Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Một số món ăn chữa bệnh cao huyết áp

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Một số món ăn chữa bệnh cao huyết áp

    Một số món ăn chữa bệnh cao huyết áp


    Cao huyết áp là bệnh thường hay gặp ở người cao tuổi, chiếm 10-15% dân số. Bệnh ít có biểu hiện lâm sàng nên nhiều người bệnh thường không biết mình bị cao huyết áp.



    Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị đột ngột biến chứng gây tàn phế và dễ dẫn tới tử vong.

    Trong cuộc sống hàng ngày có nhiều món ăn có thể giúp đề phòng được bệnh cao huyết áp.

    Các món ăn từ cà tím chữa cao huyết áp

    Cà tím còn có tên khoa học là Solanum melongema. Trong các loại cà, đặc biệt cà tím dài là thực phẩm có từ 2.000 năm trước Công nguyên ở nhiều vùng nhiệt đới Á Phi. Cà tím được ưa chuộng vì chứa nhiều vitamin và ít calo. Cà có thể bung, luộc, nướng, xào, nấu, trộn... chung với nhiều gia vị và thức ăn khác mà không hề bị giảm chất lượng thực phẩm.

    Theo Đông y, cà tím, đã được ghi trong bản thảo cương mục và các y văn cổ, có tính năng cực hàn, thanh can, giáng hỏa, lợi tiểu, nhuận tràng, chỉ huyết, hóa đàm, thanh nhiệt, giải độc.

    Cà tím được dùng làm thức ăn phòng chữa bệnh nếu là quả chín tới. Để phòng chữa xuất huyết đường tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu, người dân nên ăn cà tím có nhiều vitamin P, C giúp làm vững chắc thành mạch chống chảy máu nói chung.


    Nếu được phối hợp với chanh, ngó sen, rau cần thì hiệu quả tăng cao, mạnh và nhanh hơn. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh có dùng cà tím:

    Cà tím xào mã đề

    Cà tím 200g, mã đề 15g, hành 10g, gừng 5g, tỏi 10g, dầu mè, nước tương (xì dầu) một lượng thích hợp. Cà rửa sạch, cắt miếng, mã đề làm sạch; Hành cắt khúc, gừng cắt lát; tỏi bỏ vỏ, cắt khô.

    Để chảo nóng đổ dầu vào, chờ dầu nóng bỏ gừng, hành vào phi thơm rồi cho cà, mã đề vào trộn đều, bỏ muối và một ít nước vào xào chín là được. Mỗi ngày ăn một lần, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hạ huyết áp.

    Canh gà, cà tím

    Gà giò 1 con, cà tím 200g, sơn tra 15g, gừng 5g, hành 10g, dầu, muối một lượng thích hợp. Gà làm sạch, bỏ nội tạng, cà tím rửa sạch, cắt miếng, gừng cắt lát; hành cắt khúc.

    Để nồi nóng đổ dầu vào, cho gừng, hành vào phi thơm rồi bỏ gà vào xào sơ. Tiếp đó, đổ nước vào, bỏ cà, sơn tra, muối vào, nấu sôi bằng lửa lớn, sau đó vặn lửa nhỏ nấu thêm chừng 30 phút là được. Mỗi ngày ăn một lần, dùng thay thức ăn, có tác dụng giảm mỡ, hạ huyết áp.

    Cà tím nhồi om

    Cà tím dài 3 quả nhỏ, nhân thịt chay 300g, sốt cà chua 15ml, dầu vừng 2 thìa, gia vị. Cà thái dọc làm hai nửa, bỏ ruột, ngâm nước muối, vớt ra vắt nhẹ cho ráo. Nhồi nhân thịt chay đã trộn gia vị, rán vàng phía nhồi nhân, xếp vào xoong. Tiếp đó xào hành, bột mì và sốt cà chua để om.

    Các món cháo chữa bệnh cao huyết áp

    Cháo song nhĩ hạ áp

    Mộc nhĩ trắng 10g, mộc nhĩ đen 10g, gạo tẻ 50-100g, đường phèn vừa đủ. Ngâm mộc nhĩ cho nở ra, bỏ núm ở đế cuống, thái thành miếng nhỏ nấu với gạo tẻ thành cháo, khi chín cho đường phèn vào ăn hết trong ngày.

    Cháo mộc nhĩ đen và táo tầu

    Mộc nhĩ đen ngâm nước cho nở ra, xé thành miếng nhỏ, táo tàu rửa sạch bằng nước sôi, lọc bỏ hạt, trộn với đường, ngâm 20 phút. Cho mộc nhĩ đen và gạo tẻ vào cùng để nấu thành cháo. Sau đó cho táo tàu và đường đỏ vào nấu tiếp 10 phút, ăn bữa sáng và bữa tối.

    Cháo sa sâm

    Sắn dây tươi 50g, sa sâm 20g, mạch đông 20g, gạo tẻ 60g. Rửa sạch sắn dây tươi, thái thành lát mỏng, cho nước vào xay cùng với sa sâm và mạch đông, gạn lấy bột, phơi khô. Cho bột này vào cháo gạo để ăn trong một ngày. Có thể làm một lượng lớn loại bột trên để ăn dần.

    Cháo bột ngô, xa tiền tử

    Bột ngô lượng vừa đủ, xa tiền tử 15g, gạo tẻ 60g. Xa tiền tử gói lại, đem nấu lấy nước, bỏ bã, có thể cho thêm lượng nước vừa phải vào nấu cháo với gạo tẻ. Bột ngô ngâm nước lạnh cho nở ra rồi cho vào cháo nấu chín nhừ để ăn hằng ngày.

    Cháo quyết minh tử hạ áp

    Quyết minh tử đem sao cho đến khi hơi bốc mùi thơm, để nguội rồi nấu với hoa cúc bạch lấy nước, bỏ bã. Cho gạo tẻ vào nước đó nấu thành cháo, khi cháo chín cho đường phèn vào, nấu sôi lại là được.

    Ăn mỗi ngày một lần, mỗi liệu trình kéo dài 5-7 ngày. Những bệnh nhân đang bị tiêu chảy tạm thời không nên dùng cháo này.



    Nguồn: TTXVN/Vietnamplus






Working...
X