Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

5 M ó n N g o n N g à y T ế t

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • 5 M ó n N g o n N g à y T ế t


    5 M ó n N g o n N g à y T ế t

    Mời bạn tham khảo 5 món ngon ngày Tết mà hầu như gia đình nào cũng có, và bởi chúng đều là món nguội nên bạn có thể chuẩn bị ngay từ bây giờ đấy!




    1. Giò xào

    Là một trong những món ngon ngày Tết được cực kì nhiều người yêu thích, món giò xào tuy không khó để thực hiện và nguyên liệu cũng dễ tìm nhưng lại đòi hỏi bạn khá nhiều thời gian để sơ chế.







    Với cách làm giò xào này bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:




    1 cái tai lợn chừng 500g


    300g thịt chân giò, hoặc thịt mũi, thịt thủ nếu bạn ăn được mỡ

    50g mộc nhĩ, hạt tiêu, 3 củ hành khô

    Nước mắm, muối hạt.












    Thịt mua về bóp muối hạt, cạo sạch lông rồi rửa thật sạch.



    Thái thịt hình con chì cỡ ngón tay.



    Phần có mỡ bạn nên thái mỏng hơn 1 chút.





    Mộc nhĩ ngâm nở thái sợi.





    Đổ nước ngập mặt thịt, đun đến khi sôi sùi hết bọt đen thì tắt bếp.



    Cho thịt ra rửa lại bằng nước lạnh cho sạch rồi để ráo nước.





    Hành khô thái nhỏ.



    Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm hành khô.





    Sau đó cho thịt vào xào, nêm 2 thìa canh nước mắm (bạn chỉ nên dùng nước mắm thôi cho thịt được thơm nhé).



    Đến khi thịt săn lại thì cho mộc nhĩ vào xào chừng 10 phút nữa cho mộc nhĩ chín hẳn, thịt hơi xém cạnh thì rắc hạt tiêu vào, tắt bếp. Ở công đoạn này bạn không nên xào thịt quá kỹ kẻo giò sẽ bị khô, còn nếu xào chưa đủ độ thì giò sẽ kém thơm, vậy nên bạn chỉ xào đến khi thịt bắt đầu tiết mỡ và có màu vàng hơi xém thôi nhé.





    Cho giò vào 1 chai lavi 1,5l đã cắt bỏ miệng, vừa múc giò vào vừa dùng muôi ấn chặt xuống, giò sẽ tiết ra rất nhiều mỡ và bạn có thể gạn ra nhé.



    Đến khi hết thịt thì dùng vật nặng đè lên để giò dính chặt lại với nhau. Ở đây mình dùng một chai rượu để lên, tiếp tục ấn xuống và để yên như vậy đến khi giò đông lại. Khi lấy ra chỉ cần úp ngược chai lên, bóp nhẹ là giò sẽ tự động rời ra.







    Với thời tiết lạnh như hiện nay chỉ cần khoảng 4-5 giờ bạn đã có thể cắt giò đển ăn. Món giò xào tự làm rất hợp vệ sinh và thơm ngon, khác hẳn giò mua ngoài chợ đấy!







    Sau khi cắt ăn từng khoanh một, số giò còn lại bạn có thể dùng màng bọc thực phẩm bọc quanh thật kín, cất vào tủ lạnh ăn dần.




    Những miếng giò giòn sần sật, béo ngậy lại đậm đà sẽ là món rất ngon để bạn trổ tài mỗi khi mùa đông về hoặc làm đem đi biếu trong dịp tết.






    Chúc các bạn thành công với cách làm giò xào này nhé!




  • #2

    2. Thịt hun khói

    Ngày Tết, hầu như nhà nào cũng trữ sẵn ít thịt hun khói để tiếp khách mỗi khi anh xã muốn nhâm nhi cùng bạn bè. Món này thường được mua ở ngoài, có lẽ do các mẹ các chị mặc định rằng đây là món khó làm, và không thể làm được ở nhà. Nếu bạn nghĩ như vậy thì có thể bạn sẽ thay đổi ý kiến sau khi tham khảo cách làm thịt hun khói này đấy!







    Nguyên liệu:
    - 500g thịt chân giò, chọn phần bắp
    - 2 thìa canh xì dầu
    - 2 thìa cà phê muối hạt
    - 1 bát con gạo
    - ½ bát con đường
    - ½ bát con chè mạn

    Bước 1:
    Cho khoảng 800ml nước vào nồi, thêm muối, xì dầu vào đun sôi rồi để nguội.

    Thịt chân giò rửa sạch, dùng chỉ buộc miếng thịt thành dạng tròn và thật chặt tay.

    Bước 2:
    Cho thịt vào lọ thủy tinh, đổ ngập nước muối & xì dầu đã đun, ngâm trong vòng 24 - 48 giờ. Khi ngâm bạn nhớ để lọ thịt vào ngăn mát tủ lạnh nhé!

    Bước 3:
    Dùng giấy bạc lót xuống đáy nồi, trộn đều gạo, đường và chè.

    Đặt nồi lên bếp, đảo đều cho đường chảy ra.

    Bước 4:
    Để thịt lên khay hoặc chõ xôi rồi đặt vào nồi hấp bằng hơi từ các nguyên liệu trên.

    Trong quá trình hấp bạn đậy kín vung, thỉnh thoảng lật trở miếng thịt cho vàng đều, cuối cùng bạn dùng xiên nhọn xăm thử vào miếng thịt nếu không ra nước đỏ nữa là thịt đã chín.

    Thịt chín lấy ra để nguội rồi cất trong ngăn đá tủ lạnh. Khi ăn bạn thái lát thật mỏng.
    Ngày tết các anh xã thường mời nhau ly rượu hoặc chút bia, với món chân giò hun khói này bạn có thể chuẩn bị từ trước Tết, khi khách đến chơi chỉ việc thái ra là đã có món nhậu ngon để tiếp khách rồi! Món này mua bên khoài giá thành không rẻ mà bạn không dám chắc về chất lượng toàn vệ sinh thực phẩm; nay bạn đã có thể hoàn toàn yên tâm với món thịt hun khói thật ngon và vệ sinh.





    Chúc các bạn thành công và đón Tết thật vui nhé!

    Comment


    • #3

      3. Dưa hành

      Nếu những ngày trong năm, gia đình bạn đã quen thuộc với cà pháo, dưa muối hay dưa bắp cải muối thì những ngày cuối năm món ăn kèm yêu thích trong các gia đình lại là dưa hành hoặc là củ kiệu muối chua ngọt.







      Nguyên liệu:

      1kg hành củ
      Đường hoa mai
      Muối
      1/2 củ gừng

      Bước 1:

      Hành chọn loại hành tía, già, đều củ thì sau khi muối hành sẽ ngọt, giòn. Sau khi mua về bạn ngâm hành vào nước gạo trong khoảng vài tiếng cho bụi ra bớt và để lớp vỏ bên ngoài tự bong, khi rửa sẽ sạch đất bám ở gốc hành.

      Bước 2:

      Bóc bỏ lớp vỏ hành bong ở bên ngoài, cắt bớt rễ, để lại gốc hành. Bạn lưu ý không cắt gốc thì sẽ tránh được việc hành bị nhũn, ủng. Để hành ra rổ cho róc nước.

      Bước 3:

      Cho hành vào lọ cùng khoảng 200g muối tinh, xóc đều, để trong khoảng 2 - 3 ngày; thỉnh thoảng xóc đều để hành ra hết nước đen.

      Bước 4:

      Đổ hành ra rổ, để ráo nước. Lúc này phần nước đen đã ráo hết, khi muối hành nước sẽ trong và thơm.

      Gừng rửa sạch, cạo vỏ, đập dập.

      Pha đường hoa mai với nước ấm cùng chút muối. Lúc này bạn chỉ cho ít muối, nêm hơi nhạt vì hành đã có muối rồi.

      Bước 5:

      Đổ nước vừa pha vào lọ, đổ hành và gừng vào khuấy đều, nước phải ngập hành; khuấy đều rồi nếm cho vừa đủ độ mặn ngọt và có mùi thơm của gừng. Nếu thấy nhạt bạn thêm chút muối. Đậy nắp kĩ để khoảng 1 tuần - 10 ngày là ăn được.

      Khi ăn bạn bóc lớp vỏ ngoài của hành đến khi thấy lớp hành trắng bên trong, cắt gốc. Trộn cùng vài miếng ớt xắt lát tùy thích.
      Dưa hành là một trong những món ngon không thể thiếu trên mâm cơm của nhiều gia đình mỗi độ Tết đến xuân về. Món này làm không khó, tuy nhiên để có món dưa hành giòn, ngọt và ngon thì không phải ai cũng biết bí quyết.



      Dưa hành ăn cùng thịt kho, bánh chưng hay thịt quay đều rất ngon, khiến những món ăn nhiều đạm của ngày Tết trở nên bớt ngán hơn, hấp dẫn hơn.



      Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

      Comment


      • #4

        4. Bắp bò ngâm giấm

        Sẽ rất tiện nếu trong nhà bạn có sẵn một hũ bắp bò ngâm giấm này vào dịp Tết, mỗi khi khách đến chơi nhà bạn chỉ việc lấy ra thái miếng, bày lên đĩa là có ngay một món nhắm hay dùng làm món mặn ăn với cơm cũng ngon không kém.






        Nguyên liệu: 1kg bắp bò
        1/2 củ hành tây
        1 tép tỏi, thái lát
        1 lóng gừng
        Vài cái đinh hương, tai hồi, ít tai vị(bạn có thể mua tại quầy bán thuốc bắc)
        1 thìa cà phê muối
        ½ thìa cà phê tiêu

        Nước ngâm thịt:
        ½ bát giấm gạo, mình dùng bát ăn cơm bình thường để đong
        Hơn ½ bát đường cát trắng
        ½ bát nước mắm ngon
        Vài tép tỏi, ớt tươi
        Vài đôi đũa tre, lọ đựng.
        Bước 1: Thịt bò mua về rửa sạch, lạng bỏ phần màng nhầy trắng bên ngoài rồi cắt thành từng khúc nhỏ.
        Bước 2:

        Hành tây bóc vỏ, gừng gọt vỏ. Nướng sơ hành tây và gừng.
        Tai vị, đinh hương, tai hồi nướng sơ cho thơm.
        Bước 3:

        Cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi, nêm chút muối, tiêu, đun đến khi thịt chín mềm. Để giảm thời gian đun, bạn có thể nấu bắp bò bằng nồi áp suất.
        Bước 4: Bắc nồi lên bếp, đổ giấm và đường vào, để lửa vừa. Khuấy cho đường tan, trở nên trong, sôi lăn tăn thì bạn tắt bếp, để nguội, đổ nước mắm vào khuấy đều. Bạn có thể thêm bớt gia vị tùy theo khẩu vị của bạn.
        Bước 5:

        Tỏi bóc vỏ, thái lát vừa ăn, ớt rửa sạch.

        Lọ thủy tinh rửa sạch, trụng qua nước sôi, lau thật khô.
        Thịt bò sau khi luộc mềm bạn vớt ra thấm khô bằng khăn giấy. Cho thịt, tỏi, ớt vào lọ rồi đổ nước giấm đã pha ngập mặt thịt.
        Đũa tre tước nhỏ, dùng để chặn cho thịt không trồi lên khỏi mặt nước. Nếu thịt không được ngâm ngập sẽ bị đen và nhanh hỏng.
        Ngâm sau 3 ngày là ăn được.
        Món thịt bò ngâm giấm rất dễ ăn và dễ làm, phù hợp với các thực đơn tiệc tùng bởi tuy là thịt nhưng lại có vị chua cay mặn ngọt hài hòa, ăn nhiều mà không gây ngán. Nếu làm vội và cần ăn sớm hơn, bạn có thể cắt miếng thịt nhỏ hơn một chút để nó nhanh ngấm hơn.

        Chúc các bạn thành công và có món thịt bò thật ngon nhé!


        Comment


        • #5

          5. Gà nấu đông

          Nếu trước đây bạn đã quá quen thuộc với món thịt đông thì gà nấu đông là một biến thể tuyệt vời của món ăn này. Khác với thịt lợn, thịt gà có vị mềm và mùi thơm cực kì hấp dẫn, cách làm cũng không vì thế mà trở nên phức tạp hơn đâu nhé!









          Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau cho món nấu đông:
          - 1 con gà 1,2kg - 1,4kg
          - 200g bì lợn
          - Mộc nhĩ, nấm hương, hành khô, gừng, gia vị, nước mắm
          - 1,5 lít nước






          - Gà và bì lợn sơ chế sạch sẽ.
          - Lọc gà để tách riêng phần thịt và xương.




          Phần xương gà và bì lợn: ninh lấy nước dùng. Chú ý, khi nước sôi giảm lửa và hớt bọt.



          Phần thịt gà thái miếng cỡ bao diêm, ướp gia vị, hành khô đập dập và gừng.



          Mộc nhĩ, nấm hương ngâm mềm.



          Xào thịt gà với mộc nhĩ thái chỉ cho đến khi gà săn lại và thấm gia vị.



          Cho gà sang một nồi khác, chế nước dùng vào, thêm nấm hương, đun nhỏ lửa cho đến khi thịt gà mềm nhừ. Chú ý hớt bọt và váng mỡ để nước dùng được thanh. Lúc này, bạn có thể cho miếng bì lợn vào ninh cùng để lấy thêm chất đông. Khi thịt đã chín mềm thì vớt bỏ miếng bì này ra.
          Nêm nếm gia vị và một thìa nước mắm. Chú ý, món thịt đông thường nấu nhạt hơn so với các món mặn hoặc món kho thông thường.




          Khi thịt gà đã mềm, xúc thịt ra bát.



          Chan nước ngập thịt.



          Với thời tiết lạnh của những ngày cận Tết ở Miền Bắc thì món thịt đông không cần để trong tủ lạnh vẫn đông được bình thường. Nếu thời tiết nóng, thì bạn cần để thịt trong tủ lạnh để thịt đông lại.


          Khi ăn, bạn dùng 1 con dao mỏng hoặc 1 cái tăm, lách một vòng quanh thành bát rồi úp ra đĩa. Thịt đông ăn kèm với hành muối, bánh chưng là một trong những món truyền thống ngày Tết ở Miền Bắc.


          Thịt đông nấu ngon là khi lấy thịt ra không bị vỡ, khối thịt có thể cắt miếng. Phần thịt và nấm hương mềm nhừ, ngấm gia vị vừa vặn, mộc nhĩ giòn sật sật, phần đông trong mát và mềm mại, tan ngay trong miệng.



          Chúc bạn thành công và ngon miệng với món gà nấu đông này nhé!

          Comment

          Working...
          X