7 khúc biến tấu từ vọp
Không chỉ chiều lòng thực khách với các món nướng mỡ hành, nướng phô mai..., đặc sản Năm Căn còn mê hoặc mọi người với các món hấp sả, hấp thái, xào bông hẹ hay kho tộ.
Vọp hấp thái
Các chế biến vọp hấp Thái khá đơn giản. Vọp sau khi rửa sạch, cho lên nồi đã làm nóng, tiếp đó cho sốt Thái, nước dừa tươi, hấp chín rồi nêm nếm vừa ăn. Điểm hấp dẫn của món ăn này là cái tươi ngon, ngọt mềm của vọp tưởng như đối lập với nước dùng chua, cay đậm đà, song lại bổ khuyết cho nhau cách hoàn hảo. Điểm cộng của món ăn này là những miếng bánh mì giòn, thơm lừng “ngậm” nước sốt chua cay vừa đã miệng vừa no bụng.
Vọp xào bông hẹ
Vì kết hợp với rau xanh nên vọp xào bông hẹ cầu kỳ hơn, thao tác cũng nhanh, gọn và dứt khoát hơn. Đầu tiên, đầu bếp phải chọn những con vọp có kích thước bằng nhau, sau đó dùng dao tách vọp từ phần sống lưng. Bông hẹ rửa sạch, cắt khúc vừa, chần sơ qua với nước sôi. Tiếp đó xào đồng thời vọp và bông hẹ trên lửa lớn ở hai bếp. Khi cả hai nguyên liệu chín tới, trộn vào nhau, nêm nếm nhanh tay, tắt bếp, dọn cho khách.
Chỉ chế biến khi khách yêu cầu và làm chín trên lửa lớn nên vọp xào bông hẹ giữ nguyên vị ngọt, mọng nước của vọp, tươi ngon, dai giòn của rau. Món này dùng trong bữa “tiệc ốc” như một món có rau xanh đổi vị cũng tốt mà dùng làm món ăn cơm cũng ngon không kém.
Vọp kho tộ
Vọp kho tộ là món kết đôi giữa cách chế biến món ăn quen thuộc và nguyên liệu mới. Các chế biến như sau: cho một chiếc nồi đất nhỏ lên bếp, đun nóng, sau đó lần lượt cho nước mắm, đường, hành tím xắt mỏng, tiêu, tỏi băm nhuyễn, tóp mỡ. Đun các nguyên liệu trên sao cho nước dùng có độ sệt nhất định thì cho thịt vọp đã tách vỏ vào. Đun sôi một dạo thì cho rau răm vào. Món ăn này có vị ngọt, mọng của thịt vọp, vị giòn tan của tốp mỡ, thơm đậm của nước dùng, cay nhẹ của tiêu, rất đưa cơm.
Vọp xào bồn bồn
Có thể nói vọp xào bồn bồn là biến tấu lạ cho hai nguyên liệu quen vì cả hai đều cùng là đặc sản của vùng đất này. Cách chế biến vọp xào bồn bồn khá đơn giản. Bồn bồn sau khi làm sạch, bẻ khúc vừa ăn, chần sơ qua nước sôi, sau đó xào nhanh với lửa lớn. Khi bồn bồn chín khoảng 30% thì cho phần thịt vọp vào xào chín. Được xào chung trên lửa lớn nên trong vọp có vị ngon của bồn bồn và ngược lại. Món ăn này nhấm nháp với rượu hay dùng kèm với cơm đều ngon.
Vọp hấp gừng
Vọp hấp gừng nổi bật với những con vọp có kích thước "khủng", nóng hổi, tươi ngọt, hương thơm và vị cay ấm của gừng. Dùng cùng món ăn này là nước mắm đủ vị chua, cay, ngọt rất quyến rũ.
Vọp nướng mỡ hành
Cách chế biến quen thuộc của những món thuộc họ sò ốc được cái “đầy đặn” của thịt vọp nâng lên một bậc khiến bạn cứ muốn cảm nhận cái nóng, vị ngọt hương thơm của loại đặc sản Năm Căn, vị giòn của đậu phộng, beo béo mỡ hành, chua cay của muối ớt chanh trên đầu lưỡi. Thưởng thức món ăn này trong cái lạnh của những ngày mưa gần đây càng tuyệt.
Vọp nướng phô mai
Kích thước "khủng" cùng màu vàng óng của phô mai sẽ khiến bạn tưởng nhà bếp dọn nhầm món vọp nướng trứng, không có trong thực đơn. Khi thưởng thức, bạn sẽ dễ dàng nhận ra độ mọng, dày của vọp và hương thơm, cái béo của phô mai như quấn quýt và tôn nhau lên. Điểm trừ của món này là phô mai hơi kết dính chứ không mềm và tan như đặc trưng vốn có.
Các chế biến vọp hấp Thái khá đơn giản. Vọp sau khi rửa sạch, cho lên nồi đã làm nóng, tiếp đó cho sốt Thái, nước dừa tươi, hấp chín rồi nêm nếm vừa ăn. Điểm hấp dẫn của món ăn này là cái tươi ngon, ngọt mềm của vọp tưởng như đối lập với nước dùng chua, cay đậm đà, song lại bổ khuyết cho nhau cách hoàn hảo. Điểm cộng của món ăn này là những miếng bánh mì giòn, thơm lừng “ngậm” nước sốt chua cay vừa đã miệng vừa no bụng.
Vọp xào bông hẹ
Vì kết hợp với rau xanh nên vọp xào bông hẹ cầu kỳ hơn, thao tác cũng nhanh, gọn và dứt khoát hơn. Đầu tiên, đầu bếp phải chọn những con vọp có kích thước bằng nhau, sau đó dùng dao tách vọp từ phần sống lưng. Bông hẹ rửa sạch, cắt khúc vừa, chần sơ qua với nước sôi. Tiếp đó xào đồng thời vọp và bông hẹ trên lửa lớn ở hai bếp. Khi cả hai nguyên liệu chín tới, trộn vào nhau, nêm nếm nhanh tay, tắt bếp, dọn cho khách.
Chỉ chế biến khi khách yêu cầu và làm chín trên lửa lớn nên vọp xào bông hẹ giữ nguyên vị ngọt, mọng nước của vọp, tươi ngon, dai giòn của rau. Món này dùng trong bữa “tiệc ốc” như một món có rau xanh đổi vị cũng tốt mà dùng làm món ăn cơm cũng ngon không kém.
Vọp kho tộ
Vọp kho tộ là món kết đôi giữa cách chế biến món ăn quen thuộc và nguyên liệu mới. Các chế biến như sau: cho một chiếc nồi đất nhỏ lên bếp, đun nóng, sau đó lần lượt cho nước mắm, đường, hành tím xắt mỏng, tiêu, tỏi băm nhuyễn, tóp mỡ. Đun các nguyên liệu trên sao cho nước dùng có độ sệt nhất định thì cho thịt vọp đã tách vỏ vào. Đun sôi một dạo thì cho rau răm vào. Món ăn này có vị ngọt, mọng của thịt vọp, vị giòn tan của tốp mỡ, thơm đậm của nước dùng, cay nhẹ của tiêu, rất đưa cơm.
Vọp xào bồn bồn
Có thể nói vọp xào bồn bồn là biến tấu lạ cho hai nguyên liệu quen vì cả hai đều cùng là đặc sản của vùng đất này. Cách chế biến vọp xào bồn bồn khá đơn giản. Bồn bồn sau khi làm sạch, bẻ khúc vừa ăn, chần sơ qua nước sôi, sau đó xào nhanh với lửa lớn. Khi bồn bồn chín khoảng 30% thì cho phần thịt vọp vào xào chín. Được xào chung trên lửa lớn nên trong vọp có vị ngon của bồn bồn và ngược lại. Món ăn này nhấm nháp với rượu hay dùng kèm với cơm đều ngon.
Vọp hấp gừng
Vọp hấp gừng nổi bật với những con vọp có kích thước "khủng", nóng hổi, tươi ngọt, hương thơm và vị cay ấm của gừng. Dùng cùng món ăn này là nước mắm đủ vị chua, cay, ngọt rất quyến rũ.
Vọp nướng mỡ hành
Cách chế biến quen thuộc của những món thuộc họ sò ốc được cái “đầy đặn” của thịt vọp nâng lên một bậc khiến bạn cứ muốn cảm nhận cái nóng, vị ngọt hương thơm của loại đặc sản Năm Căn, vị giòn của đậu phộng, beo béo mỡ hành, chua cay của muối ớt chanh trên đầu lưỡi. Thưởng thức món ăn này trong cái lạnh của những ngày mưa gần đây càng tuyệt.
Vọp nướng phô mai
Kích thước "khủng" cùng màu vàng óng của phô mai sẽ khiến bạn tưởng nhà bếp dọn nhầm món vọp nướng trứng, không có trong thực đơn. Khi thưởng thức, bạn sẽ dễ dàng nhận ra độ mọng, dày của vọp và hương thơm, cái béo của phô mai như quấn quýt và tôn nhau lên. Điểm trừ của món này là phô mai hơi kết dính chứ không mềm và tan như đặc trưng vốn có.
An Huỳnh
Theo Infonet
Theo Infonet
Comment