Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

7 M ó n Ă n Đ ắ t T i ề n Ở V i ệ t N a m

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • 7 M ó n Ă n Đ ắ t T i ề n Ở V i ệ t N a m


    7 M ó n Ă n Đ ắ t T i ề n Ở V i ệ t N a m



    Các bạn đã từng thử qua các món ăn này chưa ?




    Gà Đông Tảo


    Gà Đông Tảo hay gà Đông Cảo là một giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam, không nơi nào trên thế giới có. Đặc điểm nổi bật của loại gà này là cặp chân xấu xí, đôi chân to và thô, khi trưởng thành có thể nặng trên 4,5kg (gà trống) và trên 3,5 kg (gà mái). Đây là loài gà nuôi cổ truyền của xã Đông Tảo thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, người dân trước đây thường dùng để cúng tế-hội hè, hay tiến Vua. Gà Đông Tảo thuộc danh sách các giống gia cầm quí hiếm của Việt Nam hiện đang được bảo tồn. Giá thị trường khoảng 50 đô cho 1 kg.





    Gà 9 cựa (hay 9 móng)


    Huyền thoại cổ tích Sơn Tinh-Thủy Tinh đã nhắc về loại gà quý hiếm này. Gà có ít nhất 3 cựa khi mới nở. Giá thị trường khoảng 35 đến 50 đô cho 1kg. Tuy nhiên gần đây có tin giá 1 con gà 9 cựa ở Long An đã lên đến giá 30 triệu VN (khoảng 1500 đô).









    Cá Anh Vũ



    Theo huyền thoại Á Đông thì đó là một loại cá chép có thể biến thành rồng. Miệng cá có hình thù đặc biệt giống như miệng rồng vì loại cá này chuyên ăn rong rêu bám vào các tảng đá nên miệng cá thay đổi để phù hợp với loại thức ăn đó. Cá này đã gần như tuyệt chủng. Một con cá 2kg trị giá 80 đô.







    Cá Chìa Vôi


    Tui đã có dịp thưởng thức loại cá này. Đó là một loại cá nước lợ chỉ thấy ở cửa sông Nhà Bè. Giá thị trường khoảng 70 đô 1 kg.






    Con Sá Sùng


    Sá sùng là một loài hải sản thường gặp ở biển Vân Đồn, Móng Cáy, Nha Trang, Côn Đảo.

    Sá sùng là loài thân mềm chỉ sống ở những bãi cát ven biển nơi thủy triều lên, xuống tạo ra những doi cát. Chúng có hình dạng na ná như một con giun khổng lồ đầy màu sắc, trong những hang đá, khe cát ở tận dưới đáy biển sâu từ 10 đến 30 m. Khi còn tươi, sá sùng có độ dài khoảng 5 đến 10 cm, cá biệt có con dài đến 15–40 cm, đường kính 20 cm, nặng từ 1 đến 3 kg. Khi bị bắt lên khỏi mặt biển, chúng thu mình lại, tròn như một quả bóng, cái miệng bé như lỗ van bơm hơi. Da thay đổi màu sắc tùy theo môi trường nó ở, dùng tay sờ vào thấy mềm và mát. Ruột sá sùng giống như ruột giun, chỉ một đường ống từ đầu đến cuối, không có tim, gan, phổi.

    Sá sùng là một trong những hải sản quý hiếm. Từ thời xưa, chúng được khai thác để làm cống vật cho vua, quan. Chỉ có những người giàu có mới đủ điều kiện sử dụng. Theo Đông y, sá sùng có thể sử dụng như một vị thuốc cường dương, tăng sinh lực (như Viagra). Chúng có thể dùng để chế biến để làm thuốc bằng cách ngâm nước muối, luộc chín, căng ra phơi khô. Muốn ăn lại thì đem luộc lần nữa rồi cắt thành từng miếng nhỏ nấu với thuốc Bắc hoặc bỏ vào bụng gà ác hầm nhừ rồi ăn.
    Ngoài ra, sá sùng còn được sử dụng cả lúc còn tươi (nấu canh, xáo) hay khô (rang). Trong món phở truyền thống của Hà Nội và Nam Định, để làm ngọt nước dùng, ngoài hầm xương bò, người ta còn cho thêm sá sùng hoặc tôm nhỏ.









    Con Ngán

    Chỉ tìm thấy ở cửa sông Bạch Đằng nơi giáp ranh giữa Quảng Ninh và Hải Phòng. Đó là món đặc sản của vùng Quảng Ninh.

    Bên ngoài con ngán lớn hơn con ngêu và có vỏ sần sùi màu trắng xám do sống sâu dưới đáy cát. Khi ở dưới nước, ngán thường thò chiếc vòi to và dài để thở và kiếm thức ăn, nếu thấy mặt nước động là chui nhanh xuống dưới bùn để trốn.







    Chim Sâm Cầm

    Đặc sản ở Hồ Tây, Hà Nội.

    Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nhắc về loài chim này trong bài Nhớ Mùa Thu Hà Nội:

    Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi.
    Màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời...


    Giá thị trường khoảng 100 đô 1 kg



    (ST)




  • #2
    Nghe đồn là kéo nhau ầm ầm đi ặn Còn cá chìa vôi có bà con gì với chim chìa vôi hong ta ?

    Comment


    • #3
      Chim chìa vôi là tên gọi của người xưa giờ được gọi là chích chòe than.



      - Chích chòe than còn có 1 cái tên khác đó là chim chìa vôi. Sở dĩ ông bà ta gọi nó là chim chìa vôi vì nó có đôi chân vừa cao, vừa nhỏ giống những cái chìa vôi của các bà ăn trầu. Do chân vừa cao, vừa nhỏ nên dáng đi của chích chòe than trông như xiêu vẹo, ko vững vì vậy, những người chân yếu mà lại cao khều thì đc ví von là cặp cẳng chìa vôi.


      1. XUẤT XỨ

      CCT có xuất xứ từ quần đảo Nam Dương rồi dần dần có mặt ở các nước vùng Đông Nam Á trong đó có nuớc ta. Tại VN, giống này có mặt ở khắp mọi nơi từ núi cao rừng thẳm đến đồng bằnng sông Hồng, sông Cửu Long… tuy nhiên chúng sống trong rừng thì ít mà sống gần vườn tược gần nhà con người thì nhiều

      CCT còn có 1 đặc tính là khi hót thì chọn cành cao nhất mà hót. Khi hót thì chim đứng yên vị trí khá lâu, khỏang 15- 30ph. Giọng hót của CCT có bài bản nhất định, ko lầm với loài chim nào khác đc

      2. HÌNH DÁNG

      - Hình dáng thì CCT quá quen thuộc lại có hình ảnh nên ko nhắc lại nữa, chỉ có nét đáng lưu ý là CCT miền Bắc lớn hơn CCT miền Nam và chân cũng cao hơn, nhưng giọng hót và đặc tính thì ko có gì khác cả!

      3. CÁCH NUÔI CHIM BỔI

      - Trong đời sống tự nhiên thì CCT rất gần gũi với con người. Chúng thường sống và làm tổ trong các hốc ở vườn của con người. Chỉ cần lấy cái hủ đặt lên cành cây thấp là tự động vào đẻ…nghe có vẻ êm tay nhưng thường ở miền nam chúng lủi vô cây khế , cây dừa có bộng là bụp bụp đẻ , chìa vôi đẻ dể biết lắm ,từ cách tha rác làm ổ , kiếm mồi ........săn ra ổ nó

      - Tuy CCT rất dạn người nhưng khi bị bắt vào lồng, chúng lại tỏ ra rất sợ hãi, bay tán loạn cho xức đầu mẻ trán hoặc có khi nhịn ăn chịu chết. vì vậy người nuôi CCT thường nuôi chim non cho dễ thuần tính và khi lớn lên , có thể thà choc him bay nhày trong nhà như gia cầm

      - Riêng chim bổi bẫy về thì phải nhôt chim trong lồng tre or mây, bên trong có cóng nước, cóng cào cào ( nhớ cắt chân kẻo cào cào nhảy mất), cóng đưng đậu phộng pha một ít sâu tươi or khô. Ngoaì lồng phủ áo kín rồi treo nơi yên tĩnh vài ngày. Đợi đến khi nào chim bớt nhát thì ta có thể hé áo lồng và treo chim nơi có người qua lại để chim quen dần

      4. THỨC ĂN

      - Đây là loài chim có ích cho con người,sống trong rừng, chúng thường tìm trùn dế, cào cào, sâu bọ phá hoại mùa màng mà ăn. Ngòai ra, chúng còn tìm ăn những trái cây đã chin trong vườn

      - Nuôi chim CCT rất tốn kém thức ăn. Mỗi ngày ngòai đậu phộng trộn trứng ra còn phải cung cấp thêm cào cào, sâu tươi hoặc khô nữa. sâu khô mua về bóp nhuyễn rồi trộn với đậu phộng trôn trứng tỉ lệ 30% or 50%. Cho ăn mỗi ngày ít là 1 muỗng cà fê. Chim ăn sâu càng nhiều thì càng sung, càng hăng, “ lên lửa”, thậm chỉ chủ đưa tay vào thêm thức ăn cũng bị chim đá, căn liên hồi. Vì vậy khi thấy chim đã “ lên lửa” thì ta giảm bớt lượng sâu xuống, tùy vào tình hình mà giảm cho hợp lý. Tuy nhiên, cào cào thì ko giảm, trừ khi vào mùa nắng, cào cào ko có thì đành tăng thêm lương sâu cho chim sung sức riêng kkb lúc nhỏ đem về ( 7 ngày từ ngày nở trứng ) bỏ vô ổ cho ăn : tép ( lột vỏ , cào cào là sống 100%)

      5. LỒNG CHIM & CÁCH CHĂM SÓC

      - Lồng nuôi CCT ko cần rộng, chỉ cần đường kính đáy lồng khoảng 30phân là đủ. Ngòai ra nên giữ lồng chim sạch sẽ. phải kì cọ cóng nước cho hết trơn nhớt mỗi khi thay nứơc. Thức ăn nên đổ vào cóng một lương vừa phải, tránh hư mốc. khi nào cho ăn mới trộn sâu khô với hỗn hợp đậu phông trộn trứng.

      - Mỗi ngày hoặc cách 1 ngày phải tắm choc him một lần vì CCT rất thích tắm. có tắm thì chim mới mát mẻ, sạch sẽ, ko có kí sinh trùng gây bệnh.

      - Túm lại nuôi CCT tốn kém, đòi hỏi phải chăm sóc nhiều nhưng bù lại chim hót suốt ngày và tiếng hót rất ngọt ngào, lảnh lót. Chỉ cần tuyển 1 bé họa mi và một bé chích chòe than là cả nhà suốt ngày rộn rã tiếng chim ca .
      Nuôi thì khoái lắm ! khi trưởng thành chim đi ăn xa , dù đi muôn nơi chim vẩn quay về với nhửng tiếng huýt sáo! Quan trọng là nuôi từ nhỏ ,khi lớn lên dạy bảo nó : con có thông minh có con ngu lắm ! bay được lên cao là đứng hoài ko xuống
      vui lắm khi nuôi chim chìa vôi !



      (ST)

      Comment

      Working...
      X