■ MÓN CÀ RI
Sau đây là một trong nhiều cách nấu món cà ri quen thuộc theo bếp Ấn, Mã Lai, Thái... mà các bạn có thể dùng các loại thịt dê, bò, cừu, nai, mễn... để nấu và tùy chọn các phần thịt như thịt nạc đùi hay nạc mông, thịt bắp có gân hoặc thịt nạm. Mỗi loại thịt sẽ có độ chín mềm khi nấu lâu mau khác nhau. Lưu ý vấn đề này để canh chừng độ chín vừa phải của thịt. Nếu bạn muốn dùng thịt gà thì giảm luợng cà ri trong phần hướng dẫn này xuống còn phân nửa, lý do là thịt gà nhẹ "mùi" và thớ thịt mềm dễ thấm hơn thịt dê cừu.
VẬT LIỆU
1. 1kg thịt cắt miếng vuông chừng 2cm. Trộn đều thịt với 2 muỗng cà phê múôi + 30gr bột cà ri khô, để qua 30 phút.
2. 50cc cà ri bột loại có dầu bán sẵn hoặc làm nóng 3 muỗng súp dầu rồi cho vào 20gr bột cà ri là tắt lửa ngay, không để cà ri cháy. Phần cà ri này sẽ cho vào khi thịt đã chín.
3. 100gr hành tây ( hoặc tùy thích cho hành tím củ nhỏ cho nồng hơn ) lột vỏ băm nhỏ.
4. ½ muỗng súp tỏi băm nhỏ.
5. 1 muỗng súp gừng băm nhỏ.
6. ½ muỗng cà phê bột bạch đậu khấu.
7. ½ muỗng cà phê nụ đinh hương tán mịn.
8. 1 miếng quế vỏ chừng 15gr hoặc một muỗng cà phê bột quế.
9. ½ muỗng súp ớt tươi trái xanh hoặc đỏ băm nhỏ.
10. 100cc yaourt (sữa chua).
11. 50gr bơ hoặc 3 muỗng súp dầu ăn (nếu dùng bơ món ăn sẽ béo hơn).
THỰC HÀNH
1. Dùng một cái nồi vừa đủ, cho bơ hoặc dầu ăn vào làm nóng rồi cho hành, tỏi, gừng băm vào xào cho dậy mùi thơm rồi trút thịt và yaourt vào, nhỏ lửa, đảo đều trong khoảng 1 - 2 phút cho thịt săn lại rồi mới cho tiếp bạch đậu khấu, quế, đinh hương vào đảo tiếp trong 1 - 2 phút nữa nghe thơm mùi quế mới châm nước sôi vào cao hơn mặt thịt chừng 2cm. Đậy nắp nồi lại, nấu với lửa nhỏ riu riu cho đến khi thịt chín mềm, lưu ý không nấu với lửa lớn, nếu không thịt dù có mềm cũng sẽ không thấm gia vị, trong khi nấu, thăm chừng nếu nước cạn thì cho thêm nước sôi vào cho đến khi thịt mềm mực nước bằng mặt thịt là được.
2. Khi thịt đã mềm mới nêm ớt băm vào từ từ, vừa cho ớt vừa nếm để thăm chừng độ cay chấp nhận được hoặc không nêm thẳng ớt vào nồi thịt mà để riêng để tùy ý mỗi người sử dụng khi ăn. Có người dùng ớt Đà Lạt (còn gọi là ớt chuông) băm nhỏ để cho thẳng vào nồi thịt để tạo mùi ớt chứ không có vị cay. Sau cùng mới châm phần cà ri dầu vào từ từ, vừa châm vừa khuấy đều tay và nếm lại thử xem nồng độ cà ri mà khẩu vị riêng của mình có thể chấp nhận được. Tùy chất lượng loại bột cà ri mà bạn đang có để gia giảm chứ phân lượng đã cho không phải nhất thiết dùng hết. Sau khi cho cà ri dầu vào để nước thịt sôi lại là tắt bếp.
3. Với cách nấu không dùng dùng sữa tươi, nước dừa và các loại rau củ như thế này thì để món cà ri thật ngon người ta không ăn liền sau khi nấu xong mà để nồi thịt qua khoảng 6 tiếng đồng hồ, thậm chí qua nửa ngày trong điều kiện nhiệt độ không cao quá 30 độ C. Nhưng cứ cho vào tủ lạnh là chắc ăn nhất cho nên với cách nấu này người ta thường chuẩn bị trước một ngày. Trước khi ăn nấu nhỏ lửa lại cho nước hầm cạn bớt đi còn bằng phân nửa thịt, món cà ri sẽ rất đậm đà. tùy thích nêm lại với chút muối một lần nữa hoặc nêm riêng khi ăn.
■ CƠM CÀ RI
Cơm cà ri - ảnh T.C
Trong nhiều hàng quán ở Sài Gòn có món cơm nị được xem như một loại cơm trộn cà ri nấu theo một cách nào đó nhưng đúng hơn cơm cà ri là loại cơm đơn thuần chỉ nấu với gia vị rồi sau đó tùy thích ăn với bất cứ loại cà ri nào. Cơm cà ri sau khi nấu thường có dạng hơi khô, không nở nhiều, hột cơm rời chứ không dính và khi dọn ra là đã nguội, để khi chan cà ri nóng vào là vừa mềm ngon. Nếu món cơm cà ri nấu bằng gạo dẻo quánh và dọn nóng, khi chan cà ri nóng vào nữa thì món cơm của bạn sẽ... chèm nhẹp! Ở Sài Gòn loại gạo nàng hương hột dài của miền Nam hay gạo Thái hột dài là loại gạo thường dùng để nấu cơm cà ri.
VẬT LIỆU - THỰC HÀNH
- 500gr gạo hột dài vo sạch để ráo.
- 1 muỗng súp dầu ăn; 2 tép tỏi đập dập; 1 muỗng súp hành tây băm; 1 muỗng cà phê bột nghệ; 50gr hành tây cắt nhỏ; 4 nụ đinh hương giã thành bột; 1 muỗng cà phê bột cà ri; ½ muỗng cà phê bột bạch đậu khấu nếu thích hoặc thay bằng ½ muỗng súp gừng băm.
- Dùng một cái nồi vừa đủ, làm nóng dầu với lửa nhỏ rồi cho hành tỏi vào xào trước cho thơm, sau đó cho nghệ, gừng vào rồi đến gạo đảo cho thật đều, sau cùng châm nước sôi vào vừa đủ với tất cả gia vị còn lại, nấu thành cơm cho thật chín ráo. Nếu dùng nồi cơm điện thì nên sơ chế gia vị trong một cái nồi khác rồi sau đó mới cho gạo, nước vào nồi cơm điện. Lưu ý về lượng nước để nấu cơm cho chín ráo. Sau khi cơm đã chín xới cơm cho tơi hột ra và đi hơi.
TRÌNH BÀY MÓN ĂN
* Cách 1: Làm nóng lại cà ri, bới cơm ra dĩa thành một lớp mỏng, chan nước hầm đều lên mặt cơm trước rồi mới cho thịt lên mặt cơm, cho thêm ít lá ngò.
** Cách 2: Cho cơm vào thố thủy tinh hoặc thố sành sứ, cho cà ri nguội lên mặt cơm, bỏ vào lò nướng điện khoảng 5 phút ở nhiệt độ chừng 120 độ C, hoặc làm nóng bằng lò viba, món cơm cà ri thịt sẽ rất ngon.
NHỮNG MÓN ĂN KÈM CƠM CÀ RI
Với cách nấu cà ri chỉ có thịt không thôi như thế này thì theo một số người Ấn, Mã Lai, Thái... thường được dọn kèm vài loại trái cây như nho tươi, xoài chín hay cà chua chín cắt miếng nhỏ, chuối chín cắt miếng rắc dừa nạo, cam chín cắt miếng mỏng. Thực khách vừa ăn cơm thịt vừa nhấm nháp kèm với trái cây. Và nếu món cà ri được nấu cay thì sẽ có thêm một chén nước me, nấu từ me chín với vị chua ngọt nhẹ để thực khách nhấp từng ngụm nhỏ sau vài miếng cơm cho bớt vị cay, mất cảm giác nóng trong miệng.
Sau đây là một trong nhiều cách nấu món cà ri quen thuộc theo bếp Ấn, Mã Lai, Thái... mà các bạn có thể dùng các loại thịt dê, bò, cừu, nai, mễn... để nấu và tùy chọn các phần thịt như thịt nạc đùi hay nạc mông, thịt bắp có gân hoặc thịt nạm. Mỗi loại thịt sẽ có độ chín mềm khi nấu lâu mau khác nhau. Lưu ý vấn đề này để canh chừng độ chín vừa phải của thịt. Nếu bạn muốn dùng thịt gà thì giảm luợng cà ri trong phần hướng dẫn này xuống còn phân nửa, lý do là thịt gà nhẹ "mùi" và thớ thịt mềm dễ thấm hơn thịt dê cừu.
VẬT LIỆU
1. 1kg thịt cắt miếng vuông chừng 2cm. Trộn đều thịt với 2 muỗng cà phê múôi + 30gr bột cà ri khô, để qua 30 phút.
2. 50cc cà ri bột loại có dầu bán sẵn hoặc làm nóng 3 muỗng súp dầu rồi cho vào 20gr bột cà ri là tắt lửa ngay, không để cà ri cháy. Phần cà ri này sẽ cho vào khi thịt đã chín.
3. 100gr hành tây ( hoặc tùy thích cho hành tím củ nhỏ cho nồng hơn ) lột vỏ băm nhỏ.
4. ½ muỗng súp tỏi băm nhỏ.
5. 1 muỗng súp gừng băm nhỏ.
6. ½ muỗng cà phê bột bạch đậu khấu.
7. ½ muỗng cà phê nụ đinh hương tán mịn.
8. 1 miếng quế vỏ chừng 15gr hoặc một muỗng cà phê bột quế.
9. ½ muỗng súp ớt tươi trái xanh hoặc đỏ băm nhỏ.
10. 100cc yaourt (sữa chua).
11. 50gr bơ hoặc 3 muỗng súp dầu ăn (nếu dùng bơ món ăn sẽ béo hơn).
THỰC HÀNH
1. Dùng một cái nồi vừa đủ, cho bơ hoặc dầu ăn vào làm nóng rồi cho hành, tỏi, gừng băm vào xào cho dậy mùi thơm rồi trút thịt và yaourt vào, nhỏ lửa, đảo đều trong khoảng 1 - 2 phút cho thịt săn lại rồi mới cho tiếp bạch đậu khấu, quế, đinh hương vào đảo tiếp trong 1 - 2 phút nữa nghe thơm mùi quế mới châm nước sôi vào cao hơn mặt thịt chừng 2cm. Đậy nắp nồi lại, nấu với lửa nhỏ riu riu cho đến khi thịt chín mềm, lưu ý không nấu với lửa lớn, nếu không thịt dù có mềm cũng sẽ không thấm gia vị, trong khi nấu, thăm chừng nếu nước cạn thì cho thêm nước sôi vào cho đến khi thịt mềm mực nước bằng mặt thịt là được.
2. Khi thịt đã mềm mới nêm ớt băm vào từ từ, vừa cho ớt vừa nếm để thăm chừng độ cay chấp nhận được hoặc không nêm thẳng ớt vào nồi thịt mà để riêng để tùy ý mỗi người sử dụng khi ăn. Có người dùng ớt Đà Lạt (còn gọi là ớt chuông) băm nhỏ để cho thẳng vào nồi thịt để tạo mùi ớt chứ không có vị cay. Sau cùng mới châm phần cà ri dầu vào từ từ, vừa châm vừa khuấy đều tay và nếm lại thử xem nồng độ cà ri mà khẩu vị riêng của mình có thể chấp nhận được. Tùy chất lượng loại bột cà ri mà bạn đang có để gia giảm chứ phân lượng đã cho không phải nhất thiết dùng hết. Sau khi cho cà ri dầu vào để nước thịt sôi lại là tắt bếp.
3. Với cách nấu không dùng dùng sữa tươi, nước dừa và các loại rau củ như thế này thì để món cà ri thật ngon người ta không ăn liền sau khi nấu xong mà để nồi thịt qua khoảng 6 tiếng đồng hồ, thậm chí qua nửa ngày trong điều kiện nhiệt độ không cao quá 30 độ C. Nhưng cứ cho vào tủ lạnh là chắc ăn nhất cho nên với cách nấu này người ta thường chuẩn bị trước một ngày. Trước khi ăn nấu nhỏ lửa lại cho nước hầm cạn bớt đi còn bằng phân nửa thịt, món cà ri sẽ rất đậm đà. tùy thích nêm lại với chút muối một lần nữa hoặc nêm riêng khi ăn.
■ CƠM CÀ RI
Cơm cà ri - ảnh T.C
Trong nhiều hàng quán ở Sài Gòn có món cơm nị được xem như một loại cơm trộn cà ri nấu theo một cách nào đó nhưng đúng hơn cơm cà ri là loại cơm đơn thuần chỉ nấu với gia vị rồi sau đó tùy thích ăn với bất cứ loại cà ri nào. Cơm cà ri sau khi nấu thường có dạng hơi khô, không nở nhiều, hột cơm rời chứ không dính và khi dọn ra là đã nguội, để khi chan cà ri nóng vào là vừa mềm ngon. Nếu món cơm cà ri nấu bằng gạo dẻo quánh và dọn nóng, khi chan cà ri nóng vào nữa thì món cơm của bạn sẽ... chèm nhẹp! Ở Sài Gòn loại gạo nàng hương hột dài của miền Nam hay gạo Thái hột dài là loại gạo thường dùng để nấu cơm cà ri.
VẬT LIỆU - THỰC HÀNH
- 500gr gạo hột dài vo sạch để ráo.
- 1 muỗng súp dầu ăn; 2 tép tỏi đập dập; 1 muỗng súp hành tây băm; 1 muỗng cà phê bột nghệ; 50gr hành tây cắt nhỏ; 4 nụ đinh hương giã thành bột; 1 muỗng cà phê bột cà ri; ½ muỗng cà phê bột bạch đậu khấu nếu thích hoặc thay bằng ½ muỗng súp gừng băm.
- Dùng một cái nồi vừa đủ, làm nóng dầu với lửa nhỏ rồi cho hành tỏi vào xào trước cho thơm, sau đó cho nghệ, gừng vào rồi đến gạo đảo cho thật đều, sau cùng châm nước sôi vào vừa đủ với tất cả gia vị còn lại, nấu thành cơm cho thật chín ráo. Nếu dùng nồi cơm điện thì nên sơ chế gia vị trong một cái nồi khác rồi sau đó mới cho gạo, nước vào nồi cơm điện. Lưu ý về lượng nước để nấu cơm cho chín ráo. Sau khi cơm đã chín xới cơm cho tơi hột ra và đi hơi.
TRÌNH BÀY MÓN ĂN
* Cách 1: Làm nóng lại cà ri, bới cơm ra dĩa thành một lớp mỏng, chan nước hầm đều lên mặt cơm trước rồi mới cho thịt lên mặt cơm, cho thêm ít lá ngò.
** Cách 2: Cho cơm vào thố thủy tinh hoặc thố sành sứ, cho cà ri nguội lên mặt cơm, bỏ vào lò nướng điện khoảng 5 phút ở nhiệt độ chừng 120 độ C, hoặc làm nóng bằng lò viba, món cơm cà ri thịt sẽ rất ngon.
NHỮNG MÓN ĂN KÈM CƠM CÀ RI
Với cách nấu cà ri chỉ có thịt không thôi như thế này thì theo một số người Ấn, Mã Lai, Thái... thường được dọn kèm vài loại trái cây như nho tươi, xoài chín hay cà chua chín cắt miếng nhỏ, chuối chín cắt miếng rắc dừa nạo, cam chín cắt miếng mỏng. Thực khách vừa ăn cơm thịt vừa nhấm nháp kèm với trái cây. Và nếu món cà ri được nấu cay thì sẽ có thêm một chén nước me, nấu từ me chín với vị chua ngọt nhẹ để thực khách nhấp từng ngụm nhỏ sau vài miếng cơm cho bớt vị cay, mất cảm giác nóng trong miệng.
Comment