Cháo nấm là món ăn chay độc nhất vô nhị của chùa Phụng Thánh (Hà Nội), tuy rất đơn giản nhưng bạn ít khi tìm thấy bất kỳ một ngôi chùa nào từ Bắc chí Nam hay ở một nhà hàng nào cả. Sư cụ Đàm Ánh, người trụ trì chùa, chính là tác giả của món này.
Cháo nấm thực chất chỉ là gạo nấu với nấm, cho thêm gia vị, lá thơm, ai ai cũng có thể nấu được, song dường như chỉ có cháo do các sư của chùa Phụng Thánh nấu mới có thể chuyển tải hết hương vị đặc biệt của loại cháo này. Hầu như tất cả các ngày trọng: lễ Thượng nguyên, Hạ nguyên, vào hạ, ra hạ, giỗ tổ..., các vị sư chùa Phụng Thánh làm cỗ chay cúng Phật, cúng Mẫu đều nấu món cháo nấm. Một mâm cỗ chay ở chùa có tới hàng mươi món: chả đậu, nem rán, nấm, mọc, xôi chè, bánh đúc, cơm nắm muối vừng..., món nào cũng ngon nhưng chỉ riêng món cháo nấm là mùi vị thật chẳng dễ quên chút nào.
Ảnh: nghich (ảnh chỉ có tính chất minh họa)
Thường mỗi mâm cỗ cho 6 người được một tô cháo nấm và món cháo là món được thưởng thức đầu tiên. Vào mùa đông giá rét, khi khách ngồi đủ mâm, món cháo còn bốc khói nghi ngút mới được múc lên, mỗi người được thưởng thức bát cháo nhỏ còn nóng bỏng lưỡi thì mới thấy hết mùi thơm thanh tao của nấm, cái ngầy ngậy, ngòn ngọt của gạo và thơm dịu của rau răm. Có khách thập phương may mắn được thưởng thức cỗ chùa Phụng Thánh nghiền đến nỗi phải "ăn mày Phật" thêm vài ba muôi cháo nữa bởi hương vị ngon, lạ khác thường của cháo nấm ở đây. Vào mùa hè, cháo nấm được ăn nguội hơn thì người thưởng thức lại có được cái cảm giác mát mẻ, thanh thoát trong cái bầu không khí hương hoa ngan ngát giữa chốn Phật đường.
Đã bao lần tôi tập nấu cháo nấm nhưng không đạt. Sư thầy Thắm, người thường xuyên có mặt ở bếp trong những ngày chùa làm cỗ chay, dạy tôi "quy trình" nấu cháo nấm, chỉ đơn giản như thế này: gạo tẻ ngon vo để ráo, nước đun sôi trên bếp mới cho gạo vào, đun nhỏ lửa để bếp âm ỉ cho cháo nhừ, xin nhớ đừng khuấy cháo mà cứ đậy vung thật kín. Nấm (nấm hương khô) chỉ cắt lấy phần chân, rửa sạch, đem ngâm nước nóng cho mềm rồi dùng tay xé nhỏ như xé thịt làm ruốc, lúc cháo sắp nhừ thì cho nước nấm, chân nấm vào quấy đều, một ít dầu ăn, nấu sao cho cháo vừa sánh không đặc hoặc loãng quá. Cháo chín nhừ, cho gia vị, bắc xuống thái rau răm bỏ vào rồi múc ra bát.
Ảnh: my.opera (ảnh chỉ có tính chất minh họa)
"Quy trình" nấu cháo nấm quả là đơn giản và nguyên liệu cũng rất dễ kiếm. Vậy bạn hãy nấu thử xem và hãy một lần tới chùa Phụng Thánh ở phố Khâm Thiên (Hà Nội) vào những ngày lễ trọng, xin "ăn mày Phật" một bát cháo nhỏ để thưởng thức.
Theo VnExpress
Cháo nấm thực chất chỉ là gạo nấu với nấm, cho thêm gia vị, lá thơm, ai ai cũng có thể nấu được, song dường như chỉ có cháo do các sư của chùa Phụng Thánh nấu mới có thể chuyển tải hết hương vị đặc biệt của loại cháo này. Hầu như tất cả các ngày trọng: lễ Thượng nguyên, Hạ nguyên, vào hạ, ra hạ, giỗ tổ..., các vị sư chùa Phụng Thánh làm cỗ chay cúng Phật, cúng Mẫu đều nấu món cháo nấm. Một mâm cỗ chay ở chùa có tới hàng mươi món: chả đậu, nem rán, nấm, mọc, xôi chè, bánh đúc, cơm nắm muối vừng..., món nào cũng ngon nhưng chỉ riêng món cháo nấm là mùi vị thật chẳng dễ quên chút nào.
Ảnh: nghich (ảnh chỉ có tính chất minh họa)
Thường mỗi mâm cỗ cho 6 người được một tô cháo nấm và món cháo là món được thưởng thức đầu tiên. Vào mùa đông giá rét, khi khách ngồi đủ mâm, món cháo còn bốc khói nghi ngút mới được múc lên, mỗi người được thưởng thức bát cháo nhỏ còn nóng bỏng lưỡi thì mới thấy hết mùi thơm thanh tao của nấm, cái ngầy ngậy, ngòn ngọt của gạo và thơm dịu của rau răm. Có khách thập phương may mắn được thưởng thức cỗ chùa Phụng Thánh nghiền đến nỗi phải "ăn mày Phật" thêm vài ba muôi cháo nữa bởi hương vị ngon, lạ khác thường của cháo nấm ở đây. Vào mùa hè, cháo nấm được ăn nguội hơn thì người thưởng thức lại có được cái cảm giác mát mẻ, thanh thoát trong cái bầu không khí hương hoa ngan ngát giữa chốn Phật đường.
Đã bao lần tôi tập nấu cháo nấm nhưng không đạt. Sư thầy Thắm, người thường xuyên có mặt ở bếp trong những ngày chùa làm cỗ chay, dạy tôi "quy trình" nấu cháo nấm, chỉ đơn giản như thế này: gạo tẻ ngon vo để ráo, nước đun sôi trên bếp mới cho gạo vào, đun nhỏ lửa để bếp âm ỉ cho cháo nhừ, xin nhớ đừng khuấy cháo mà cứ đậy vung thật kín. Nấm (nấm hương khô) chỉ cắt lấy phần chân, rửa sạch, đem ngâm nước nóng cho mềm rồi dùng tay xé nhỏ như xé thịt làm ruốc, lúc cháo sắp nhừ thì cho nước nấm, chân nấm vào quấy đều, một ít dầu ăn, nấu sao cho cháo vừa sánh không đặc hoặc loãng quá. Cháo chín nhừ, cho gia vị, bắc xuống thái rau răm bỏ vào rồi múc ra bát.
Ảnh: my.opera (ảnh chỉ có tính chất minh họa)
"Quy trình" nấu cháo nấm quả là đơn giản và nguyên liệu cũng rất dễ kiếm. Vậy bạn hãy nấu thử xem và hãy một lần tới chùa Phụng Thánh ở phố Khâm Thiên (Hà Nội) vào những ngày lễ trọng, xin "ăn mày Phật" một bát cháo nhỏ để thưởng thức.
Theo VnExpress