Cà ri đúng theo kiểu không lõng bõng nước như các loại cà ri do người Việt nấu. Từ cà ri gà, dê, cá đến cà ri trứng, cà ri rau quả (dành cho người ăn chay)... đều được nấu thật sệt, thật đặc.
Mỗi loại lại cho một vị khác nhau ngay cả khi được nấu cùng nguyên liệu nhưng khác cách chế biến. Và cái thứ nước sền sệt này, ăn chung với cơm hay quệt với bánh mì thật hấp dẫn.
Món cơm nị Ấn Độ không chỉ là loại cơm nấu chung với đậu, thường là đậu Hoà Lan và có màu vàng nghệ như nhiều quán Việt Nam có bán. Theo giải thích của người quản lý, thì chữ nị chính là chữ ghee, một loại phó mát của Ấn dùng để nấu chung với cơm, đọc trại ra. Vì vậy, cơm nị của Ấn cũng phong phú như cà ri, có loại cơm nị màu trắng nấu với đậu Hoà Lan, có loại cơm nị nấu chung với hạt điều nên có màu vàng, khi ăn hơi ngọt một chút. Cũng có loại lẫn những hạt bạc hà màu đen khi ăn có vị the the thật lạ.
Bánh mì theo kiểu Ấn cũng khá lạ. Miếng bánh thật mỏng, thoạt trông như miếng trứng chiên chỉ toàn lòng trắng nhưng khi ăn lại dai và bùi chứ không giòn như bánh mì nướng mà cũng không mềm như bánh sandwich.
Theo lời người chủ quán, với những thực khách người Việt, khi gọi món cần yêu cầu người phục vụ tư vấn những món phù hợp khẩu vị người Việt, bởi vì có nhiều món lạ, khó ăn nếu không quen, nhất là các món quá cay.
Nếu như muốn thử món ăn Ấn Độ đúng kiểu, đúng gốc có lẽ nên đến quán ăn Ấn Độ ở địa chỉ 73 đường Mạc Thị Bưởi, quận 1, TP HCM. Ông chủ là người Ấn Độ, tự tay đi chợ, làm món...
Quán mở cửa từ 11h30" đến 16h30". Sau đó đóng cửa đến 17h30" mới mở lại và bán cho đến 22h30". Quán nhỏ, trang trí trang trọng và sạch sẽ. Tuy nhiên, dường như các món ăn chỉ được bắt đầu chế biến ngay sau khi khách gọi nên khách thường phải chờ đợi khá lâu.
(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)
Mỗi loại lại cho một vị khác nhau ngay cả khi được nấu cùng nguyên liệu nhưng khác cách chế biến. Và cái thứ nước sền sệt này, ăn chung với cơm hay quệt với bánh mì thật hấp dẫn.
Món cơm nị Ấn Độ không chỉ là loại cơm nấu chung với đậu, thường là đậu Hoà Lan và có màu vàng nghệ như nhiều quán Việt Nam có bán. Theo giải thích của người quản lý, thì chữ nị chính là chữ ghee, một loại phó mát của Ấn dùng để nấu chung với cơm, đọc trại ra. Vì vậy, cơm nị của Ấn cũng phong phú như cà ri, có loại cơm nị màu trắng nấu với đậu Hoà Lan, có loại cơm nị nấu chung với hạt điều nên có màu vàng, khi ăn hơi ngọt một chút. Cũng có loại lẫn những hạt bạc hà màu đen khi ăn có vị the the thật lạ.
Bánh mì theo kiểu Ấn cũng khá lạ. Miếng bánh thật mỏng, thoạt trông như miếng trứng chiên chỉ toàn lòng trắng nhưng khi ăn lại dai và bùi chứ không giòn như bánh mì nướng mà cũng không mềm như bánh sandwich.
Theo lời người chủ quán, với những thực khách người Việt, khi gọi món cần yêu cầu người phục vụ tư vấn những món phù hợp khẩu vị người Việt, bởi vì có nhiều món lạ, khó ăn nếu không quen, nhất là các món quá cay.
Nếu như muốn thử món ăn Ấn Độ đúng kiểu, đúng gốc có lẽ nên đến quán ăn Ấn Độ ở địa chỉ 73 đường Mạc Thị Bưởi, quận 1, TP HCM. Ông chủ là người Ấn Độ, tự tay đi chợ, làm món...
Quán mở cửa từ 11h30" đến 16h30". Sau đó đóng cửa đến 17h30" mới mở lại và bán cho đến 22h30". Quán nhỏ, trang trí trang trọng và sạch sẽ. Tuy nhiên, dường như các món ăn chỉ được bắt đầu chế biến ngay sau khi khách gọi nên khách thường phải chờ đợi khá lâu.
(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)
Comment