Mặc dù gà thua chó đến hai chân, nhưng độ “ép – phê”
của miếng ngon còn đã hơn thịt chó béo, chó “kỹ xảo”!
Trước nay, thường đám chim vẹt, két mới có khả năng nhái đủ thứ tiếng của con
vật hoặc người, dù còn bập bẹ. Liệu bắt gà giả chó có ổn không?
Đằng này, gà còn có “số phận” thảm thương: chân run, mắt kém vì mê... “cống
hiến” cho các chị gà mái đến ... “hết xí quách”! Không đành lòng nhìn cảnh tiễn
chú gà trống đầu đàn, nặng 3 - 4 ký, vào nồi nước hầm sả thật đơn điệu, anh Hải,
một đầu bếp “không khói” (có tài nghĩ món mới nhưng không trực tiếp vào bếp chế
biến), ở Phú Nhuận, TP.HCM đã nghĩ ra cách “an bài” gà “chồng” tử tế hơn: hấp
giả cầy.
Nào ngờ ngon lạ! Miếng thơm khơi gợi nhiều tầng cảm xúc: lúc giòn sần sật
(da), khi mềm dẻo lẫn ngọt thơm (thịt), đoạn cay nồng ấm (hỗn hợp tinh dầu của
riềng, sả, lá mơ) thêm chén mắm tôm pha sủi tăm, như réo gọi - đủ vị mặn ngọt,
chua cay. Xen lẫn tiếng cười nói rôm rả của bằng hữu, giọng “khà” trầm ấm tán
thưởng ly rượu hậu vị ngọt, nhờ ngâm bầy ong rừng... Gà ơi hãy yên lòng! “Đàn
vợ” mi sẽ có “thằng” gà khác lo!
Ngoài ra, món ăn còn giàu vị thuốc. Theo đông y, lá mơ giúp thanh nhiệt, giải
độc. Còn củ riềng và sả thì tiêu thực.
Hứng chí, có người đặt lại tên cho món mới: “Ngô Phù Sai sa cơ”!
Muốn đồng cảm cái tên “vương giả” này, phải lục tìm huyền sử Tàu, thời Xuân
Thu. Xưa quân dân của Câu Tiễn vì yếu thế, đã bị quân Ngô xâm chiếm. Câu Tiễn
cùng hoàng hậu bị bắt làm con tin, đày sang nước Ngô, khổ nhục hơn trọng phạm.
Để thực hiện kế hoạch phục quốc, Câu Tiễn đã tuyển chọn 2 người đẹp nhất nước,
giỏi múa ca, cống tiến cho Phù Sai. Trong đó, nổi bậc nhất là Tây Thi, nàng đẹp
đến độ “chim sa cá lặn”. Nhiệm vụ của người đẹp “hai mặt” này là quyến dụ Phù
Sai ăn chơi vô độ, mất cảnh giác phòng bị. Cuối cùng, Phù Sai phải chết
thảm!
Thì ra, một số món ăn dân dã Việt không chỉ ngon, bổ vì có nhiều rau gia vị
tươi giàu chất thuốc, còn hàm chứa tinh thần lạc quan và cả những bài học làm
người!
Cách làm: chọn lấy cặp đùi to cỡ nửa cổ tay người lớn của gà, mang thui sơ
rồi ngâm vào thau nước đá để da gà thêm giòn. Trụng tiếp vào nồi nước dừa xiêm
đang sôi, canh vừa chín tái thì vớt ra, để nguội. Xắt miếng vừa gắp, mang hấp
cách thủy. Tương tự, có thể dùng đùi gà đòn, gà nòi, gà sao, vịt xiêm...
già.
của miếng ngon còn đã hơn thịt chó béo, chó “kỹ xảo”!
Trước nay, thường đám chim vẹt, két mới có khả năng nhái đủ thứ tiếng của con
vật hoặc người, dù còn bập bẹ. Liệu bắt gà giả chó có ổn không?
Đằng này, gà còn có “số phận” thảm thương: chân run, mắt kém vì mê... “cống
hiến” cho các chị gà mái đến ... “hết xí quách”! Không đành lòng nhìn cảnh tiễn
chú gà trống đầu đàn, nặng 3 - 4 ký, vào nồi nước hầm sả thật đơn điệu, anh Hải,
một đầu bếp “không khói” (có tài nghĩ món mới nhưng không trực tiếp vào bếp chế
biến), ở Phú Nhuận, TP.HCM đã nghĩ ra cách “an bài” gà “chồng” tử tế hơn: hấp
giả cầy.
Nào ngờ ngon lạ! Miếng thơm khơi gợi nhiều tầng cảm xúc: lúc giòn sần sật
(da), khi mềm dẻo lẫn ngọt thơm (thịt), đoạn cay nồng ấm (hỗn hợp tinh dầu của
riềng, sả, lá mơ) thêm chén mắm tôm pha sủi tăm, như réo gọi - đủ vị mặn ngọt,
chua cay. Xen lẫn tiếng cười nói rôm rả của bằng hữu, giọng “khà” trầm ấm tán
thưởng ly rượu hậu vị ngọt, nhờ ngâm bầy ong rừng... Gà ơi hãy yên lòng! “Đàn
vợ” mi sẽ có “thằng” gà khác lo!
Ngoài ra, món ăn còn giàu vị thuốc. Theo đông y, lá mơ giúp thanh nhiệt, giải
độc. Còn củ riềng và sả thì tiêu thực.
Hứng chí, có người đặt lại tên cho món mới: “Ngô Phù Sai sa cơ”!
Muốn đồng cảm cái tên “vương giả” này, phải lục tìm huyền sử Tàu, thời Xuân
Thu. Xưa quân dân của Câu Tiễn vì yếu thế, đã bị quân Ngô xâm chiếm. Câu Tiễn
cùng hoàng hậu bị bắt làm con tin, đày sang nước Ngô, khổ nhục hơn trọng phạm.
Để thực hiện kế hoạch phục quốc, Câu Tiễn đã tuyển chọn 2 người đẹp nhất nước,
giỏi múa ca, cống tiến cho Phù Sai. Trong đó, nổi bậc nhất là Tây Thi, nàng đẹp
đến độ “chim sa cá lặn”. Nhiệm vụ của người đẹp “hai mặt” này là quyến dụ Phù
Sai ăn chơi vô độ, mất cảnh giác phòng bị. Cuối cùng, Phù Sai phải chết
thảm!
Thì ra, một số món ăn dân dã Việt không chỉ ngon, bổ vì có nhiều rau gia vị
tươi giàu chất thuốc, còn hàm chứa tinh thần lạc quan và cả những bài học làm
người!
Cách làm: chọn lấy cặp đùi to cỡ nửa cổ tay người lớn của gà, mang thui sơ
rồi ngâm vào thau nước đá để da gà thêm giòn. Trụng tiếp vào nồi nước dừa xiêm
đang sôi, canh vừa chín tái thì vớt ra, để nguội. Xắt miếng vừa gắp, mang hấp
cách thủy. Tương tự, có thể dùng đùi gà đòn, gà nòi, gà sao, vịt xiêm...
già.
Tạ Tri