M ắ m T é p C ủ a B à
Sau những trận mưa rào cuối hè là chúng tôi cất được nhiều tép nhất. Những con mương nước lặng, đùng đục là nơi được chọn. Có hôm trở trời, tôm tép còn nổi lờ lờ mặt nước, chỉ cần chịu khó một chút là đã có ngay mớ tép tươi. Hôm nào được nhiều tép là chúng bạn nhảy lên sung sướng về khoe chiến công với cha mẹ chúng. Riêng tôi, mỗi khi vó được nhiều tép thì trong lòng lại trỗi lên một niềm vui khó tả, bởi tôi biết chắc một điều: ngoại sẽ làm mắm tép - món ăn mà tôi thích nhất! Từ mớ tép tôi đem về, ngoại cẩn thận nhặt từng cọng rong, hạt sạn lẫn vào trong đó. Ngoại bảo cái giống mắm tép phải làm sạch, chỉ hơi lẫn đất cát một tý là hỏng, mắm mà ngả màu thâm xỉn là coi như công toi, mà còn mất cả tiếng tăm về mắm xứ Gò Công quê mình đấy con ạ!
Ngoại cẩn thận đãi đi đãi lại cho đến khi rổ tép trắng hồng mới cho vào cối đá giã, như thế mắm mới nhuyễn. Công đoạn rang thính cũng công phu. Lửa không to mà cũng không được quá nhỏ và nhất là phải đảo đều tay. Những hạt gạo vàng rộm trong chảo nở đều như những bông cau, khi chín tới đem ra giã. Xong đâu đấy, cứ một lớp tép ngoại lại bỏ vào một lớp thính cho vào hũ rồi đem nút chặt bằng lá chuối khô và để sát cạnh bếp, nhờ hơi nóng của lửa than mà mắm nhanh chín ngấu. Suốt cả tháng trời tôi cứ háo hức chờ lúc ngoại mở nút lá chuối. Khi ấy, cả căn nhà lá của bà cháu tôi sẽ sực nức mùi vị ngọt ngào, thơm lạ thơm lùng...
Cứ mỗi lần trời bắt đầu se lạnh, báo hiệu mùa đông về, tôi lại nhớ ngoại, nhớ dáng ngoại lụi cụi bên bếp lửa bập bùng, nhớ đến món mắm tép đồng nổi tiếng xứ Gò Công - nhắc tôi nhớ về tuổi thơ và hương vị quê nhà.
Về quê ăn mắm tép đồng
Xa quê nhớ món rau đồng quắt quay
Cái hương vị cay cay của mắm, mùi thơm của rau đồng rất quen thuộc với tôi. Hương vị ấy, đã gắn liền với tuổi thơ tôi tự thuở nào, mỗi khi xa quê trong tôi lại cồn lên một nỗi nhớ đến da diết.
Ngày ấy, vào mùa mưa, cả đám trẻ con chúng tôi kéo nhau ra những con mương, bờ kênh để thả vó. Những cái vó nhỏ xíu, khung được làm bằng thanh tre buộc khéo léo với một tấm vải màn, đơn giản vậy nhưng là công dụng hữu hiệu để bắt tôm, tép. Mồi nhử tôm, tép là cám được rang chín để dậy mùi hương. Xong đâu đấy, mấy đứa tôi háo hức đứa vác gậy, đứa mang vó, đứa cầm rổ hành quân đi cất vó.
Sau những trận mưa rào cuối hè là chúng tôi cất được nhiều tép nhất. Những con mương nước lặng, đùng đục là nơi được chọn. Có hôm trở trời, tôm tép còn nổi lờ lờ mặt nước, chỉ cần chịu khó một chút là đã có ngay mớ tép tươi. Hôm nào được nhiều tép là chúng bạn nhảy lên sung sướng về khoe chiến công với cha mẹ chúng. Riêng tôi, mỗi khi vó được nhiều tép thì trong lòng lại trỗi lên một niềm vui khó tả, bởi tôi biết chắc một điều: ngoại sẽ làm mắm tép - món ăn mà tôi thích nhất! Từ mớ tép tôi đem về, ngoại cẩn thận nhặt từng cọng rong, hạt sạn lẫn vào trong đó.
Ngoại bảo cái giống mắm tép phải làm sạch, chỉ hơi lẫn đất cát một tý là hỏng, mắm mà ngả màu thâm xỉn là coi như công toi, mà còn mất cả tiếng tăm về mắm xứ Gò Công quê mình đấy con ạ! Ngoại cẩn thận đãi đi đãi lại cho đến khi rổ tép trắng hồng mới cho vào cối đá giã, như thế mắm mới nhuyễn. Công đoạn rang thính cũng công phu. Lửa không to mà cũng không được quá nhỏ và nhất là phải đảo đều tay. Những hạt gạo vàng rộm trong chảo nở đều như những bông cau, khi chín tới đem ra giã. Xong đâu đấy, cứ một lớp tép ngoại lại bỏ vào một lớp thính cho vào hũ rồi đem nút chặt bằng lá chuối khô và để sát cạnh bếp, nhờ hơi nóng của lửa than mà mắm nhanh chín ngấu. Suốt cả tháng trời tôi cứ háo hức chờ lúc ngoại mở nút lá chuối. Khi ấy, cả căn nhà lá của bà cháu tôi sẽ sực nức mùi vị ngọt ngào, thơm lạ thơm lùng...
Những buổi chiều đi học về, đói quá, chạy ù vào bếp lấy bát cơm nguội ăn với mắm của ngoại làm thì tuyệt hảo. Mùa đông, khi cơm vừa chín tới để nguyên trên bếp. Dọn mâm cơm ra chỉ có bát canh nóng, tay ngoại xới lưng cơm, khói còn nghi ngút rồi rưới đều từng thìa mắm tươi hồng, đặc sánh thì ăn chẳng biết no. Và cái hương vị đó cứ theo tôi mãi, mỗi khi xa quê làm tôi nhớ đến ngoại bởi cả cuộc đời ngoại hy sinh vì chồng con. Ông tôi mất khi ngoại còn rất trẻ, một mình ngoại chèo chống nuôi năm người con trưởng thành, dựng vợ gả chồng, đến khi chỉ còn lại một mình ngoại trong căn nhà hiu quạnh. Năm tôi mười tuổi, tôi về sống cùng ngoại. Tuổi thơ tôi sống trong sự chỉ bảo dịu dàng mà nghiêm khắc của ngoại. Nhà nghèo không đủ áo ấm, những đêm đông lạnh, ngoại lom khom đi lấy củi nhóm bếp - những cành củi ngoại tranh thủ lượm lặt lúc rảnh rỗi, bên bếp lửa đỏ hồng ngoại hơ tay, hơ ngực và hơ đầu cho tôi, vậy mà cũng qua hết mùa đông.
Thấm thoắt đã mấy năm kể từ ngày ngoại mất. Chiều nay trong cái lạnh tê tái của mùa đông, tôi thầm ước gì lại được nhìn thấy bóng ngoại lụi cụi ngồi bên bếp lửa hồng, được thưởng thức món mắm tép đồng của ngoại mà ấm lòng của người con xa quê.
Võ Minh Tuấn