Bài & hình: Nguyễn Ðạt/Người Việt
Quán cháo Tiều đặc biệt Sài Gòn. (Hình: Nguyễn Ðạt/Người Việt)
SÀI GÒN (NV) – Chúng tôi gọi quán Cháo Tiều trong ngõ hẻm số 51 đường Cao Thắng, Quận 3, Sài Gòn, là cháo Tiều Sài Gòn, để phân biệt với những hàng quán cháo Tiều tại Quận 5 và Quận 6 mà người Sài Gòn trước đây vẫn gọi là Chợ Lớn.
Cháo Tiều vốn là loại cháo đặc sản của người Tiều-Triều Châu, Trung Quốc – đã có mặt lâu năm tại Chợ Lớn. Quán Cháo Tiều Sài Gòn cũng rất thâm niên, tính tới hôm nay đã trên 70 năm hiện diện tại Sài Gòn.
Ban đầu, Cháo Tiều Sài Gòn chưa phải là quán tiệm mà chỉ là một xe đẩy, đặt tại đầu hẻm số 136 đường Nguyễn Thiện Thuật. Tuy nhiên, chúng tôi lúc nào đi qua ngang đây đều thấy rất đông khách, nào là khách ngồi ăn tại chỗ, nào là khách tới mua mang về. Từ mấy năm nay, xe đẩy Cháo Tiều Sài Gòn đặt tại đầu hẻm số 136 đường Nguyễn Thiện Thuật đã yên vị tại số 51/33 đường Cao Thắng, trở thành một quán tiệm đàng hoàng, diện tích đủ rộng để sắp đặt năm, bảy bộ bàn ghế.
Lần đầu tiên chúng tôi thưởng thức món Cháo Tiều Sài Gòn cách đây đã nhiều năm, do nhà văn Sơn Nam giới thiệu. Lúc ấy Cháo Tiều Sài Gòn vẫn còn là chiếc xe đẩy, đậu tại đầu hẻm 136 đường Nguyễn Thiện Thuật. Nhà văn Sơn Nam được xem như cuốn sách sử độc đáo, sống động của xứ Nam Bộ nói chung và miệt U Minh thuở khai hoang nói riêng. Nhà văn Sơn Nam cho biết đã từng thưởng thức món cháo Tiều từ thời ông còn trẻ tuổi; món cháo Tiều do người Triều Châu chính gốc đứng bán ở vùng Kiên Giang-Rạch Giá.
Mặt tiền quán cháo Tiều trên đường Cao Thắng. (Hình: Nguyễn Ðạt/Người Việt)
Quán Cháo Tiều Sài Gòn hiện nay, chiếc xe đẩy y hệt thuở nào được đặt trước cửa quán. Trên chiếc xe đẩy và ở cửa quán, biển hiệu đèn nhấp nháy ghi những hàng chữ: Cháo Tiều Cô Út Chợ Bàn Cờ. Phía sau chiếc xe đẩy là một khoảng rộng, trong đó là một bếp “gaz” khá lớn, cùng một lúc đun nấu được bốn, năm cái xoong cháo đặt sẵn trên bếp “gaz” này, phục vụ khi khách vào quán gọi cháo.
Ðặc biệt của quán Cháo Tiều Sài Gòn, khác hẳn với các quán tiệm cháo Tiều Quận 5 và Quận 6, là cách đun nấu của quán trước khi hoàn thành tô cháo để khách dùng. Cô Út, chủ quán Cháo Tiều Sài Gòn hiện nay cho biết: “Tui thấy hầu hết các quán tiệm cháo Tiều ở Quận 5, Quận 6 đã không chế biến tô cháo theo đúng truyền thống cháo Tiều. Các quán tiệm ấy pha tạp, cải biên tùm lum, nhứt là thường cho khách ăn kèm với cháo Tiều bằng giò heo, cải chua. Mấy thứ này khiến tô cháo Tiều lạc giọng, không hòa hợp với hương vị tô cháo Tiều nguyên thủy.”
Tô cháo Tiều của quán Cháo Tiều Sài Gòn, có các thứ ăn kèm với cháo – cũng gọi là phần nhân của cháo, chúng tôi nhận thấy gồm đủ loại phèo non phèo già, dồi trường, tim, gan, cật,… của con heo, thêm vào đó là mực tươi. Tùy theo khách gọi, lấy tất cả các thứ kể trên hoặc chỉ lấy thứ gì đó, người chế biến tô cháo của quán Cháo Tiều Sài Gòn sẽ gắp các thứ nhân do khách gọi vào một tô nhỏ, mang tới chỗ bếp “gaz” lớn, đổ vào xoong đặt sẵn trên bếp, nấu chín với một ít cháo trắng. Các thứ nhân đã chín hẳn, đổ phần cháo nấu với nhân ra tô, thêm cháo trắng vừa đủ vào tô, rồi mang thành phẩm tô cháo Tiều tới bàn cho khách. Thưởng thức tô cháo Tiều ở đây, thường khách kêu thêm giò cháo quẩy để ăn kèm. Những cái giò cháo quẩy khá lớn, giòn thơm, do quán đặt ở một cơ sở có thâm niên gần nửa thế kỷ, tại khu vực cầu Nhị Thiên Ðường, Quận 8, Sài Gòn.
Tô cháo Tiều. (Hình do chủ quán cung cấp)
Chính cách đun nấu như vậy đã mang lại hương vị đặc biệt cho tô cháo Tiều của quán Cháo Tiều Sài Gòn. Nồi cháo lớn của quán Cháo Tiều Sài Gòn được hầm với xương heo; nấu riêng từng tô cháo với các thứ nhân là các nguyên liệu tươi sống,… cho vị ngọt đậm đà, cùng vị thơm chất sánh của tô cháo Tiều. Cô Út cho chúng tôi biết, nhiều thực khách ưa thích hương vị của món nhân là tim hầm của quán, đã kêu thêm chén tim hầm; món tim hầm này được tính với giá 40 ngàn đồng/chén.
Giá cả một tô cháo Tiều với các thứ nhân hiện nay của quán Cháo Tiều Sài Gòn, từ 50 tới 70 ngàn đồng/tô. Với giá cả như vậy, có thực khách cho rằng khá mắc. Chúng tôi nhận thấy, với cách chế biến một tô cháo Tiều của quán Cháo Tiều Sài Gòn, và hương vị thơm ngon đậm đà của tô cháo Tiều ở đây, thì giá như vậy có thể chấp nhận. Tại Sài Gòn, quán cháo lòng lâu năm và nổi tiếng nhất có lẽ là quán cháo lòng ở đường Võ Thị Sáu – tên cũ: đường Hiền Vương – thuộc Quận 1. Chúng tôi đã dùng cháo lòng tại quán này nhiều lần, nhận thấy chất lượng cháo không bằng cháo Tiều của quán Cháo Tiều Sài Gòn; tô cháo lòng ở đây cũng chỉ rẻ hơn tô cháo Tiều vài ba ngàn mà thôi.
Cô Út chủ quán cho chúng tôi biết: quán Cháo Tiều Sài Gòn mở cửa từ 3 giờ rưỡi chiều, phục vụ khách tới 11 giờ đêm. “Buổi tối khách tới đông lắm, tụi tui phục vụ muốn hổng kịp.”
Quán cháo Tiều đặc biệt Sài Gòn. (Hình: Nguyễn Ðạt/Người Việt)
SÀI GÒN (NV) – Chúng tôi gọi quán Cháo Tiều trong ngõ hẻm số 51 đường Cao Thắng, Quận 3, Sài Gòn, là cháo Tiều Sài Gòn, để phân biệt với những hàng quán cháo Tiều tại Quận 5 và Quận 6 mà người Sài Gòn trước đây vẫn gọi là Chợ Lớn.
Cháo Tiều vốn là loại cháo đặc sản của người Tiều-Triều Châu, Trung Quốc – đã có mặt lâu năm tại Chợ Lớn. Quán Cháo Tiều Sài Gòn cũng rất thâm niên, tính tới hôm nay đã trên 70 năm hiện diện tại Sài Gòn.
Ban đầu, Cháo Tiều Sài Gòn chưa phải là quán tiệm mà chỉ là một xe đẩy, đặt tại đầu hẻm số 136 đường Nguyễn Thiện Thuật. Tuy nhiên, chúng tôi lúc nào đi qua ngang đây đều thấy rất đông khách, nào là khách ngồi ăn tại chỗ, nào là khách tới mua mang về. Từ mấy năm nay, xe đẩy Cháo Tiều Sài Gòn đặt tại đầu hẻm số 136 đường Nguyễn Thiện Thuật đã yên vị tại số 51/33 đường Cao Thắng, trở thành một quán tiệm đàng hoàng, diện tích đủ rộng để sắp đặt năm, bảy bộ bàn ghế.
Lần đầu tiên chúng tôi thưởng thức món Cháo Tiều Sài Gòn cách đây đã nhiều năm, do nhà văn Sơn Nam giới thiệu. Lúc ấy Cháo Tiều Sài Gòn vẫn còn là chiếc xe đẩy, đậu tại đầu hẻm 136 đường Nguyễn Thiện Thuật. Nhà văn Sơn Nam được xem như cuốn sách sử độc đáo, sống động của xứ Nam Bộ nói chung và miệt U Minh thuở khai hoang nói riêng. Nhà văn Sơn Nam cho biết đã từng thưởng thức món cháo Tiều từ thời ông còn trẻ tuổi; món cháo Tiều do người Triều Châu chính gốc đứng bán ở vùng Kiên Giang-Rạch Giá.
Mặt tiền quán cháo Tiều trên đường Cao Thắng. (Hình: Nguyễn Ðạt/Người Việt)
Quán Cháo Tiều Sài Gòn hiện nay, chiếc xe đẩy y hệt thuở nào được đặt trước cửa quán. Trên chiếc xe đẩy và ở cửa quán, biển hiệu đèn nhấp nháy ghi những hàng chữ: Cháo Tiều Cô Út Chợ Bàn Cờ. Phía sau chiếc xe đẩy là một khoảng rộng, trong đó là một bếp “gaz” khá lớn, cùng một lúc đun nấu được bốn, năm cái xoong cháo đặt sẵn trên bếp “gaz” này, phục vụ khi khách vào quán gọi cháo.
Ðặc biệt của quán Cháo Tiều Sài Gòn, khác hẳn với các quán tiệm cháo Tiều Quận 5 và Quận 6, là cách đun nấu của quán trước khi hoàn thành tô cháo để khách dùng. Cô Út, chủ quán Cháo Tiều Sài Gòn hiện nay cho biết: “Tui thấy hầu hết các quán tiệm cháo Tiều ở Quận 5, Quận 6 đã không chế biến tô cháo theo đúng truyền thống cháo Tiều. Các quán tiệm ấy pha tạp, cải biên tùm lum, nhứt là thường cho khách ăn kèm với cháo Tiều bằng giò heo, cải chua. Mấy thứ này khiến tô cháo Tiều lạc giọng, không hòa hợp với hương vị tô cháo Tiều nguyên thủy.”
Tô cháo Tiều của quán Cháo Tiều Sài Gòn, có các thứ ăn kèm với cháo – cũng gọi là phần nhân của cháo, chúng tôi nhận thấy gồm đủ loại phèo non phèo già, dồi trường, tim, gan, cật,… của con heo, thêm vào đó là mực tươi. Tùy theo khách gọi, lấy tất cả các thứ kể trên hoặc chỉ lấy thứ gì đó, người chế biến tô cháo của quán Cháo Tiều Sài Gòn sẽ gắp các thứ nhân do khách gọi vào một tô nhỏ, mang tới chỗ bếp “gaz” lớn, đổ vào xoong đặt sẵn trên bếp, nấu chín với một ít cháo trắng. Các thứ nhân đã chín hẳn, đổ phần cháo nấu với nhân ra tô, thêm cháo trắng vừa đủ vào tô, rồi mang thành phẩm tô cháo Tiều tới bàn cho khách. Thưởng thức tô cháo Tiều ở đây, thường khách kêu thêm giò cháo quẩy để ăn kèm. Những cái giò cháo quẩy khá lớn, giòn thơm, do quán đặt ở một cơ sở có thâm niên gần nửa thế kỷ, tại khu vực cầu Nhị Thiên Ðường, Quận 8, Sài Gòn.
Tô cháo Tiều. (Hình do chủ quán cung cấp)
Chính cách đun nấu như vậy đã mang lại hương vị đặc biệt cho tô cháo Tiều của quán Cháo Tiều Sài Gòn. Nồi cháo lớn của quán Cháo Tiều Sài Gòn được hầm với xương heo; nấu riêng từng tô cháo với các thứ nhân là các nguyên liệu tươi sống,… cho vị ngọt đậm đà, cùng vị thơm chất sánh của tô cháo Tiều. Cô Út cho chúng tôi biết, nhiều thực khách ưa thích hương vị của món nhân là tim hầm của quán, đã kêu thêm chén tim hầm; món tim hầm này được tính với giá 40 ngàn đồng/chén.
Giá cả một tô cháo Tiều với các thứ nhân hiện nay của quán Cháo Tiều Sài Gòn, từ 50 tới 70 ngàn đồng/tô. Với giá cả như vậy, có thực khách cho rằng khá mắc. Chúng tôi nhận thấy, với cách chế biến một tô cháo Tiều của quán Cháo Tiều Sài Gòn, và hương vị thơm ngon đậm đà của tô cháo Tiều ở đây, thì giá như vậy có thể chấp nhận. Tại Sài Gòn, quán cháo lòng lâu năm và nổi tiếng nhất có lẽ là quán cháo lòng ở đường Võ Thị Sáu – tên cũ: đường Hiền Vương – thuộc Quận 1. Chúng tôi đã dùng cháo lòng tại quán này nhiều lần, nhận thấy chất lượng cháo không bằng cháo Tiều của quán Cháo Tiều Sài Gòn; tô cháo lòng ở đây cũng chỉ rẻ hơn tô cháo Tiều vài ba ngàn mà thôi.
Cô Út chủ quán cho chúng tôi biết: quán Cháo Tiều Sài Gòn mở cửa từ 3 giờ rưỡi chiều, phục vụ khách tới 11 giờ đêm. “Buổi tối khách tới đông lắm, tụi tui phục vụ muốn hổng kịp.”