Muôn vẻ nước giải khát vỉa hè Sài Gòn
Quanh năm Sài Gòn nóng. Người Sài Gòn không có được may mắn hưởng tiết trời se mát hay lạnh giá như Hà Nội. Dạo phố phường Sài Gòn chỉ độ đôi giờ là cổ họng đã khô cháy, mồ hôi túa ra rịn bết vào chân tóc. Lúc ấy, những hàng sinh tố vỉa hè bỗng có sức hút kỳ lạ.
Không đơn điệu như trà đá, nước mía miền Bắc, thế giới nước giải khát ở Sài Gòn đa dạng về chủng loại, chế biến từ các nguyên liệu bổ dưỡng lại có giá thành đặc biệt rẻ.
Nước dừa
Đầu tiên phải kể đến nước dừa. Nước dừa ngọt thơm sạch sẽ, là nước giải khát được hết thảy trẻ già ưa chuộng. Dừa ở Sài Gòn bán phổ biến trên các xe hàng rong ruổi đường dài. Có loại dừa bán theo trái, được ướp lạnh. Khách tạt qua có thể mua về hay uống ngay bên lề đường bởi chủ quán tốt bụng luôn chuẩn bị thêm ống hút. Mỗi trái dừa tươi ướp đá có giá khoảng 10.000 đồng.
Cũng có loại dừa pha, bán ly, thường xuất hiện ở những quầy giải khát di động cùng một vài loại nước giải khát tự chế khác như nước sâm, rong biển..Có hai loại phổ biến là dừa tắc (pha với nước quất) và dừa thơm (trộn cùng mứt thơm). Ly nước dừa pha ngọt lịm, mát lạnh, có vị chua dịu của nước quất, vị ngọt thanh vì đã được trung hòa của mứt thơm, lại có thật nhiều cơm dừa mềm mướt béo ngậy, vừa ngon miệng vừa giải nhiệt tốt. Một ly dừa pha đã khát tức thì chỉ có giá khoảng 5.000 đồng.
Nước sâm
Gọi là sâm nhưng thức tế món nước giải khát có màu nâu đậm này không hề chế biến từ sâm. Có thể vì tác dụng giải nhiệt, tăng lực tốt như thần dược sâm quý mà người ta vì thức uống ấy như sâm, lâu rồi thành tên gọi.
Nước sâm cũng được bán ở quán ven đường, thành phần chính có mía lau, rau bắp, rễ tranh và giá rất rẻ, khoảng 5.000 đồng cho một chén uống liền. Ly "sâm lạnh" giữa trưa nóng là giải pháp xoa dịu cổ họng thần kỳ bởi tác dụng thanh nhiệt của các nguyên liệu giá rẻ.
Nước mía
Loại nước ép giản dị, ngọt lịm từ mía cũng là thức uống được ưa chuộng tại Sài Gòn trong những ngày nắng nóng. Nước mía Sài Gòn không khác gì những nơi khác, được cái rẻ, rất rẻ. Ly mía ép nguyên chất thơm mùi tắc, bỏ vài viên đá mát lạnh chỉ có giá khoảng 4.000 đồng. Hút nhẹ hớp nước mía, vị ngọt mới chạm tới đầu lưỡi là tức thì lan tỏa, mang năng lượng khỏe khoắn tới khắp cơ thể.
Nước đắng
Y như tên gọi, nước đắng không giành cho những người hảo ngọt. Đây là thứ giải khát bình dân, phổ biến nhưng không phải ai cũng dễ dàng làm quen được với vị đắng gắt của nước đắng. Vậy mà đã uống được sẽ ghiền, chỉ qua cổ họng là vị đắng dịu bớt, thay bằng vị mát lành, khoan khoái. Nước đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan nên rất thích hợp giải khát mùa hè.
Thông thường, nước đắng bán cùng nước sâm. Người không quen vị đắng có thể uống ào ào rồi gọi ly nước sâm ngọt để hòa vị. Người ưa chuộng uống kiểu vừa phải, nhưng sau vẫn gọi thêm chén nước sâm để nểm đủ ngọt, đắng.
Cà phê sữa đá
Khác với người Hà Nội thường dùng cà phê đặc, uống để nhâm nhi chiêm nghiệm; người Sài Gòn chuộng thứ cà phê hơi loãng một chút, được pha sẵn, ít cà phê nhiều đá, vị nhạt và uống bằng ống hút.
Cà phê Sài Gòn cũng cởi mở và phóng khoáng, người Sài Gòn bất kể tầng lớp đều có thể uống cà phê cả ngày.So sánh vui như người Hà Nội uống trà đá, thì quán tương tự trà đá Hà Nội ở Sài Gòn bán...cà phê. Cà phê cũng có thể được mang bán rong, chỉ với giá vài ngàn là đã có thể có cốc cà phê, ngồi bệt duỗi chân trong công viên thư giãn.
Trà đá miễn phí
Có vẻ lạc điệu, cũng không đến mức phổ thông, nhưng trà đá miễn phí là hình ảnh tuyệt đẹp ở Sài thành đất ít người nhiều. Đi qua một vài góc ngã tư đèn đỏ khi nóng nực, có thể bạn sẽ bắt gặp một vài chiếc bình loại đựng nước khoảng 20 lít, hay chiếc thùng ủ nhiệt có dán dòng chữ "Trà đá miễn phí".
Mục đích của những người đặt bình trà miễn phí không gì khác là chia sẻ với đồng bào mình, những người lao động nghèo khó, khách đi đường có ly nước mắt giải khát trong những ngày nắng nóng. Bác xe ôm tạt vội uống ly nước mát; chị gánh hàng rong quệt vạt áo lau mồ hôi nhấp từng ngụm đã lòng; những người không quen biết lấy giúp nhau chai nước nhỏ tích lũy đường xa....Những hình ảnh tuyệt đẹp ấy đâu cần nhiều lời nói để diễn tả.
Muôn màu Sài Gòn hiện hữu bên những quán nước vỉa hè. Cuộc sống nơi đô thị ai cũng bận, nhưng không mấy người sống vội. Câu chuyện bên ly nước giải khát dù có khi ngắn ngủi nhưng cũng đủ kết nối bao con người, bao mảnh đời.
Đầu tiên phải kể đến nước dừa. Nước dừa ngọt thơm sạch sẽ, là nước giải khát được hết thảy trẻ già ưa chuộng. Dừa ở Sài Gòn bán phổ biến trên các xe hàng rong ruổi đường dài. Có loại dừa bán theo trái, được ướp lạnh. Khách tạt qua có thể mua về hay uống ngay bên lề đường bởi chủ quán tốt bụng luôn chuẩn bị thêm ống hút. Mỗi trái dừa tươi ướp đá có giá khoảng 10.000 đồng.
Cũng có loại dừa pha, bán ly, thường xuất hiện ở những quầy giải khát di động cùng một vài loại nước giải khát tự chế khác như nước sâm, rong biển..Có hai loại phổ biến là dừa tắc (pha với nước quất) và dừa thơm (trộn cùng mứt thơm). Ly nước dừa pha ngọt lịm, mát lạnh, có vị chua dịu của nước quất, vị ngọt thanh vì đã được trung hòa của mứt thơm, lại có thật nhiều cơm dừa mềm mướt béo ngậy, vừa ngon miệng vừa giải nhiệt tốt. Một ly dừa pha đã khát tức thì chỉ có giá khoảng 5.000 đồng.
Nước sâm
Gọi là sâm nhưng thức tế món nước giải khát có màu nâu đậm này không hề chế biến từ sâm. Có thể vì tác dụng giải nhiệt, tăng lực tốt như thần dược sâm quý mà người ta vì thức uống ấy như sâm, lâu rồi thành tên gọi.
Nước sâm cũng được bán ở quán ven đường, thành phần chính có mía lau, rau bắp, rễ tranh và giá rất rẻ, khoảng 5.000 đồng cho một chén uống liền. Ly "sâm lạnh" giữa trưa nóng là giải pháp xoa dịu cổ họng thần kỳ bởi tác dụng thanh nhiệt của các nguyên liệu giá rẻ.
Nước mía
Loại nước ép giản dị, ngọt lịm từ mía cũng là thức uống được ưa chuộng tại Sài Gòn trong những ngày nắng nóng. Nước mía Sài Gòn không khác gì những nơi khác, được cái rẻ, rất rẻ. Ly mía ép nguyên chất thơm mùi tắc, bỏ vài viên đá mát lạnh chỉ có giá khoảng 4.000 đồng. Hút nhẹ hớp nước mía, vị ngọt mới chạm tới đầu lưỡi là tức thì lan tỏa, mang năng lượng khỏe khoắn tới khắp cơ thể.
Nước đắng
Y như tên gọi, nước đắng không giành cho những người hảo ngọt. Đây là thứ giải khát bình dân, phổ biến nhưng không phải ai cũng dễ dàng làm quen được với vị đắng gắt của nước đắng. Vậy mà đã uống được sẽ ghiền, chỉ qua cổ họng là vị đắng dịu bớt, thay bằng vị mát lành, khoan khoái. Nước đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan nên rất thích hợp giải khát mùa hè.
Thông thường, nước đắng bán cùng nước sâm. Người không quen vị đắng có thể uống ào ào rồi gọi ly nước sâm ngọt để hòa vị. Người ưa chuộng uống kiểu vừa phải, nhưng sau vẫn gọi thêm chén nước sâm để nểm đủ ngọt, đắng.
Cà phê sữa đá
Khác với người Hà Nội thường dùng cà phê đặc, uống để nhâm nhi chiêm nghiệm; người Sài Gòn chuộng thứ cà phê hơi loãng một chút, được pha sẵn, ít cà phê nhiều đá, vị nhạt và uống bằng ống hút.
Cà phê Sài Gòn cũng cởi mở và phóng khoáng, người Sài Gòn bất kể tầng lớp đều có thể uống cà phê cả ngày.So sánh vui như người Hà Nội uống trà đá, thì quán tương tự trà đá Hà Nội ở Sài Gòn bán...cà phê. Cà phê cũng có thể được mang bán rong, chỉ với giá vài ngàn là đã có thể có cốc cà phê, ngồi bệt duỗi chân trong công viên thư giãn.
Trà đá miễn phí
Có vẻ lạc điệu, cũng không đến mức phổ thông, nhưng trà đá miễn phí là hình ảnh tuyệt đẹp ở Sài thành đất ít người nhiều. Đi qua một vài góc ngã tư đèn đỏ khi nóng nực, có thể bạn sẽ bắt gặp một vài chiếc bình loại đựng nước khoảng 20 lít, hay chiếc thùng ủ nhiệt có dán dòng chữ "Trà đá miễn phí".
Mục đích của những người đặt bình trà miễn phí không gì khác là chia sẻ với đồng bào mình, những người lao động nghèo khó, khách đi đường có ly nước mắt giải khát trong những ngày nắng nóng. Bác xe ôm tạt vội uống ly nước mát; chị gánh hàng rong quệt vạt áo lau mồ hôi nhấp từng ngụm đã lòng; những người không quen biết lấy giúp nhau chai nước nhỏ tích lũy đường xa....Những hình ảnh tuyệt đẹp ấy đâu cần nhiều lời nói để diễn tả.
Muôn màu Sài Gòn hiện hữu bên những quán nước vỉa hè. Cuộc sống nơi đô thị ai cũng bận, nhưng không mấy người sống vội. Câu chuyện bên ly nước giải khát dù có khi ngắn ngủi nhưng cũng đủ kết nối bao con người, bao mảnh đời.
K.H (Depplus/MASK)
Comment