Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Mấy Ai Còn Nhớ......

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Mấy Ai Còn Nhớ......

    Rổ khoai lang chấm mật

    Thuở đó, mình từng để đầu chỏm, cũng thích được nhận tiền mừng tuổi của người lớn, rồi chạy lon ton với bộ quần áo mới hết năm này đến năm khác. Cái ngày ăn còn không no, huống hồ mặc đẹp, đâu phải năm nào cũng được may áo mới như bọn trẻ con bây giờ?

    Nhà đông anh em, mẹ may cho mỗi đứa một bộ, mặc ba ngày tết rồi lại giặt đi, phơi khô để dành đến năm sau. Mẹ có một cách giữ quần áo mới bằng cách nhuộm màu. Thế nên chỉ cần qua một lần nhuộm màu là hết sờn, hết bạc, lại là quần áo mới.

    Tuổi thơ qua mau. Người thì cứ cao hơn, lớn hơn còn quần áo tết thì vẫn vậy. Khi bộ quần áo sau mấy năm mặc tết đã không còn vừa vặn nữa, mẹ lại chuyển của đứa lớn cho đứa nhỏ mặc tiếp. Thành ra cứ đứa nhỏ mặc lại của đứa lớn cho đỡ phí hoài.

    29 tết, bố đi mua được mấy lạng thịt ba chỉ mà phải xếp hàng mất cả ngày trời, thậm chí phải đi chầu chực từ mấy ngày trước mới đến lượt. Có mấy lạng thịt để dành cúng ngày rước ông Vải, rồi cúng 3 ngày tết, lại còn để mấy miếng đến hôm mùng 4 tiễn ông Vải nữa.

    Khi hưởng lộc, người nọ nhường người kia, không ai dám gắp thịt vào bát mình, ai nấy ngần ngại nhìn đĩa thịt. Chỉ có mấy đứa nhỏ chúng tôi háu ăn nên cứ liên tục chọc đũa vào đĩa thịt ít ỏi của cả nhà. Những miếng thịt kho mặn ngày ấy là cả một thế giới khác trong một năm.

    Ngày đó, nhà nào cũng đói. Chuyện ăn khoai lang ngày tết đã là chuyện thường. Tết năm nào mẹ cũng mua mấy chai mật đặc quánh để làm chè lam. Còn thừa thì để dành để chấm khoai lang. Chiều 30 tết, mẹ luộc sẵn nồi khoai lang rồi vùi trong tro cho ấm, đến sáng mùng 1 là khoai lang chín nứt nở. Mẹ lấy ra một ít vào rổ và một bát mật để bên. Mẹ vừa chấm mật, vừa hát: “Nằm ngoài ăn khoai chấm mật, nằm giữa ăn nửa đồng tiền, nằm trong con ong đốt mặt” rồi lại “mùng một ăn khoai chấm mật, cả năm ấm cật chật dạ”.

    Mẹ hát và cả lũ 7 anh em cùng hát theo, hưởng ứng reo hò và thích thú lắm. Mùi khoai lang quen thuộc hàng ngày tự nhiên thấy khang khác trong ngày tết. Anh em lởi xởi, phì phù thổi cho khoai mau nguội. Thằng út cười tủm tỉm: “khoai nay ngon hơn hôm qua vì có mật mẹ nhỉ?”. Ai đến chúc tết là lại xà vào rổ khoai lang nóng hổi. Nhà nọ nhà kia đều mời nhau khoai lang ngày tết, không sang trọng vậy mà vẫn ấm áp tình người, tình anh em, tình xóm giềng.

    Giờ ngồi vào mâm cơm ngày tết với đầy đủ thịt thà, giò chả, đúng là tết sau nửa thế kỷ có khác. Khi xong bữa cơm, cô con dâu bỏ hết số thức ăn còn thừa vào thùng rác. Tôi thấy phí quá nên bảo giữ lại. Những thức ăn này còn ăn được, bỏ đi hoài của. Mấy đứa con nói đồ thừa của thẹo vậy thì ai lại còn ăn nữa, để đến hôm sau ăn mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe. Chỉ là một miếng thịt, miếng cá nhỏ nhưng tôi đã cố gắng ngồi giải thích cho con cháu hiểu rằng bỏ đi là phải tội.

    Nhớ về những ngày tết thời thơ ấu, một bộ quần áo mới mặc trong mấy năm với rổ khoai lang chấm mật mà tôi thấy rưng rưng nước mắt…
    Phút lạ lùng trời đất trong veo

    Anh nghe có tiếng reo thầm gặp gỡ

    Nhiều dáng điệu thoáng qua trong trí nhớ

    Rất thân quen mà chẳng gọi nên lời

    Giữa một vùng lửa cháy bom rơi

    Cây hiện lên như một niềm ấp ủ

    Anh lính trẻ hái một cành xấu hổ

    Ướp vào trong trang sổ của mình

    Và chuyện này chỉ cây biết với anh


    ta sẽ là người xoay chuyển trời đất vì chính ta là nghiên ngang bất khuất , sống có lí tưỡng vì 1 xã hội yên bình
Working...
X