Con đuông dừa là một trong những đặc sản nổi tiếng của miền Tây Việt Nam.
Cùng với đuông chà là, đuông dừa làm nên những món ăn ngon và tuyệt vời mang đến cho thực khách thưởng thức một cảm giác khó tả (từ cảm giác chiến thắng khi vượt qua nỗi sợ ban đầu, đến vị ngon, béo thanh của những con đuông dừa hòa quyện với các loại gia vị).
Đuông dừa đặc sản nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ
Tổng quát về xuất xứ, sự độc đáo của con đuông dừa:
- Con đuông dừa sống trong phần cổ hũ mềm của cây dừa (chúng là ấu trùng của loại bọ cánh cứng: kiến dương hay bọ rầy). Người ta tìm được những con đuông dừa dựa vào việc quan sát những chòm lá trên ngọn cây dừa bị héo và đổ gục xuống (do bọ kiến dương khoét ngọn và chui vào đẻ trứng rồi theo thời gian trứng nở ra thành những ấu trùng nho nhỏ và nhanh chóng lớn lên nhờ ăn những đọt cổ hủ dừa vừa mềm vừa bổ, làm cây dừa kiệt sức và úa tàn đi)…
Và theo thời gian, do bị đuông dừa xâm nhập những đọt cổ hủ dừa sẽ bị hư hại nặng khiến cây dừa ngã ngang xuống, khi đó chỉ cần áp tai vào thân dừa sẽ nghe tiếng những con đuông dừa rầm rì, ồn ào bên trong.
Theo kinh nghiệm từ xưa đến giờ, nhiều người nói con đuông dừa sẽ xuất hiện trong hai trường hợp:
- Trương hợp 1: Đuông dừa ăn những cây dừa còn sống, khi ấy cây dừa sẽ xụ đọt, lá vàng, xung quanh cổ hũ dừa có nhiều lỗ khoét bằng ngón tay, có mọt dừa rớt ra ngoài.
- Trường hợp 2: Con đuông dừa ăn những cây dừa đã bị đốn ngã xuống và nhất là những cây đã được cưa ngang phần ngọn, đồng thời cũng có mọt dừa xuất hiện.
Lưu ý, mọt dừa phải còn mới một chút chứ mà cũ quá thì nhiều khả năng chúng không còn trong đó nữa
Bên cạnh đó những con đuông dừa có vài điểm rất độc đáo so với các loại đuông khác
- Điểm độc đáo thứ nhất là: nếu như đuông chà là một cây chỉ có một, thì đuông dừa có đến hàng chục đến hàng trăm con, mỗi lần người nông dân bắt đuông dừa sẽ hốt trọn cả ổ
- Và điểm độc đáo thứ hai là con đuông dừa chúng xuất hiện quanh năm không theo mùa cố định như đuông chà là (để có đuông chà là chúng ta phải đợi đến giai đoạn trong khoảng tháng 10 âm lịch đến tháng 2 âm lịch)
Thế làm thế nào để có thế bắt được những con đuông dừa ứ sữa, mập tròn và mềm nhũn?
Người nông dân đang tiến hành bắt con đuông dừa!!!
Hướng dẫn về cách bắt đuông dừa:
- Về dụng cụ dành cho việc bắt đuông dừa thì không cần nhiều, chỉ cần một cái búa, một cái mác, một cái thau hoặc rổ để đựng đuông.
Tuy nhiên, khi tiến hành bắt đuông dừa sẽ tốn khá nhiều công sức: phải chặt cổ hủ dừa xuống sau đó tiến hành bửa rồi chẻ nhưng đô khi thậm chí là phải cưa thân dừa ra để bắt (bổ thân dừa ra, ta sẽ thấy rất nhiều con đuông dừa trong đó: có tới hàng trăm con và mỗi con nằm một lỗ kèm theo những con mọc cánh hay con gọi là con bố mẹ: kiến dương, được nhiều người dân bảo nhau là có thể ăn được và thậm chị rất ngon nữa là khác. Chủ vườn phải hạ đốn để bắt đuông.)
Đuông bửa xong, đem về nên rửa sơ sơ cho bớt mạt dừa, không nên rửa kỹ quá để tránh làm đuông chết.
Ổ đuông dừa: bao gồm những con đuông dừa ú sữa, mềm kèm những con kiến dương bố mẹ của đuông dừa
Con đuông dừa hơi có màu vàng nhạt
Với người trồng dừa, những con đuông dừa là kẻ thù số một nên họ cũng không có cách nào khác hơn là buộc phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo sự an toàn cho vườn dừa. Chính vì vậy, không phải ai cũng có cơ hội trong đời để đi thử cách bắt đuông dừa như thế này..
Cùng với đuông chà là, đuông dừa làm nên những món ăn ngon và tuyệt vời mang đến cho thực khách thưởng thức một cảm giác khó tả (từ cảm giác chiến thắng khi vượt qua nỗi sợ ban đầu, đến vị ngon, béo thanh của những con đuông dừa hòa quyện với các loại gia vị).
Đuông dừa đặc sản nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ
Tổng quát về xuất xứ, sự độc đáo của con đuông dừa:
- Con đuông dừa sống trong phần cổ hũ mềm của cây dừa (chúng là ấu trùng của loại bọ cánh cứng: kiến dương hay bọ rầy). Người ta tìm được những con đuông dừa dựa vào việc quan sát những chòm lá trên ngọn cây dừa bị héo và đổ gục xuống (do bọ kiến dương khoét ngọn và chui vào đẻ trứng rồi theo thời gian trứng nở ra thành những ấu trùng nho nhỏ và nhanh chóng lớn lên nhờ ăn những đọt cổ hủ dừa vừa mềm vừa bổ, làm cây dừa kiệt sức và úa tàn đi)…
Và theo thời gian, do bị đuông dừa xâm nhập những đọt cổ hủ dừa sẽ bị hư hại nặng khiến cây dừa ngã ngang xuống, khi đó chỉ cần áp tai vào thân dừa sẽ nghe tiếng những con đuông dừa rầm rì, ồn ào bên trong.
Theo kinh nghiệm từ xưa đến giờ, nhiều người nói con đuông dừa sẽ xuất hiện trong hai trường hợp:
- Trương hợp 1: Đuông dừa ăn những cây dừa còn sống, khi ấy cây dừa sẽ xụ đọt, lá vàng, xung quanh cổ hũ dừa có nhiều lỗ khoét bằng ngón tay, có mọt dừa rớt ra ngoài.
- Trường hợp 2: Con đuông dừa ăn những cây dừa đã bị đốn ngã xuống và nhất là những cây đã được cưa ngang phần ngọn, đồng thời cũng có mọt dừa xuất hiện.
Lưu ý, mọt dừa phải còn mới một chút chứ mà cũ quá thì nhiều khả năng chúng không còn trong đó nữa
Bên cạnh đó những con đuông dừa có vài điểm rất độc đáo so với các loại đuông khác
- Điểm độc đáo thứ nhất là: nếu như đuông chà là một cây chỉ có một, thì đuông dừa có đến hàng chục đến hàng trăm con, mỗi lần người nông dân bắt đuông dừa sẽ hốt trọn cả ổ
- Và điểm độc đáo thứ hai là con đuông dừa chúng xuất hiện quanh năm không theo mùa cố định như đuông chà là (để có đuông chà là chúng ta phải đợi đến giai đoạn trong khoảng tháng 10 âm lịch đến tháng 2 âm lịch)
Thế làm thế nào để có thế bắt được những con đuông dừa ứ sữa, mập tròn và mềm nhũn?
Người nông dân đang tiến hành bắt con đuông dừa!!!
Hướng dẫn về cách bắt đuông dừa:
- Về dụng cụ dành cho việc bắt đuông dừa thì không cần nhiều, chỉ cần một cái búa, một cái mác, một cái thau hoặc rổ để đựng đuông.
Tuy nhiên, khi tiến hành bắt đuông dừa sẽ tốn khá nhiều công sức: phải chặt cổ hủ dừa xuống sau đó tiến hành bửa rồi chẻ nhưng đô khi thậm chí là phải cưa thân dừa ra để bắt (bổ thân dừa ra, ta sẽ thấy rất nhiều con đuông dừa trong đó: có tới hàng trăm con và mỗi con nằm một lỗ kèm theo những con mọc cánh hay con gọi là con bố mẹ: kiến dương, được nhiều người dân bảo nhau là có thể ăn được và thậm chị rất ngon nữa là khác. Chủ vườn phải hạ đốn để bắt đuông.)
Đuông bửa xong, đem về nên rửa sơ sơ cho bớt mạt dừa, không nên rửa kỹ quá để tránh làm đuông chết.
Ổ đuông dừa: bao gồm những con đuông dừa ú sữa, mềm kèm những con kiến dương bố mẹ của đuông dừa
Con đuông dừa hơi có màu vàng nhạt
Với người trồng dừa, những con đuông dừa là kẻ thù số một nên họ cũng không có cách nào khác hơn là buộc phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo sự an toàn cho vườn dừa. Chính vì vậy, không phải ai cũng có cơ hội trong đời để đi thử cách bắt đuông dừa như thế này..
Trương Minh Hiếu (sieuthicontrung)
Comment