Trong ba ngày Tết , ai cũng lo làm bánh chưng, bánh tét mứt và vài món nhƯ thịT kho nước dừa vì món này để lâu ân được vài ngày, và những món như bánh tổ, thịt đông ...
và muốn giữ cho những món ăn được lâu không bị hư , vì những ngày Tếy có nhiều nhà kiêng nấu nướng
Poupi sưu tầm được một mẹo cho những món nấu trong những ngày Tết sắp đến
***
Những mẹo hay dưới đây sẽ cho bạn biết cách chọn nếp cho bánh chưng thế nào, cách làm và bảo quản thịt đông ra sao...
Từ lâu, Tết Nguyên đán đã đi vào tiềm thức của rất nhiều người Việt Nam. Dù mỗi người có đi đâu chăng nữa thì lòng vẫn luôn nôn nao đoàn tụ. Vì vậy, mâm cỗ cúng ông bà đối với người Việt rất quan trọng. Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn ghi điểm với gia đình trong dịp đoàn viên.
Bánh chưng, bánh tét là món ăn không thể thiếu
Tương truyền, những chiếc bánh chưng vuông vắn có từ thời vua Hùng thứ 6. Qua năm tháng, loại bánh này luôn xuất hiện trong mâm cỗ ngày Tết, để thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và cầu chúc năm mới sung túc bình an.
Muốn gói bánh chưng ngon, bạn phải cầu kỳ từ khâu chọn nếp, lau rửa lá dong thật kỹ để để bánh lâu hỏng. Đối với bánh tét, lá chuối phải được chần qua nước sôi để diệt vi khuẩn, giúp bánh giữ được lâu và không bị thiu. Ngoài ra, bí quyết để có lớp nếp xanh trong, bạn có thể dùng lá riềng cho bánh chưng và lá dứa (nếp) cho bánh tét, sau đó đem giã nhuyễn lấy nước trộn đều với nếp, ngâm qua đêm để bánh chín có màu xanh đẹp mắt và mùi thơm đặc biệt. Nhân đậu xanh và thịt mỡ quyết định hương vị của bánh, nên tốt nhất bạn cần sử dụng thịt ba chỉ còn da, được tẩm ướp muối tiêu đậm đà bọc khéo léo trong lớp đậu xanh vàng ươm.
Thời gian nấu rất quan trọng, tùy theo kích cỡ bánh mà dao động 10-12 tiếng để đảm bảo hạt nếp nở đều và nhân vừa chín tới. Bánh chín khi cắt ra phải gọn đều, lớp nếp và nhân kết dính thể hiện người gói chắc tay, sắp xếp lá hợp lý.
Bí quyết cho món thịt đông và thịt kho nước dừa đặc trưng của hai miền Nam - Bắc
Món thịt đông không thể thiếu trong mâm cỗ cúng ông bà ngày Tết của những người con xứ Bắc. Thịt đông phải được bảo quản lạnh, thường được ăn kèm hành muối, dưa chua chấm nước mắm nguyên chất với chanh ớt. Món ăn được hầm từ thịt chân giò và kết đông lại nhờ bì heo, vì vậy là khi làm thịt đông, bì heo sẽ quyết định hình thức món ăn. Lượng bì heo hợp lý giúp phần keo trong suốt, mềm, không bị vữa và dai cứng. Để làm phần keo thì khi ninh phải chú ý nhỏ lửa, hớt bọt thường xuyên để món ăn có độ trong suốt hấp dẫn và không nên nêm gia vị quá mặn sẽ làm thịt khó đông.
Làm thịt kho nước dừa không đòi hỏi cầu kỳ trong nguyên liệu, nhưng lại buộc phải chăm chút kỹ lưỡng trong quá trình nấu để thịt được mềm, màu vàng nâu đẹp mắt. Mẹo nhỏ cho món ăn là thịt ba chỉ hoặc nạc mông sau khi được ướp tỏi, đường, nước mắm nên mang đi phơi nắng khoảng 30 phút để phần mỡ được trong và thấm gia vị. Phần nước dừa nên cho thêm một phần nước lọc để miếng thịt chín mềm không bị chai cứng và màu sắc vàng đều không bị đen.
Tăng thêm hương vị với cà pháo, tôm chua
Ngoài ra, thịt mỡ dễ gây ngấy nên những món dưa ăn kèm sẽ giúp hoàn thiện bàn tiệc lại tăng hương vị cho những món ăn khác.
Cà pháo tỏi ớt ngon phải giòn xen lẫn vị ớt cay nồng, thơm mùi riềng tỏi nên người làm cần có kinh nghiệm và bí quyết riêng. Để cà pháo giòn trước khi muối phải được phơi cho héo sơ, ngâm nước muối pha loãng pha chút giấm cho ra bớt nhựa và mùi hăng.
Tôm chua là món quen thuộc với người dân ven biển miền Trung khi muốn dự trữ những con tôm ngon cho ngày lười đi chợ. Để ch
ọn tôm chua ngon, con tôm phải chín đỏ, mềm mại được trộn lẫn với những sợi riềng trắng, thấm gia vị.
và muốn giữ cho những món ăn được lâu không bị hư , vì những ngày Tếy có nhiều nhà kiêng nấu nướng
Poupi sưu tầm được một mẹo cho những món nấu trong những ngày Tết sắp đến
***
Những mẹo hay dưới đây sẽ cho bạn biết cách chọn nếp cho bánh chưng thế nào, cách làm và bảo quản thịt đông ra sao...
Từ lâu, Tết Nguyên đán đã đi vào tiềm thức của rất nhiều người Việt Nam. Dù mỗi người có đi đâu chăng nữa thì lòng vẫn luôn nôn nao đoàn tụ. Vì vậy, mâm cỗ cúng ông bà đối với người Việt rất quan trọng. Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn ghi điểm với gia đình trong dịp đoàn viên.
Bánh chưng, bánh tét là món ăn không thể thiếu
Tương truyền, những chiếc bánh chưng vuông vắn có từ thời vua Hùng thứ 6. Qua năm tháng, loại bánh này luôn xuất hiện trong mâm cỗ ngày Tết, để thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và cầu chúc năm mới sung túc bình an.
Thời gian nấu rất quan trọng, tùy theo kích cỡ bánh mà dao động 10-12 tiếng để đảm bảo hạt nếp nở đều và nhân vừa chín tới. Bánh chín khi cắt ra phải gọn đều, lớp nếp và nhân kết dính thể hiện người gói chắc tay, sắp xếp lá hợp lý.
Bí quyết cho món thịt đông và thịt kho nước dừa đặc trưng của hai miền Nam - Bắc
Món thịt đông không thể thiếu trong mâm cỗ cúng ông bà ngày Tết của những người con xứ Bắc. Thịt đông phải được bảo quản lạnh, thường được ăn kèm hành muối, dưa chua chấm nước mắm nguyên chất với chanh ớt. Món ăn được hầm từ thịt chân giò và kết đông lại nhờ bì heo, vì vậy là khi làm thịt đông, bì heo sẽ quyết định hình thức món ăn. Lượng bì heo hợp lý giúp phần keo trong suốt, mềm, không bị vữa và dai cứng. Để làm phần keo thì khi ninh phải chú ý nhỏ lửa, hớt bọt thường xuyên để món ăn có độ trong suốt hấp dẫn và không nên nêm gia vị quá mặn sẽ làm thịt khó đông.
Tăng thêm hương vị với cà pháo, tôm chua
Ngoài ra, thịt mỡ dễ gây ngấy nên những món dưa ăn kèm sẽ giúp hoàn thiện bàn tiệc lại tăng hương vị cho những món ăn khác.
Cà pháo tỏi ớt ngon phải giòn xen lẫn vị ớt cay nồng, thơm mùi riềng tỏi nên người làm cần có kinh nghiệm và bí quyết riêng. Để cà pháo giòn trước khi muối phải được phơi cho héo sơ, ngâm nước muối pha loãng pha chút giấm cho ra bớt nhựa và mùi hăng.
Tôm chua là món quen thuộc với người dân ven biển miền Trung khi muốn dự trữ những con tôm ngon cho ngày lười đi chợ. Để ch
ọn tôm chua ngon, con tôm phải chín đỏ, mềm mại được trộn lẫn với những sợi riềng trắng, thấm gia vị.