Cuối tuần đi ăn bánh bèo bì ở Bình Dương
Nhắc đến món bánh bèo bì chợ Búng, người Sài Gòn thế hệ trước hay nhớ về những ngày cuối tuần rong ruổi về Lái Thiêu để thưởng thức món ngon độc đáo này. Ngoài ra, với những vườn cây râm mát cùng nhiều đặc sản trái cây tươi ngon, Lái Thiêu cũng từng một thời là điểm hẹn lý tượng của những nhóm bạn từ Sài Gòn.
Ở chợ Búng (Búng là một địa danh của xã An Thạnh, Thuận An - Bình Dương) có hai quán bánh bèo bì rất nổi tiếng là Mỹ Liên và Ngọc Hương. Quán Mỹ Liên tuy hơi xa hơn một chút so với Ngọc Hương (ở sát trong chợ) nhưng vẫn được ưa chuộng hơn nhờ lịch sử lâu đời cùng hương vị hấp dẫn. Nến biết rằng cô chủ quán đã ngoài 60 chính là cháu ngoại của người sáng lập ra thương hiệu này, nhẩm tính nhanh cũng có thể đoán được tuổi đời của món ngon phải ngoài 100. Khởi thủy từ một gánh hàng rong bên vệ đường, khách phải ngồi chồm hổm để ăn, dần dần kê bàn bán trong sân, rồi mới từ từ vào nhà trệt, và cho đến nay thì khách được ngồi hẳn trong một căn nhà khang trang có nhiều lầu.
Đầu tiên là công đoạn đổ bánh bèo. Ngày trước người Bình Dương thường đổ trong chén (như thường thấy trong bánh bèo Huế). Quá trình này là cả một nghệ thuật, khi khi tay đổ dứt giọt bột cuối cùng thì phải vừa ngám miệng chén. Có vậy thành phẩm sau khi hấp xong miếng bánh bèo mới đẹp. Bột gạo để làm bánh cũng cầu kỳ không kém: gạo được ngâm qua đêm, rồi đổ cho ráo nước cho đến khi nào không còn mùi chua (cám gạo lên men khi gặp nước), xay nhuyễn rồi hòa với nước thành bột nước. Ngày nay áp dụng nhiều công nghệ mới nên việc đổ bánh cũng đơn giản đi bội phần.
Bên cạnh miếng bánh beo ngon thì bì và nước mắm cũng quan trọng không kém. Bì là hỗn hợp thịt heo xắt mỏng, bì heo ram xắt mỏng từng sợi trộn thính gạo, thêm gia vị là tỏi và bột canh. Theo chia sẻ của chủ quán thì với thịt heo phải lựa loại thịt đùi ngon bọc da chung quanh, ram đến gần vàng. Còn nước dừa thì cho vào nồi để lửa riu riu cho ngấm vào thịt thì mới thơm. Tỏi để trộn chung phải nồng và thơm, thính cũng vậy (vì không thơm là thính cũ, trộn vào sẽ làm giảm hương vị của bì). Nước mắm ăn kèm là hỗn hợp nước mắm ngon nhiều đạm pha loãng cùng nước thắng kiệu. Cũng loại nước mắm này khi ăn với bún bì cũng khá ngon. Quán còn có thêm món chả giò, ăn riêng hoặc ăn với bún cũng rất ngon. Miếng chả giò giòn rụm, kẹp thêm chút rau sống rồi nhanh chóng tan vào miệng cùng với loại nước mắm đặc biệt trên. "Trăm năm cho một hương vị", quả không hữu danh chút nào.
Từng miếng bánh bèo với bột đậu xanh ở trên, quết thêm chút mỡ hành rồi phủ bì lên... chỉ đơn giản là vậy sao có thể cuốn hút bao nhiêu thế hệ thực khách? Vị ngon, hay là ký ức đẹp của những ngày cuối tuần rong ruổi về vườn trái cây Lái Thiêu, tận hưởng cái trong lành của một vùng đất yên bình...
Bánh bèo bì Mỹ Liên đã trở thành đặc sản của đất Bình Dương khi các thế hệ sau nối tiếp, phát huy nghề truyền thống
Cách đây hơn 10 năm, khi mới về làm dâu, mẹ chồng tôi căn dặn: "Nếu có dịp đến Lái Thiêu, con hãy ghé chợ Búng thưởng thức bánh bèo bì Mỹ Liên". Trong tâm trí mẹ chồng tôi, bánh bèo Mỹ Liên không nơi nào sánh bằng nên bà thường giới thiệu với bạn bè, người thân về đặc sản này khi họ có dịp đến Bình Dương.
Từ đó, mỗi lần về Lái Thiêu, tôi đều ghé vào quán Mỹ Liên 1 (khu phố Thạnh Hòa A, thị trấn An Thạnh, huyện Thuận An-Bình Dương) như thể để tìm lại một người tri âm.
Nghề truyền thống
Quán Mỹ Liên 1 tuy không rộng nhưng lúc nào cũng đông khách. Ngoài khách hàng từ TPHCM đến, tôi còn thấy nhiều biển số xe ở Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Lâm Đồng... Họ đến đây không chỉ thưởng thức bánh bèo mà còn để nhâm nhi những tách trà nóng thơm mùi gừng bên đĩa kẹo hạt điều.
Bà Thái Thị Tuyết, thế hệ thứ tư theo nghề làm bánh bèo tại quán Mỹ Liên 1, cho biết: "Đây là nghề truyền thống của gia đình tôi. Gần 70 năm qua, nghề đã nuôi sống nhiều thế hệ trong gia đình. Hiện chủ quán này là dì tôi, bà Nguyễn Thị A (Út A)".
Nghề làm bánh bèo của gia đình bà Tuyết xuất phát từ cụ cố Đỗ Thị Kiểng. Ngày trước, cụ thường gánh bánh bèo đi bán dạo khắp nơi. Nhờ bánh ngon nên cụ được nhiều khách hàng biết đến. Sau này, cụ mới mở quán bán bánh bèo tại ngôi nhà bằng gỗ ba gian của mình. Khi cụ mất, con gái là bà Nguyễn Thị Sáu nối nghiệp mẹ và lại truyền nghề cho các con là Nguyễn Thị Hai, Nguyễn Thị Ba, Nguyễn Kim Liên, Nguyễn Thị A...
Ăn xong họ tự trả tiền rồi về. Những nghệ sĩ tài danh như Út Bạch Lan, Bạch Tuyết... cũng thường ghé đây ăn bánh. Riêng vào chủ nhật, quán thường đón tiếp những ông chủ người Hoa ở quận 5 - TPHCM lên đây thưởng thức"- bà Tuyết cho biết.
Tinh tế món quê
Bánh bèo Mỹ Liên nhỏ, trắng muốt, khi ăn cảm giác bánh rất mềm và dai. Thêm vào đó là phần nhân đậu xanh được phết lên trên giúp bánh có vị béo, thơm. Ăn kèm với bánh bèo là bì, rau sống và nước mắm chua ngọt.
Không vì cái lợi trước mắt
Thương hiệu bánh bèo bì Mỹ Liên đã liên tục đoạt những giải thưởng cao như: Giải A tại Liên hoan Ẩm thực Việt Nam 1999; giải thưởng Ẩm thực Bình Dương qua các năm; kỷ niệm chương vì sự nghiệp phát triển ngành công thương Việt Nam dành cho bà Nguyễn Thị A...Bà Thái Thị Tuyết chia sẻ: "Những danh hiệu cao quý ấy đã khích lệ chúng tôi phấn đấu hết lòng vì thương hiệu. Chúng tôi tự nhủ không nên vì cái lợi trước mắt mà làm mất danh tiếng nghề truyền thống của gia đình đã được ông bà nhọc công gầy dựng".
Bà Tuyết tiết lộ: "Dì Út của tôi cầu kỳ trong từng chi tiết. Muốn bánh ngon, bà thường chọn loại gạo dẻo để khi đổ bánh được mềm mại. Riêng phần bì phải chọn da heo lưng về luộc chín, xắt nhỏ. Thịt làm bì phải là nạc lưng mới mềm và ngon. Thịt tươi đem về cắt ra từng khúc, luộc lên, rồi để trên rổ. Khi thịt nguội, đem xắt thịt thành sợi ram lên với tỏi và gia vị cho thơm. Sau đó trộn đều bì, thịt, mỡ với tỉ lệ 2 nạc, 1 da, 1 phần mỡ. Để bì thêm ngon, cần cho thính vào nhưng không được nhiều quá vì như thế sẽ bị xảm, mất ngon".
Tô điểm thêm cho đĩa bánh bèo là rau sống xắt nhỏ. Đi kèm với rau còn có dưa leo xắt sợi. Quyết định cho vị ngon của đĩa bánh chính là nước mắm. Bà Tuyết giải thích: "Nước mắm phải chua chua, ngòn ngọt gồm hỗn hợp đường cát hòa với nước mắm, giấm đem đun thật kỹ với lửa nhỏ, không cho nổi bọt, vì như thế nước mắm sẽ không trong. Khi ăn thêm vào ít ớt, tỏi và đồ chua".
Bền vững cùng thời gian
Nhờ sự tinh tế trong từng chi tiết mà gần một thế kỷ qua, bánh bèo Mỹ Liên không ngừng phát triển, vẫn giữ được hương vị truyền thống. Hiện ngoài Mỹ Liên 1 do bà Nguyễn Thị A làm chủ, quán Mỹ Liên 2 do bà Nguyễn Thị Ba, chị của bà A, cũng kinh doanh đặc sản này. Bánh bèo Mỹ Liên giờ không chỉ phục vụ thực khách trong nước mà du khách nước ngoài, Việt kiều cũng thường xuyên đến đây thưởng thức.
Ngày nay, những công đoạn như đổ bánh bèo, xắt bì đã được chuyên môn hóa nhưng không vì thế mà bánh bèo Mỹ Liên mất đi nét đặc trưng của mình.
Hiện ngoài bánh bèo bì truyền thống, Mỹ Liên còn có bì cuốn, bún bì, chả giò và nem chua đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách. Bà Thái Thị Tuyết bộc bạch: "Chúng tôi luôn quan niệm ngoài sự tinh tế, ngon miệng, bánh phải bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Muốn thế, chúng tôi luôn chọn những thực phẩm tươi ngon, chất lượng nhất để làm ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng".
Nhắc đến món bánh bèo bì chợ Búng, người Sài Gòn thế hệ trước hay nhớ về những ngày cuối tuần rong ruổi về Lái Thiêu để thưởng thức món ngon độc đáo này. Ngoài ra, với những vườn cây râm mát cùng nhiều đặc sản trái cây tươi ngon, Lái Thiêu cũng từng một thời là điểm hẹn lý tượng của những nhóm bạn từ Sài Gòn.
Ở chợ Búng (Búng là một địa danh của xã An Thạnh, Thuận An - Bình Dương) có hai quán bánh bèo bì rất nổi tiếng là Mỹ Liên và Ngọc Hương. Quán Mỹ Liên tuy hơi xa hơn một chút so với Ngọc Hương (ở sát trong chợ) nhưng vẫn được ưa chuộng hơn nhờ lịch sử lâu đời cùng hương vị hấp dẫn. Nến biết rằng cô chủ quán đã ngoài 60 chính là cháu ngoại của người sáng lập ra thương hiệu này, nhẩm tính nhanh cũng có thể đoán được tuổi đời của món ngon phải ngoài 100. Khởi thủy từ một gánh hàng rong bên vệ đường, khách phải ngồi chồm hổm để ăn, dần dần kê bàn bán trong sân, rồi mới từ từ vào nhà trệt, và cho đến nay thì khách được ngồi hẳn trong một căn nhà khang trang có nhiều lầu.
Bún bì cũng là một món nên gọi
Nói về món bánh bèo bì, chắc chắn 3 thành phần quan trọng nhất phải là bánh bèo, bì và nước mắm. Thoạt nghe có vẻ đơn giản nhưng cách chế biến hết sức cầu kỳ.Đầu tiên là công đoạn đổ bánh bèo. Ngày trước người Bình Dương thường đổ trong chén (như thường thấy trong bánh bèo Huế). Quá trình này là cả một nghệ thuật, khi khi tay đổ dứt giọt bột cuối cùng thì phải vừa ngám miệng chén. Có vậy thành phẩm sau khi hấp xong miếng bánh bèo mới đẹp. Bột gạo để làm bánh cũng cầu kỳ không kém: gạo được ngâm qua đêm, rồi đổ cho ráo nước cho đến khi nào không còn mùi chua (cám gạo lên men khi gặp nước), xay nhuyễn rồi hòa với nước thành bột nước. Ngày nay áp dụng nhiều công nghệ mới nên việc đổ bánh cũng đơn giản đi bội phần.
Bên cạnh miếng bánh beo ngon thì bì và nước mắm cũng quan trọng không kém. Bì là hỗn hợp thịt heo xắt mỏng, bì heo ram xắt mỏng từng sợi trộn thính gạo, thêm gia vị là tỏi và bột canh. Theo chia sẻ của chủ quán thì với thịt heo phải lựa loại thịt đùi ngon bọc da chung quanh, ram đến gần vàng. Còn nước dừa thì cho vào nồi để lửa riu riu cho ngấm vào thịt thì mới thơm. Tỏi để trộn chung phải nồng và thơm, thính cũng vậy (vì không thơm là thính cũ, trộn vào sẽ làm giảm hương vị của bì). Nước mắm ăn kèm là hỗn hợp nước mắm ngon nhiều đạm pha loãng cùng nước thắng kiệu. Cũng loại nước mắm này khi ăn với bún bì cũng khá ngon. Quán còn có thêm món chả giò, ăn riêng hoặc ăn với bún cũng rất ngon. Miếng chả giò giòn rụm, kẹp thêm chút rau sống rồi nhanh chóng tan vào miệng cùng với loại nước mắm đặc biệt trên. "Trăm năm cho một hương vị", quả không hữu danh chút nào.
Từng miếng bánh bèo với bột đậu xanh ở trên, quết thêm chút mỡ hành rồi phủ bì lên... chỉ đơn giản là vậy sao có thể cuốn hút bao nhiêu thế hệ thực khách? Vị ngon, hay là ký ức đẹp của những ngày cuối tuần rong ruổi về vườn trái cây Lái Thiêu, tận hưởng cái trong lành của một vùng đất yên bình...
Tân Nhân
Thương hiệu bốn đời Bánh bèo bì Mỹ Liên đã trở thành đặc sản của đất Bình Dương khi các thế hệ sau nối tiếp, phát huy nghề truyền thống
Cách đây hơn 10 năm, khi mới về làm dâu, mẹ chồng tôi căn dặn: "Nếu có dịp đến Lái Thiêu, con hãy ghé chợ Búng thưởng thức bánh bèo bì Mỹ Liên". Trong tâm trí mẹ chồng tôi, bánh bèo Mỹ Liên không nơi nào sánh bằng nên bà thường giới thiệu với bạn bè, người thân về đặc sản này khi họ có dịp đến Bình Dương.
Từ đó, mỗi lần về Lái Thiêu, tôi đều ghé vào quán Mỹ Liên 1 (khu phố Thạnh Hòa A, thị trấn An Thạnh, huyện Thuận An-Bình Dương) như thể để tìm lại một người tri âm.
Nghề truyền thống
Quán Mỹ Liên 1 tuy không rộng nhưng lúc nào cũng đông khách. Ngoài khách hàng từ TPHCM đến, tôi còn thấy nhiều biển số xe ở Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Lâm Đồng... Họ đến đây không chỉ thưởng thức bánh bèo mà còn để nhâm nhi những tách trà nóng thơm mùi gừng bên đĩa kẹo hạt điều.
Bà Thái Thị Tuyết, thế hệ thứ tư theo nghề làm bánh bèo tại quán Mỹ Liên 1, cho biết: "Đây là nghề truyền thống của gia đình tôi. Gần 70 năm qua, nghề đã nuôi sống nhiều thế hệ trong gia đình. Hiện chủ quán này là dì tôi, bà Nguyễn Thị A (Út A)".
Nghề làm bánh bèo của gia đình bà Tuyết xuất phát từ cụ cố Đỗ Thị Kiểng. Ngày trước, cụ thường gánh bánh bèo đi bán dạo khắp nơi. Nhờ bánh ngon nên cụ được nhiều khách hàng biết đến. Sau này, cụ mới mở quán bán bánh bèo tại ngôi nhà bằng gỗ ba gian của mình. Khi cụ mất, con gái là bà Nguyễn Thị Sáu nối nghiệp mẹ và lại truyền nghề cho các con là Nguyễn Thị Hai, Nguyễn Thị Ba, Nguyễn Kim Liên, Nguyễn Thị A...
Bà Thái Thị Tuyết trình bày bữa ăn gồm 5 món truyền thống: bánh bèo, bún bì, bì cuốn, chả giò, nem
Trong trí nhớ của bà Tuyết, quán bánh bèo ngày xưa của gia đình lúc nào cũng đông khách. "Cứ mỗi buổi chiều, khách đông đến nỗi đổ bánh không kịp. Nhiều khách hàng đến đây tự tay lấy bánh xếp ra đĩa, cho nhân đậu xanh và bì vào rồi chan nước mắm ăn.Ăn xong họ tự trả tiền rồi về. Những nghệ sĩ tài danh như Út Bạch Lan, Bạch Tuyết... cũng thường ghé đây ăn bánh. Riêng vào chủ nhật, quán thường đón tiếp những ông chủ người Hoa ở quận 5 - TPHCM lên đây thưởng thức"- bà Tuyết cho biết.
Tinh tế món quê
Bánh bèo Mỹ Liên nhỏ, trắng muốt, khi ăn cảm giác bánh rất mềm và dai. Thêm vào đó là phần nhân đậu xanh được phết lên trên giúp bánh có vị béo, thơm. Ăn kèm với bánh bèo là bì, rau sống và nước mắm chua ngọt.
Không vì cái lợi trước mắt
Thương hiệu bánh bèo bì Mỹ Liên đã liên tục đoạt những giải thưởng cao như: Giải A tại Liên hoan Ẩm thực Việt Nam 1999; giải thưởng Ẩm thực Bình Dương qua các năm; kỷ niệm chương vì sự nghiệp phát triển ngành công thương Việt Nam dành cho bà Nguyễn Thị A...Bà Thái Thị Tuyết chia sẻ: "Những danh hiệu cao quý ấy đã khích lệ chúng tôi phấn đấu hết lòng vì thương hiệu. Chúng tôi tự nhủ không nên vì cái lợi trước mắt mà làm mất danh tiếng nghề truyền thống của gia đình đã được ông bà nhọc công gầy dựng".
Bà Tuyết tiết lộ: "Dì Út của tôi cầu kỳ trong từng chi tiết. Muốn bánh ngon, bà thường chọn loại gạo dẻo để khi đổ bánh được mềm mại. Riêng phần bì phải chọn da heo lưng về luộc chín, xắt nhỏ. Thịt làm bì phải là nạc lưng mới mềm và ngon. Thịt tươi đem về cắt ra từng khúc, luộc lên, rồi để trên rổ. Khi thịt nguội, đem xắt thịt thành sợi ram lên với tỏi và gia vị cho thơm. Sau đó trộn đều bì, thịt, mỡ với tỉ lệ 2 nạc, 1 da, 1 phần mỡ. Để bì thêm ngon, cần cho thính vào nhưng không được nhiều quá vì như thế sẽ bị xảm, mất ngon".
Tô điểm thêm cho đĩa bánh bèo là rau sống xắt nhỏ. Đi kèm với rau còn có dưa leo xắt sợi. Quyết định cho vị ngon của đĩa bánh chính là nước mắm. Bà Tuyết giải thích: "Nước mắm phải chua chua, ngòn ngọt gồm hỗn hợp đường cát hòa với nước mắm, giấm đem đun thật kỹ với lửa nhỏ, không cho nổi bọt, vì như thế nước mắm sẽ không trong. Khi ăn thêm vào ít ớt, tỏi và đồ chua".
Bền vững cùng thời gian
Nhờ sự tinh tế trong từng chi tiết mà gần một thế kỷ qua, bánh bèo Mỹ Liên không ngừng phát triển, vẫn giữ được hương vị truyền thống. Hiện ngoài Mỹ Liên 1 do bà Nguyễn Thị A làm chủ, quán Mỹ Liên 2 do bà Nguyễn Thị Ba, chị của bà A, cũng kinh doanh đặc sản này. Bánh bèo Mỹ Liên giờ không chỉ phục vụ thực khách trong nước mà du khách nước ngoài, Việt kiều cũng thường xuyên đến đây thưởng thức.
Ngày nay, những công đoạn như đổ bánh bèo, xắt bì đã được chuyên môn hóa nhưng không vì thế mà bánh bèo Mỹ Liên mất đi nét đặc trưng của mình.
Hiện ngoài bánh bèo bì truyền thống, Mỹ Liên còn có bì cuốn, bún bì, chả giò và nem chua đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách. Bà Thái Thị Tuyết bộc bạch: "Chúng tôi luôn quan niệm ngoài sự tinh tế, ngon miệng, bánh phải bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Muốn thế, chúng tôi luôn chọn những thực phẩm tươi ngon, chất lượng nhất để làm ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng".
Bài và ảnh: Nguyên Khôi
Comment