Những món ‘bốc mùi’ của ẩm thực châu Á
Mùi và vị là hai khái niệm quan trọng nhất của ẩm thực. Có nhiều món ăn có vị ngon khó quên nhưng lại mang mùi hương khá lạ lẫm và khó chịu. Ẩm thực châu Á sở hữu không ít món ăn như vậy.
1. Đậu phụ thối
Đậu phụ thối là món ăn vỉa hè được bày bán rộng rãi ở Trung Quốc, Đài Loan, Singapore cùng các nước có cộng đồng người Hoa đông đảo khác. Đậu phụ được lên men, có mùi thum thủm như...phân bón mục rữa. Cũng có người thấy nó giống vị thịt rữa nhưng với những người sành ăn thì đậu phụ thối càng nặng mùi càng ngon.
Đậu phụ thối có thể dùng để ăn sống, hoặc hấp, hầm, thông dụng nhất là rán và ăn kèm với tương ớt. Màu sắc của đậu phụ thối cũng khá đa dạng, ở Chiết Giang, đậu hũ thối được chiên vàng còn ở Hồ Nam, đậu hũ thối có màu đen.
2. Trứng thế kỷ
Được biết với nhiều cái tên như trứng trăm năm/ngàn năm/triệu năm, một quả trứng thế kỷ có thể là trứng gà, trứng vịt hoặc trứng cút được bảo quản.
Người ta dùng một loại sốt làm từ nước trà, chanh, đất sét, tàn thuốc và muối bao quanh quả trứng. Tiếp đó, chúng được cuộn tròn trong trấu để giữ cho chúng khỏi dính vào nhau và ủ như vậy trong vòng 3 năm. Thành phẩm là những quả trứng có màu xanh nâu và có mùi giống như mùi ợ hơi và... nước tiểu.
3. Natto
Đây là món ăn Nhật làm bằng đậu nành lên men và khá nhầy nhụa. Natto thường được ăn vào bữa sáng với cơm, sushi hoặc là cho thêm vào mì. Một ít sốt đậu tương và mù tạt của Trung Quốc được cho vào trước khi đậu được trộn bằng đũa theo vòng tròn, điều này sẽ tạo ra nhiều bong bóng và dây dính nhớp. Natto dính đến nỗi sau khi cho vào miệng, bạn phải dùng đũa để phá vỡ những sợi dính nhớp trên môi.
4. Sầu riêng
Sầu riêng có nguồn gốc châu Á. Tại nhiều nơi, sầu riêng bị cấm ở những nơi công cộng vì mùi vị đặc trưng của loại quả này. Sầu riêng có vỏ ngoài xù xì với nhiều gai sắc nhọn, bên trong có khoảng 3 rãnh múi. Múi sầu riêng ngọt đậm, mềm và béo ngậy khi chín đồng thời tỏa mùi hương rất nồng. Không phải ai cũng chịu được mùi sầu riêng nhưng cũng không ít người cực kì yêu thích loại quả này.
5. Kim chi
Kim chi có thể coi là một loại dưa muối nặng mùi của ẩm thực Triều Tiên. Món ăn được làm bằng cách lên men từ các loại rau củ (chủ yếu là cải thảo) và ớt, có vị chua cay. Bên cạnh vị cay cùng màu sắc đặc trưng, qua quá trình lên men, hầu hết các loại kim chi đều có mùi rất nồng. Lượng men lactobacilli cao có mặt trong quá trình lên men kim chi, điều này dẫn đến lượng axit lactic trong sản phẩm cuối cùng còn cao hơn cả trong sữa chua.
6. Narezushi
Narezushi là sushi được làm từ cá muối ủ trong gạo và để lên men rất lâu, từ 40-50 ngày, có thể lên tới 4 năm. Món ăn đã có lịch sử cả ngàn năm và là một trong những món ăn nặng mùi mà phổ biến toàn Nhật Bản cũng như một vài nước châu Á khác. Cá dùng chế biến narezushi rất đa dạng, từ các loài cá sông tới cá biển. Ở nhiều nơi, người dân còn chuẩn bị một vài loại rau để ngâm cùng với cá.
7. Mắm tôm
Mắm tôm rất phổ biến ở Việt Nam ,mùi vị vô cùng đặc trưng. Mắm được làm từ tôm hoặc moi và muối ăn, qua quá trình lên men tạo màu tím thẫm và mùi nồng đặc trưng đến nỗi "mùi mắm tôm" trở thành một từ thông dụng trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều người yêu thích mắm tôm nhưng cũng có không ít người chỉ ngửi thấy mùi mắm tôm đã "chạy làng".
8. Nước mắm
Nước mắm theo cách hiểu thông thường là chất nước rỉ từ cá, tôm và một số động vật nước khác được ướp muối lâu ngày. Nó được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực của các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam và Thái Lan, để làm nước chấm hoặc gia vị chế biến các món ăn. Tại miền nam Trung Quốc, nước mắm cũng được sử dụng, nhưng chỉ dùng để làm dầu hay gia vị trong các món súp và thịt hầm. Nước mắm có vị mặn và mùi hương rất mạnh nên không phải ai cũng có thể quen thuộc ngay từ đầu.
9. Hongeo
Hongeo là món cá lên men của người Triều Tiên, có mùi amoniac nồng nặc như mùi nước tiểu. Người bản địa rất thích ăn hongeo và thường ăn kèm một vài loại thức ăn khác để giảm bớt mùi vị của chúng như kim chi, thịt nướng, rau sống và rượu soju.
10.Kala Namak
Kala Namak hay còn gọi là muối đen là một loại gia vị phổ biến ở khu vực Ấn Độ. Chúng được làm từ muối mỏ, có vị cay nồng và mùi cực kì đặc trưng, được nhiều người miêu tả như mùi trứng thối. Kala Namak thường được nghiền nhỏ, khi đó nó có màu hồng ánh tím và được sử dụng rộng rãi trong các món ăn NAm Á, có tác dụng nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa.
Đậu phụ thối là món ăn vỉa hè được bày bán rộng rãi ở Trung Quốc, Đài Loan, Singapore cùng các nước có cộng đồng người Hoa đông đảo khác. Đậu phụ được lên men, có mùi thum thủm như...phân bón mục rữa. Cũng có người thấy nó giống vị thịt rữa nhưng với những người sành ăn thì đậu phụ thối càng nặng mùi càng ngon.
Đậu phụ thối có thể dùng để ăn sống, hoặc hấp, hầm, thông dụng nhất là rán và ăn kèm với tương ớt. Màu sắc của đậu phụ thối cũng khá đa dạng, ở Chiết Giang, đậu hũ thối được chiên vàng còn ở Hồ Nam, đậu hũ thối có màu đen.
2. Trứng thế kỷ
Được biết với nhiều cái tên như trứng trăm năm/ngàn năm/triệu năm, một quả trứng thế kỷ có thể là trứng gà, trứng vịt hoặc trứng cút được bảo quản.
Người ta dùng một loại sốt làm từ nước trà, chanh, đất sét, tàn thuốc và muối bao quanh quả trứng. Tiếp đó, chúng được cuộn tròn trong trấu để giữ cho chúng khỏi dính vào nhau và ủ như vậy trong vòng 3 năm. Thành phẩm là những quả trứng có màu xanh nâu và có mùi giống như mùi ợ hơi và... nước tiểu.
3. Natto
Đây là món ăn Nhật làm bằng đậu nành lên men và khá nhầy nhụa. Natto thường được ăn vào bữa sáng với cơm, sushi hoặc là cho thêm vào mì. Một ít sốt đậu tương và mù tạt của Trung Quốc được cho vào trước khi đậu được trộn bằng đũa theo vòng tròn, điều này sẽ tạo ra nhiều bong bóng và dây dính nhớp. Natto dính đến nỗi sau khi cho vào miệng, bạn phải dùng đũa để phá vỡ những sợi dính nhớp trên môi.
4. Sầu riêng
Sầu riêng có nguồn gốc châu Á. Tại nhiều nơi, sầu riêng bị cấm ở những nơi công cộng vì mùi vị đặc trưng của loại quả này. Sầu riêng có vỏ ngoài xù xì với nhiều gai sắc nhọn, bên trong có khoảng 3 rãnh múi. Múi sầu riêng ngọt đậm, mềm và béo ngậy khi chín đồng thời tỏa mùi hương rất nồng. Không phải ai cũng chịu được mùi sầu riêng nhưng cũng không ít người cực kì yêu thích loại quả này.
5. Kim chi
Kim chi có thể coi là một loại dưa muối nặng mùi của ẩm thực Triều Tiên. Món ăn được làm bằng cách lên men từ các loại rau củ (chủ yếu là cải thảo) và ớt, có vị chua cay. Bên cạnh vị cay cùng màu sắc đặc trưng, qua quá trình lên men, hầu hết các loại kim chi đều có mùi rất nồng. Lượng men lactobacilli cao có mặt trong quá trình lên men kim chi, điều này dẫn đến lượng axit lactic trong sản phẩm cuối cùng còn cao hơn cả trong sữa chua.
6. Narezushi
Narezushi là sushi được làm từ cá muối ủ trong gạo và để lên men rất lâu, từ 40-50 ngày, có thể lên tới 4 năm. Món ăn đã có lịch sử cả ngàn năm và là một trong những món ăn nặng mùi mà phổ biến toàn Nhật Bản cũng như một vài nước châu Á khác. Cá dùng chế biến narezushi rất đa dạng, từ các loài cá sông tới cá biển. Ở nhiều nơi, người dân còn chuẩn bị một vài loại rau để ngâm cùng với cá.
7. Mắm tôm
Mắm tôm rất phổ biến ở Việt Nam ,mùi vị vô cùng đặc trưng. Mắm được làm từ tôm hoặc moi và muối ăn, qua quá trình lên men tạo màu tím thẫm và mùi nồng đặc trưng đến nỗi "mùi mắm tôm" trở thành một từ thông dụng trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều người yêu thích mắm tôm nhưng cũng có không ít người chỉ ngửi thấy mùi mắm tôm đã "chạy làng".
8. Nước mắm
Nước mắm theo cách hiểu thông thường là chất nước rỉ từ cá, tôm và một số động vật nước khác được ướp muối lâu ngày. Nó được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực của các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam và Thái Lan, để làm nước chấm hoặc gia vị chế biến các món ăn. Tại miền nam Trung Quốc, nước mắm cũng được sử dụng, nhưng chỉ dùng để làm dầu hay gia vị trong các món súp và thịt hầm. Nước mắm có vị mặn và mùi hương rất mạnh nên không phải ai cũng có thể quen thuộc ngay từ đầu.
9. Hongeo
Hongeo là món cá lên men của người Triều Tiên, có mùi amoniac nồng nặc như mùi nước tiểu. Người bản địa rất thích ăn hongeo và thường ăn kèm một vài loại thức ăn khác để giảm bớt mùi vị của chúng như kim chi, thịt nướng, rau sống và rượu soju.
10.Kala Namak
Kala Namak hay còn gọi là muối đen là một loại gia vị phổ biến ở khu vực Ấn Độ. Chúng được làm từ muối mỏ, có vị cay nồng và mùi cực kì đặc trưng, được nhiều người miêu tả như mùi trứng thối. Kala Namak thường được nghiền nhỏ, khi đó nó có màu hồng ánh tím và được sử dụng rộng rãi trong các món ăn NAm Á, có tác dụng nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa.
T.H (Depplus/MASK)
Comment