tét vào nơi thoáng sẽ để được bánh trong thời gian lâu hơn. Và chúng ta cùng cắt bánh tét nhân chuối ra ăn thử nhé!





                            Bánh tét nhân chuối hấp dẫn người thưởng thức bởi phần nếp mềm thơm, dẻo quánh; nếu dùng thêm nước lá dứa, phần nếp vừa xanh lại thoang thoảng mùi lá nếp thơm lừng. Phần chuối ngọt đậm đà khiến người ăn cứ xuýt xoa khen ngon mãi không thôi. Hương thơm và nét đặc trưng từng nguyên liệu làm bánh tét nhân chuối quyện vào nhau, tạo nên một hương vị đặc trưng rất riêng của ngày Tết tại đồng bằng sông Cửu Long.




                            Chúc bạn thành công!

                            Comment


                            • #15
                              Ở miền Nam, thường ăn kèm với bánh tét là củ cải ngâm nước mắm, có người là củ cải trắng, cũng có người làm với củ cải mặn mà người ta hay gọi là xá pấu


                              ---&---

                              Củ cải ngâm nước mắm





                              Đối với người dân miền Nam, trong mâm cỗ Tết không thể thiếu đĩa củ cải ngâm nước mắm thơm ngon, giòn giòn đậm đà để ăn kèm với bánh tét. Vị thơm ngon của món ăn truyền thống này đã được nhiều người biết đến nên các chị em Việt đều muốn tự học cách làm củ cải ngâm nước mắm thơm ngon này cho mâm cơm ngày Tết thêm hấp dẫn. Đĩa củ cải ngâm nước mắm mặn ngọt, giòn giòn, ăn kèm với thịt cá, bánh trái ngày Tết thì ngon hết ý
                              . Chuẩn bị nguyên liệu để học cách làm củ cải ngâm nước mắm như sau:
                              800g củ cải tươi, 200g cà rốt 250ml nước mắm ngon, 200g đường, 250ml nước
                              Lọ thủy tinh sạch, để khô ráo.

                              Cách làm

                              Củ cải, cà rốt chọn củ to đều, non, không chọn củ già sẽ có xơ.
                              Củ cải, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi xắt thành những miếng dày mỏng tùy ý của bạn nhé!
                              Cách làm củ cải ngâm nước mắm đúng kiểu miền Nam ăn Tết -

                              1 Đầu tiên bạn xắt củ cải, cà rốt thành những miếng mỏng đều nhau.

                              2 Xắt miếng xong bạn cho muối vào bóp cho ra nước, vắt ráo nước và đem phơi. Trời nắng to, chỉ cần phơi trong một buổi là được. Phơi nắng cho đến khi củ cải cà rốt héo khô là được. Công đoạn phơi nắng sẽ giúp củ cải và cà rốt loại bỏ hoàn toàn mùi hăng của củ quả tươi, giúp cho cách làm củ cải ngâm nước mắm ngon và để được lâu hơn.

                              2 Sau đó tận dụng nắng để phơi cho củ cải, cà rốt héo đi nhé!

                              3 Ngâm củ cải và cà rốt khô vào nước ấm cho nở mềm ra, sau đó xả lại nước lạnh rồi vắt ráo, tiếp theo cho vào lọ thủy tinh. Ngâm củ cải bằng lọ thủy tinh có nắp đậy vừa ngon lại không bị ám mùi như lọ nhựa.

                              3 Sau đó bạn xả sạch củ cải, cà rốt phơi khô qua nhiều lần với nước sạch. Sau đó để tất cả khô ráo rồi bỏ vào lọ thủy tinh.

                              4 Món dưa củ cải ngâm nước mắm có thơm ngon hay không là nhờ vào công thức pha nước mắm ngâm củ cải. Bạn cho 250ml nước mắm ngon, 200g đường, 250ml nước cho tất cả vào nồi đặt lên bếp đun sôi cho tan đường rồi tắt bếp. Chú ý, để hỗn hợp trên còn âm ấm rồi đổ vào lọ sao cho nước mắm ngập trên mặt của rau củ là được. Chú ý phải cho nước mắm nhiều hơn phần củ cải để sau đó củ cải còn nở ra thêm.

                              Để 1 ngày ở nơi thoáng mát cho củ cải ngấm nước mắm là dùng được bạn nhé! Cách làm củ cải ngâm nước mắm đúng kiểu miền Nam ăn Tết - 4 Pha chế hỗn hợp nước mắm mặn ngọt rồi đổ hỗn hợp vào lọ thủy tinh ngâm với củ cải, cà rốt rồi đạy chặt, sau 1 ngày ngấm là ăn được.

                              Thành phẩm Dưa món củ cải ngâm nước mắm là một món dưa muối quen thuộc ngày Tết của người miền Nam. Mỗi dịp xuân về, nhà nhà đều gói bánh tét, bánh chưng, đều có hũ củ cải ngâm nước mắm chua chua, ngọt ngọt ăn hoài mà không bị ngán.

                              Với cách ngâm củ cải nước mắm trên đây, bạn sẽ có món dưa món củ cải giòn ngon thật hấp dẫn. Khi đã ngán với những món thịt, cá ngày Tết, củ cải ngâm nước mắm là món ngon miệng giúp chống ngấy cho cả gia đình bạn đấy!

                              Cách làm củ cải ngâm nước mắm đúng kiểu miền Nam ăn Tết Ăn củ cải ngâm nước mắm với bánh tét, bánh chưng thì không những ngon miệng mà còn đỡ ngấy ngán. Cách làm củ cải ngâm nước mắm vừa dễ lại nhanh được ăn, chắc chắn bạn không thể bỏ qua món dưa món thơm ngon này trong dịp Tết năm nay đâu nhỉ?

                              Chúc các bạn thực hiện thành công cách làm củ cải ngâm nước mắm!

                              Comment

                              Working...
                              X