Ðệ nhất đặc sản miền Tây: Cá bông lau kho lạt
Nếu có dịp về miền Tây, bạn không nên bỏ qua việc thưởng thức một trong những món ngon được chế biến từ bốn "danh ngư" của vùng đất này là: cá hô, cá linh, cá tra và cá bông lau.
Cá bông lau có dáng thon thả, dài đòn và "nước da" mịn, trắng bạc, ánh lên những bông phấn, vì thế nên có tên "bông lau".
Cá bông lau được xem là "đệ nhất đặc sản miền Tây" bởi thịt cá vừa trắng vừa thơm, ngọt, không tanh, lại lành nên không kén người ăn.
Cá bông lau có thề chế biến thành nhiều món ngon như kho tộ, nấu canh chua, kho rượu vang, nấu lẩu, kho thơm hay kho nhạt...
Cá bống kho tiêu
Cá bống kho tiêu phải là loại bống thật nhỏ, càng nhỏ càng ngon. Nào là cá bống dừa, cá bống cát, cá bống xệ,... nhưng kho tiêu ngon nhất vẫn là cá bống dừa. Loại nhỏ chỉ bằng ngón tay út, mình tròn mũm mĩm, không mất nhiều thời gian cho việc đánh vảy, lấy ruột, cắt đầu, vặt đuôi gì cả.
Ðầu tiên cá bống đem về bỏ vào rổ tre, dùng tay chà xát cho vảy cá bong ra rồi cắt đầu rút ruột, sau đó rửa thật sạch để ráo. Ướp cá với nước màu dừa, một chút muối, một chút nước mắm rồi thêm đường, bột ngọt, hành củ thái nhỏ ướp chung vào. Kho tiêu chính gốc thường dùng niêu bằng đất gọi là cái "mẻ ơ" để kho, đặt "mẻ ơ" trên bếp than hồng nhiệt độ vừa phải nhưng cũng "dư sức" làm cho cá và gia vị thấm đều. Muốn cá thiệt ngon chỉ cầm hai tai "mẻ ơ" rồi xóc lên vài cái, hạn chế dùng đũa trở cá và tuyệt nhiên đừng vớt bọt bỏ đi. Có vẻ như điều ấy là bí quyết của ba tôi vì lần nào ba tôi trổ tài chị em tôi cũng đều vét nồi cơm mà vẫn thòm thèm.
Ba tôi thường chiêu đãi chị em tôi bằng bữa cơm thanh đạm như thế sau khi đã ê hề với những chả lụa, giò heo, gà tiềm, vịt quay... trong những ngày xuân ấm áp. Ba còn dặn dò nên bỏ tiêu vào khi cá đang sôi thì tiêu mới dậy mùi thơm và thấm vào từng con cá. Rồi lúc nước cạn rưới độ chừng một muỗng canh mỡ heo và tóp mỡ vào, nhanh tay nhấc ra khỏi bếp, lúc đó nồi cá vẫn sôi sùng sục và thơm lừng mùi tiêu hành, hấp dẫn vô cùng.
" Ví dầu tình bậu muốn thôi,
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra,
Bậu ra bậu lấy quan ba,
Bậu câu cá bống chặt đầu kho tiêu,
Kho tiêu kho mỡ kho hành,
Kho ba lạng thịt để dành bậu ăn ..."
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra,
Bậu ra bậu lấy quan ba,
Bậu câu cá bống chặt đầu kho tiêu,
Kho tiêu kho mỡ kho hành,
Kho ba lạng thịt để dành bậu ăn ..."
Cá Hú Kho Tiêu Xanh
Nguyên liệu :
* 3 lát cá hú (300g),
* 50g tiêu xanh,
* 5g ớt xay.
* hạt nêm, đường, nước mắm, tiêu xay.
Cách Làm :
1. Cá chà muối cho sạch, rửa lại với nước, để ráo.
2. Tiêu xanh cắt bỏ phần cọng thừa, rửa sạch, để nguyên nhánh nhỏ.
3. Ướp cá và tiêu xanh với 4 thìa súp nước mắm,
3 thìa súp đường và 2 thìa cà phê hạt nêm trong khoảng 5 đến 10 phút cho thấm gia vị.
4. Cho cá vào nồi, đun trên lửa vừa khi nước trong nồi hơi đặc sánh lại. Cho ớt vào, đun thêm 1 phút nữa, tắt bếp.
5. Múc cá ra đĩa, rắc thêm tiêu xanh.
Muốn ăn cơm trắng cá kho
Trốn cha, trốn mẹ xuống đò theo anh.
Cá kho có sức mạnh gì mà ghê gớm đến vậy? Thì cũng chỉ là cá rồi cho mắm muối gia vị vào kho tương tự như các thứ thịt, nhưng nghệ thuật là ở cách kho. Bởi mỗi loại cá, mỗi địa phương, mỗi gia đình, thậm chí mỗi bà mẹ, bà vơ ... có một cách kho cá khác nhau, người có tiền, kho cá vừa ăn, ngọt lừ, béo ngậy; người ít tiền hay dân lao động thích ăn cá kho quéo, chỉ cần một con cá nhỏ ăn hết tô cơm.
Thường là con gái bắt chước cách của mẹ rồi cả biên, biến tấu theo cách của bà mẹ chồng, sao cho vừa miệng trước là ông xã ... và sau là các con. Thông thường, kho cá có hai kiểu: kho khô (hay còn gọi là kho tiêu) và kho nước. Kho tiêu thì chỉ có cá và gia vị, nhưng lại rất khó vì cách kho đòi hỏi mỗi loại cá cần những gia vị khác nhau, như kho cá kèo dân Nam Bộ thường lót rau râm dưới đáy nồi, kho cá chạch lòng tong thì phải có của nghệ tươi giã nhuyễn.
Dân miệt bưng lại rất thích kho cá chạch, cá lòng tong với trái dành dành (một loại cây mọc hoang ở hai bên bờ sông, bông trắng giông giống như bông mẫu đơn, trái hình quả trám, trong có màu vàng).
Cá trê kho với lá gừng non, cứ xếp lớp cá, lớp lá gừng và hành lá.
Dân Quãng Ngãi có cách kho cá bống Sơn Trà điệu nghệ như sau: "Cá bống nhỏ, phải còn sống, không cần làm ruột, chỉ cần xát muối cho sạch nhớt rồi rửa sạch, giữ cho không chết. Trên bếp có sẵn soong dầu hoặc mỡ đang sôi, nhấc xuống, khử với củ hành đập nát rồi đổ luôn mớ cá vào. Cá quẫy mạnh nên khi đỗ cá xong phải nhanh tay đậy nắp vung lại. Khi cá hết quẫy, bắc soong trở lại bếp, đổ nước mắm vào kho tiếp, cho thêm gia vị. Kho cách này con cá đều cong và mồm há ngoác" (trích Quảng Ngãi - Ðất nước - Con người - Văn hoá) Kho khô còn đòi hỏi nước mắm phải ngon và người kho phải thật tinh tế trong khâu ướcp cá, sao cho vừa ăn bởi lỡ quá tay một chút thì chẳng có cách chi sữa chữa được, Kho nước thì thường là kho nước dừa, như cálíc, cá thu, cá ngừ, với các loại cá da trơn như cá hú, cá bông lau, cá trê thường kho với tương hột v.v ...
Dân miền biển thích kho cá nục,cá bạc má, cá ngừ v.v ... theo kiểu cho mỡ nước vào nồi, cho đầu hành lá với ớt giã nát vào phi thơm, vàng rồi mới cho nước mắm, muối, đường, nước xắm xắp. Chờ cho đền khi nước sôi mới thả cá vô, để lửa riu riu, trước khi bắc nồi xuống, còn cho vào đấy một mớ hành lá và ớt xanh cắt khúc. Nhiều người chỉ cần ngửi mùi thơm bay ra từ trách cá kho là biết nồi cá ấy mặn hay lạt, thiếu thứ gia vị nào, cá có được làm sạch hay không, kho đủ lửa hay chưa. Kho cá muốn ngon phải kho từ loại cá nho nhỏ đến vừa; kho cá to, gia vị khó thấm, thân cá không săn. Vì thế, để có một rổ cá được làm sạch sẽ, bà nội trợ mất rất nhiều thời gian. Kho cá cũng không được để lửa to, chỉ lửa riu riu, con cá từ từ thấm mắm muối, gia vị.
Người khó tánh chỉ ăn cá kho ở lửa thứ ba ... Ðấy là chưa kể đến những món phụ đi theo món cá kho phải phù hợp, như rau muống luộc chấm nước cá ngừ kho, rau lang luộc chấm nước cá bống, cá kèo kho tiêu và đặc sắc nhất phải kể đến món xoài xanh dầm nước cá rô kho. Ngon như lời ru của người mẹ:
Con ơi con ngủ cho ngoan
Ðể mẹ kiếm cá bằm xoài con ăn
Ðể mẹ kiếm cá bằm xoài con ăn
Tóm lại, với món cá kho, từ lúc chế biến đến lúc ăn không thể gấp vội vàng. An cơm với cá kho mà gấp gáp thì không chỉ có chuyện mắc xương, mà điều quan trọng là không cảm nhận được cái vị ngọt đã thấm đẫm gia vị từ con cá, hoà quyện vào miếng cơm. Chưa hết, văn hoá cá kho còn nằm ở chỗ ăn gì và bỏ gì, trên thân con cá.
Có ông kén rể, mời cơm một anh chàng với món cá kèo kho tiêu. Thấy anh ăn cá bỏ đầu bỏ bụng chê đắng, ông quyết ... không gả con gái, vì lí do: ăn con cá kèo mà không biết chỗ nào ngon thì còn biết cái gì khác (?) .
Lại có chuyện một cô con dâu mới về nhà chồng, lên mâm cơm, cô cứ nhè ngay cái nọng cá trê, gò má cá lóc mà gấp bỏ vào chén mình ... thì rõ là người không biết kính trên, nhường dưới, không được giáo dục đến nơi đến chốn.
Bởi thế, có một tâm lí chung của dân Việt Nam là ăn hàng quán dù đủ món ngon vật lạ Tây - Tàu, rồi cuối cùng cũng thèm món cá kho trong chính gian nhà bếp mình.
Thực ra đấy chính là nỗi nhớ người mẹ, người vợ ... Chẳng phải là mẹ, là vợ thì chẳng mấy ai chịu khó kho nồi cá kho cho đúng khẩu vị người khác. " Có má ở nhà mới có cá mà ăn", ngắn gọn nhiêu đó thôi, đã thấy đức hy sinh của người phụ nữ chỉ trong một món ăn.
Comment