Cách nhận biết món ăn vừa chín tới
hìa khóa để chế biến được món ăn ngon chính là gia vị đầy đủ, vừa miệng và thức ăn vừa chín tới. Dưới đây là những cách cơ bản để nhận biết:
1. Món cá phi lê và tôm
- Đối với cá chỉ vàng, cá vược, cá trê... phần thịt cá bên ngoài đã ngả màu đục đục là món cá đã chín.
- Đối với cá hồi, cá tuyết: Nhẹ nàng ấn dao mỏng vào bên trong phần dày nhất của miếng thịt, khoét 1 miếng nhỏ. Nếu thấy miếng thịt mờ đục từ bên trong ra ngoài là thịt đã chín.
- Với món tôm luộc, nướng, hấp: khi nhìn thấy vỏ tôm ngả màu đỏ đặc trưng. Tôm phải đỏ tất cả phần vỏ bên ngoài và phần thịt bên trong mờ đục. Nếu như tôm dùng ăn tái thì nên ngâm trong nước đá trước khi ăn.
2. Thịt quay, thịt nướng bằng lò nướng hoặc bằng than hoa
- Thịt bò, sườn, thịt lợn và các loại thịt gia súc khác khi chế biến cần thời gian lâu hơn để thịt chín tận bên trong.
Dùng dĩa chọc vào thịt, nếu như thịt mềm và khi kéo dĩa ra có 1 miếng thịt nhỏ không dính với nhau thì có nghĩa là thịt đã chín.
- Thịt nướng: Không cần cắt lát thịt chỉ cần kiểm tra phần đầu miếng thịt. Tùy từng mục đích nấu ăn thì có cách kiểm tra khác nhau:
+ Với món tái: Ấn ngón tay phải vào miếng thịt, dùng tay trái kéo thịt xuống phía dưới, nếu thịt mềm là được.
+ Nếu cần chín tới: Ấn ngón tay trái lên miếng thịt. Dùng ngón tay cái ấn xung quanh (giống như là compa) nếu thấy thịt mềm nhưng không dai là được.
+ Nếu chín, chín kỹ và chín nhừ: ở giữa miếng thịt tại điểm ấn ngón tay thấy thịt dai dai và còn nguyên miếng, không để lại vết ngón tay ấn vào là thịt là chín. Nếu còn nước màu hồng chảy ra là chưa chín.
3. Rau xanh
Nếu như bạn luộc rau hay rau được cho thêm vào món thịt hầm, trước hết kiểm tra chúng đầu tiên sau khi nấu được 3 - 4 phút để xem chúng đã chín chưa.
- Dù là thêm vào món canh ninh hoặc luộc, hoa lơ xanh, đỗ xanh, măng tây... đều mềm nhưng giòn: kiểm tra bằng các lấy con dao cắt thử 1 miếng nhỏ hoặc cắn thử nếu thấy mềm mềm là chín.
- Để sau khi nấu vẫn còn giữ màu thì cho chúng vào nước lạnh ngay tức khắc sau đó để ráo nước.
4. Ức gà
- Nếu như bạn có nhiệt kế thì ấn vào phần thịt dày nhất của ức gà, nếu trên nhiệt kế là 165 độ F xấp xỉ khoảng 77oC thì dừng nấu, gà đã chín.
- Hay đơn giản hơn, lấy dao cắt một miếng thịt nhỏ, nếu thấy bên trong có nước trong chảy ra là gà đã chín.
5. Món mì Ý
- Hãy kiểm tra sớm hơn 2/3 quãng thời gian nấu bằng cách hãy nếm. Nếu như mỳ mềm, nhưng vẫn còn hình dạng sợi mỳ và nhai không bị dính răng, bên trong sợi mỳ không còn màu trắng là mỳ đã chín.
Trên đây là những cách nhận biết cơ bản cho món ăn. Hãy trổ tài nấu nướng vào dịp Tết này nhé! Cả nhà sẽ ngạc nhiên cho mà xem!
Vân Anh(Dân trí)