Những cách chế biến ốc ở Sài Gòn
1. Nướng
Kiểu nướng quen thuộc nhất ở Sài Gòn là nướng mỡ hành
Đây là cách được người Sài Gòn yêu thích nhất, làm nên đặc điểm nhận diện quán ốc với những vỉ nướng nghi ngút khói thơm lừng. Vì số lượng “fan” hâm mộ quá đông nên nghêu, sò, ốc nướng ở Sài Gòn có thể tẩm ướp đủ loại nguyên liệu, gia vị để chiều lòng khẩu vị nhiều người.
Phổ biến nhất là nướng mỡ hành, nướng mọi, muối ớt, sa tế, bơ tỏi, tiêu, dầu hào, phô mai, trứng cút, nướng tái, nước mắm...
Nướng nước mắm, nướng phô mai là những kiểu nướng rất được ưa chuộng
Ốc sau khi rửa sạch để ráo nước được ướp gia vị sau đó được đặt lên vỉ nướng chín trên bếp than hồng. Ốc thường được nướng khéo vừa chín đến để không cứng và đánh mất vị ngọt. Và để thực khách có thể cảm nhận được hết vị ngon của ốc, ốc vừa nướng chín sẽ được đưa ngay lên bàn. Vị giòn dai của ốc hòa quyện cùng gia vị khiến bất cứ ai cũng chẳng muốn dừng tay.
2. Xào
Ốc xào Sài Gòn thường chấm kèm bánh mì
Sau nướng thì kiểu chế biến ốc thứ 2 khiến người Sài Gòn mê mẩn là xào. Cũng như nướng, ốc xào Sài Gòn là một danh sách dài, với nhiều cách chế biến khác nhau như xào me, sa tế, tỏi, bơ, rau muống, lá quế, rau răm, Thái Lan, gừng, dừa, cay...
Trong tiết trời se lạnh thì những đĩa ốc xào nóng hôi hổi càng được yêu thích. Nếu như ốc xào sả ớt thơm mùi sả, cay vị ớt, gừng; ốc xào me đượm vị chua; xào cay thấm vị ngon tuyệt trong tiết trời se lạnh; xào khế thơm ngon, lạ miệng thì ốc xào dừa béo ngậy quen thuộc khiến người ta phải tấm tắc, xuýt xoa khi thưởng thức.
Ốc len xào dừa là món ốc xào "kinh điển" của Sài Gòn
Điểm thú vị của ốc xào là có thể chấm kèm bánh mì, biến ốc từ món ăn chơi thành món ăn no, nên Sài Gòn cũng không thiếu quán ốc phục vụ vào giấc trưa, với rất đông dân văn phòng lui tới.
3. Luộc - Hấp
Ốc luộc cũng có nhiều kiểu luộc: lá chanh, gừng, sả...
Tuy chỉ đơn giản là luộc, hấp nhưng người Sài Gòn cũng tìm cách chế biến cho thật hấp dẫn. Món luộc, hấp thoạt nhìn thì vô cùng dễ dàng, nhưng thực chất để có được một đĩa ốc ngon cũng cần không ít bí quyết.
Trước khi luộc, hấp ốc thường được ngâm với ớt qua đêm cho nhả nhớt, cát, sau đó xả sạch qua nhiều nước đem hấp cùng sả, lá chanh, thái, rau răm, nước dừa, bia, mỡ hành, gừng, khế... tùy món. Thời gian luộc cũng phải canh vừa đủ để những con ốc ngon, béo vừa kịp thò phần mài thò ra khỏi vỏ, săn nóng bỏng tay.
Được yêu thích nhất là nghêu hấp và ốc luộc
Một bí quyết nữa cho món ốc luộc, hấp thơm ngon chính là nước chấm. Pha nước chấm ốc là cả một nghệ thuật. Gừng đập dập, sả băm nhuyễn, ớt băm nhuyễn, hòa cùng nước mắm ngon, thêm chút đường, nước cốt chanh, rắc thêm vài lá chanh hay gừng thái chỉ... tùy món. Không chỉ dậy hương vị thơm ngọt, giòn dai của ốc hấp, luộc, bát nước chấm chua, cay, mặn, ngọt còn giúp cân bằng âm dương và cho thực khách cảm giác ấm bụng.
4. Rang
Khi được rang, hương vị ốc càng thêm cuốn hút
Ngoài nướng, người Sài Gòn còn một cách thưởng thức thú vị là rang. Khi được rang, hương vị ốc hương, cúm núm, sò huyết... càng thêm cuốn hút. Món rang được chế biến đơn giản. Chỉ cần muối giã hạt, kết hợp cùng ớt cay, tỏi hoặc me tán là bạn sẽ có ngay một đĩa ốc thơm lừng.
Trong các loại rang, càng ghẹ rang muối là được ưa chuộng nhất
Vị mặn, cay, nồng của muối, ớt, tỏi hay chua thanh của me áo quanh lớp vỏ, len lỏi vào thịt ốc khiến cho món ăn thêm bắt vị. Người ăn nhờ vậy mà có cơ hội trải nghiệm từ ngoài vào trong hương vị của những đĩa ốc tuyệt ngon.
5. Tái
Món tái phổ biến nhất là hàu và tôm
Một cách thưởng thức không cần chế biến nhưng vẫn khiến người Sài Gòn vô cùng yêu thích là ăn tái. Vị ngọt thơm của các loài nhuyễn thể chính là lý do ra đời những món tái sống. Trong đó sò huyết, hàu, nghêu, tôm... là các loại hải sản yêu thích cho món này.
Người ăn thường chọn mù tạt, hoặc cốt chanh tươi, muối tiêu... những phụ gia không thể thiếu cho món tái để chấm cùng. Vị cay xộc của mù tạt, chua cay của ớt, chanh sẽ giúp đánh tan vị tanh và góp phần đem lại cảm nhận khó quên khi thưởng thức món này. Lưu ý là món tái thường không đảm bảo an toàn vệ sinh nên muốn ăn món này, bạn nên chọn nhà hàng hay quán lớn, nơi có hàu, ốc tươi.
6. Gỏi
Những loại ốc ngon làm gỏi là ốc giác, ốc hương, ốc bươu...
Ốc là món cho phụ nữ hàn huyên và đàn ông lai rai nên đã là quán ốc thì không thể thiếu gỏi. Vị chua, cay, mặn, ngọt của nước trộn gỏi hòa trộn với các nguyên liệu như: xoài, rau răm, rau muống, lá tía tô, dưa leo... cùng vị nhân nhẫn, beo béo của ốc mang đến cho thực khách những trải nghiệm mới mẻ.
Tuy cách chế biến đơn giản nhưng để có một đĩa gỏi ốc ngon cùng cần không ít dụng công. Ốc sau khi được khìa lấy thịt được xào sơ với hành, trộn cùng các loại rau gia vị gion giòn, thơm thanh và nước trộn gỏi đậm đà.
7. Chiên
Hàu tẩm bột chiên xù là món khoái khẩu của nhiều người
Vị thơm giòn của ốc chiên ngũ vị, chiên xù, hay chiên giòn cũng là hương vị mới được nhiều người Sài Gòn yêu thích. Ốc chiên giòn bên ngoài nhưng vẫn giữ được độ giòn dai sần sật bên trong đem chấm cùng chút tương ớt, ăn kèm rau răm thì càng tuyệt.
8. Nấu
Quán ốc nào cũng có món cháo ấm bụng, dễ tiêu
Ngoài các cách chế biến kể trên, các món ốc nấu cà ry, cháo, bung cà tím, măng... ăn kèm bún, bánh mì hay chấm muối tiêu chanh cũng là “mồi nhậu” tuyệt ngon.
Bất kể là nấu cùng nguyên liệu gì thì ốc trước khi nấu cũng đều được sơ chế kỹ với hỗn hợp hành, tỏi, mắm tôm, sả, ớt, mẻ, bột nghệ, cà ry sao cho đậm đà, tiếp đó xào săn, gạn bớt nước cho thấm gia vị.
1. Nướng
Kiểu nướng quen thuộc nhất ở Sài Gòn là nướng mỡ hành
Đây là cách được người Sài Gòn yêu thích nhất, làm nên đặc điểm nhận diện quán ốc với những vỉ nướng nghi ngút khói thơm lừng. Vì số lượng “fan” hâm mộ quá đông nên nghêu, sò, ốc nướng ở Sài Gòn có thể tẩm ướp đủ loại nguyên liệu, gia vị để chiều lòng khẩu vị nhiều người.
Phổ biến nhất là nướng mỡ hành, nướng mọi, muối ớt, sa tế, bơ tỏi, tiêu, dầu hào, phô mai, trứng cút, nướng tái, nước mắm...
Nướng nước mắm, nướng phô mai là những kiểu nướng rất được ưa chuộng
Ốc sau khi rửa sạch để ráo nước được ướp gia vị sau đó được đặt lên vỉ nướng chín trên bếp than hồng. Ốc thường được nướng khéo vừa chín đến để không cứng và đánh mất vị ngọt. Và để thực khách có thể cảm nhận được hết vị ngon của ốc, ốc vừa nướng chín sẽ được đưa ngay lên bàn. Vị giòn dai của ốc hòa quyện cùng gia vị khiến bất cứ ai cũng chẳng muốn dừng tay.
2. Xào
Ốc xào Sài Gòn thường chấm kèm bánh mì
Sau nướng thì kiểu chế biến ốc thứ 2 khiến người Sài Gòn mê mẩn là xào. Cũng như nướng, ốc xào Sài Gòn là một danh sách dài, với nhiều cách chế biến khác nhau như xào me, sa tế, tỏi, bơ, rau muống, lá quế, rau răm, Thái Lan, gừng, dừa, cay...
Trong tiết trời se lạnh thì những đĩa ốc xào nóng hôi hổi càng được yêu thích. Nếu như ốc xào sả ớt thơm mùi sả, cay vị ớt, gừng; ốc xào me đượm vị chua; xào cay thấm vị ngon tuyệt trong tiết trời se lạnh; xào khế thơm ngon, lạ miệng thì ốc xào dừa béo ngậy quen thuộc khiến người ta phải tấm tắc, xuýt xoa khi thưởng thức.
Ốc len xào dừa là món ốc xào "kinh điển" của Sài Gòn
Điểm thú vị của ốc xào là có thể chấm kèm bánh mì, biến ốc từ món ăn chơi thành món ăn no, nên Sài Gòn cũng không thiếu quán ốc phục vụ vào giấc trưa, với rất đông dân văn phòng lui tới.
3. Luộc - Hấp
Ốc luộc cũng có nhiều kiểu luộc: lá chanh, gừng, sả...
Tuy chỉ đơn giản là luộc, hấp nhưng người Sài Gòn cũng tìm cách chế biến cho thật hấp dẫn. Món luộc, hấp thoạt nhìn thì vô cùng dễ dàng, nhưng thực chất để có được một đĩa ốc ngon cũng cần không ít bí quyết.
Trước khi luộc, hấp ốc thường được ngâm với ớt qua đêm cho nhả nhớt, cát, sau đó xả sạch qua nhiều nước đem hấp cùng sả, lá chanh, thái, rau răm, nước dừa, bia, mỡ hành, gừng, khế... tùy món. Thời gian luộc cũng phải canh vừa đủ để những con ốc ngon, béo vừa kịp thò phần mài thò ra khỏi vỏ, săn nóng bỏng tay.
Được yêu thích nhất là nghêu hấp và ốc luộc
Một bí quyết nữa cho món ốc luộc, hấp thơm ngon chính là nước chấm. Pha nước chấm ốc là cả một nghệ thuật. Gừng đập dập, sả băm nhuyễn, ớt băm nhuyễn, hòa cùng nước mắm ngon, thêm chút đường, nước cốt chanh, rắc thêm vài lá chanh hay gừng thái chỉ... tùy món. Không chỉ dậy hương vị thơm ngọt, giòn dai của ốc hấp, luộc, bát nước chấm chua, cay, mặn, ngọt còn giúp cân bằng âm dương và cho thực khách cảm giác ấm bụng.
4. Rang
Khi được rang, hương vị ốc càng thêm cuốn hút
Ngoài nướng, người Sài Gòn còn một cách thưởng thức thú vị là rang. Khi được rang, hương vị ốc hương, cúm núm, sò huyết... càng thêm cuốn hút. Món rang được chế biến đơn giản. Chỉ cần muối giã hạt, kết hợp cùng ớt cay, tỏi hoặc me tán là bạn sẽ có ngay một đĩa ốc thơm lừng.
Trong các loại rang, càng ghẹ rang muối là được ưa chuộng nhất
Vị mặn, cay, nồng của muối, ớt, tỏi hay chua thanh của me áo quanh lớp vỏ, len lỏi vào thịt ốc khiến cho món ăn thêm bắt vị. Người ăn nhờ vậy mà có cơ hội trải nghiệm từ ngoài vào trong hương vị của những đĩa ốc tuyệt ngon.
5. Tái
Món tái phổ biến nhất là hàu và tôm
Một cách thưởng thức không cần chế biến nhưng vẫn khiến người Sài Gòn vô cùng yêu thích là ăn tái. Vị ngọt thơm của các loài nhuyễn thể chính là lý do ra đời những món tái sống. Trong đó sò huyết, hàu, nghêu, tôm... là các loại hải sản yêu thích cho món này.
Người ăn thường chọn mù tạt, hoặc cốt chanh tươi, muối tiêu... những phụ gia không thể thiếu cho món tái để chấm cùng. Vị cay xộc của mù tạt, chua cay của ớt, chanh sẽ giúp đánh tan vị tanh và góp phần đem lại cảm nhận khó quên khi thưởng thức món này. Lưu ý là món tái thường không đảm bảo an toàn vệ sinh nên muốn ăn món này, bạn nên chọn nhà hàng hay quán lớn, nơi có hàu, ốc tươi.
6. Gỏi
Những loại ốc ngon làm gỏi là ốc giác, ốc hương, ốc bươu...
Ốc là món cho phụ nữ hàn huyên và đàn ông lai rai nên đã là quán ốc thì không thể thiếu gỏi. Vị chua, cay, mặn, ngọt của nước trộn gỏi hòa trộn với các nguyên liệu như: xoài, rau răm, rau muống, lá tía tô, dưa leo... cùng vị nhân nhẫn, beo béo của ốc mang đến cho thực khách những trải nghiệm mới mẻ.
Tuy cách chế biến đơn giản nhưng để có một đĩa gỏi ốc ngon cùng cần không ít dụng công. Ốc sau khi được khìa lấy thịt được xào sơ với hành, trộn cùng các loại rau gia vị gion giòn, thơm thanh và nước trộn gỏi đậm đà.
7. Chiên
Hàu tẩm bột chiên xù là món khoái khẩu của nhiều người
Vị thơm giòn của ốc chiên ngũ vị, chiên xù, hay chiên giòn cũng là hương vị mới được nhiều người Sài Gòn yêu thích. Ốc chiên giòn bên ngoài nhưng vẫn giữ được độ giòn dai sần sật bên trong đem chấm cùng chút tương ớt, ăn kèm rau răm thì càng tuyệt.
8. Nấu
Quán ốc nào cũng có món cháo ấm bụng, dễ tiêu
Ngoài các cách chế biến kể trên, các món ốc nấu cà ry, cháo, bung cà tím, măng... ăn kèm bún, bánh mì hay chấm muối tiêu chanh cũng là “mồi nhậu” tuyệt ngon.
Bất kể là nấu cùng nguyên liệu gì thì ốc trước khi nấu cũng đều được sơ chế kỹ với hỗn hợp hành, tỏi, mắm tôm, sả, ớt, mẻ, bột nghệ, cà ry sao cho đậm đà, tiếp đó xào săn, gạn bớt nước cho thấm gia vị.
Theo PNO