Về Quy Nhơn ăn Cua Huỳnh Dế
Cua Huỳnh đế có màu đỏ hồng, mai hình vuông, càng và que ngắn. Ðặc biệt, đầu cua dài và có nhiều râu, thịt rất chắc và độ đạm cao. Cua Huỳnh đế có thể chế biến nhiều món ăn, nhưng món đặc biệt nhất là hấp và nấu cháo.
Theo các lão ngư miền Trung, ngày xưa, vua du ngoạn ở các vùng biển đẹp, thấy ngư dân đánh bắt được loại cua lạ, có màu đỏ hồng như chiến bào, hình dáng như loài rùa nên ăn thử. Ăn thấy ngon, tốt cho sức khỏe nên vua truyền cho các địa phương có loại cua này phải dâng lên hoàng cung. Từ đó tên gọi cua Huỳnh đế (còn gọi là Hoàng đế) lưu truyền trong dân gian.
Cua Huỳnh đế xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân (khoảng từ tháng 12 đến tháng 3 âm lịch) và chỉ có nhiều ở vùng biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Tuy Phong (Bình Thuận)... Đó là những vùng biển có đáy cát vàng và nguồn nước sạch, trong xanh - là nơi lý tưởng cho cua Huỳnh đế phát triển.
Cua Huỳnh đế có màu đỏ hồng, mai hình vuông, càng và que ngắn. Ðặc biệt, đầu cua dài và có nhiều râu, thịt rất chắc và độ đạm cao. Cua Huỳnh đế có thể chế biến nhiều món ăn, nhưng món đặc biệt nhất là hấp và nấu cháo.
Muốn nấu cháo, người ta rửa sạch cua và cho vào một cái bát lớn rồi đem hấp để giữ nguyên chất ngọt. Sau khi hấp, tách mai cua ra, dùng muỗng nạo hết gạch để vào một tô riêng. Phần càng que được lấy thịt đổ vào tô khác ướp nước mắm ngon, tiêu hành, bột ngọt... Kế tiếp bắc một chảo dầu ăn, phi hành củ cho thơm, đun nhỏ lửa, cho thịt cua vào và đảo đều cho thịt thấm. Khi cháo nhừ, cho thịt cua vào và để sôi vài phút. Ðổ gạch cua vào sau cùng. Nêm vừa ăn và cho lá hành, ngò xắt nhỏ, nhắc xuống, cho thêm tiêu vào.
Bát cháo cua Huỳnh đế có ít mỡ hành vàng sánh ở trên, lẫn với nước gạch màu hồng cùng những thớ thịt màu trắng của cua, điểm xuyết những cọng ngò ta màu xanh rất đẹp mắt. Húp từng muỗng cháo nóng thơm lừng bên biển khơi lộng gió của thành phố biển Quy Nhơn, cảm giác thật tuyệt.
Theo Phunuonline
Về Trung ăn Ghẹ Sông Cầu
Ăn cua Huỳnh Đế, Sò đầm Ô Loan
Phú Yên nằm giáp với Bình Định và Khánh Hòa, là một Tỉnh nghèo ở khu vực Nam Trung bộ. Thiên nhiên bù đắp cho Phú Yên nhiều sản vật quý hiếm; đặc biệt là các loại Hải sản được chế biến theo phong cách ẩm thực địa phương độc đáo và... ngon không đâu sánh bằng!
Ghẹ sông Cầu
Ghẹ vùng Sông Cầu (Phú Yên) to bằng bàn tay, bụ bẫm, thân mình xanh thẫm, càng và yếm lốm đốm trắng, béo mầm. Ghẹ thường được các quán ăn, nhà hàng đã đặt mua sẵn; chủ quán nhốt ghẹ trong các rọ tre rồi thả chìm xuống nước, khi nào khách cần mới lôi lên làm món. Khách ngồi hóng gió mát, nhìn trời nước bao la chừng mười phút sẽ có món ghẹ rang muối hay ghẹ luộc dọn lên thơm phưng phức, nóng hôi hổi ...
Dùng hai tay bẻ lấy đôi càng rồi nhẹ nhàng đập vỡ nó ra, chấm vào đĩa muối tiêu, đưa lên miệng để thưởng thức từ từ hương vị tuyệt vời của biển cả. Hớp ngụm bia để “lấy đà”, lột bỏ cái yếm trắng dưới bụng, bóc cái mai để lộ ra lớp thịt săn chắc trắng nõn nà và một lớp gạch màu vàng ươm. Dùng nĩa cạy lớp gạch chấm vào đĩa muối tiêu ăn trước, sau đó mới đến lớp thịt. Ăn ghẹ chớ ăn vội, cứ chậm rãi từng miếng một, hết con này đến con khác. Vừa ăn vừa uống bia. Khi nào cảm thấy hết thèm thì… bụng cũng đã no căng! Không thích “lai rai” thì đã có bữa “cơm ghẹ” với tô canh ghẹ, đĩa ghẹ kho rim nóng hổi, ăn cùng cơm nóng, no rồi vẫn thèm…
Sò huyết Ô Loan
Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh được đi vào thơ ca hò vè của xứ sở miền Trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao người trong Nam ngoài Bắc. Muốn thưởng thức món ngon này, phải chịu khó lên thuyền theo các thợ lặn ra giữa đầm, lênh đênh trên sóng nước, vừa tham quan cảnh lặn bắt sò và thưởng thức món sò huyết ngay tại chỗ. Nhớ đừng quên gia vị, thức uống và bếp lò để nướng sò.
Các thực khách chỉ ngồi chờ trong chốc lát, người thợ lặn sẽ mang đến những con sò bụ bẫm, no tròn còn tươi roi rói. Du khách sẽ thổi lò than, đặt tấm vỉ và sắp sò lên để nướng. Thử hỏi còn có thú nào bằng cảnh ngồi trên khoang thuyền, chọn từng con sò huyết tươi rói mà mình thích nhất, tự tay mình nướng rồi cho vào miệng, cảm nhận vị ngọt, béo và ngon đến “muốn nuốt cả lưỡi”…
Cua Huỳnh đế
Cua Huỳnh đế khi hấp chín có màu đỏ hồng trông rất hấp dẫn. Mai cua có hình trái táo, càng và que ngắn hơn cua biển thông thường. Đặc biệt, đầu cua hơi dài và có nhiều râu ... Cua huỳnh đế có quanh năm nhưng rộ nhất là tháng chạp âm lịch. Đây cũng là thời gian mà cua huỳnh đế ngon nhất. Cua to hơn bình thường, chắc thịt và gạch cua nở đầy mai, ăn rất ngon và nhiều chất dinh dưỡng.
Cua huỳnh đế bắt từ biển lên còn sống, đem hấp cách thủy hoặc luộc, rang muối…, nhưng ngon nhất phải kể đến món cháo cua huỳnh đế. Cua huỳnh đế rửa sạch, sau đó cho cả con vào tô lớn rồi đem hấp để giữ nguyên chất ngọt của thịt. Khi thịt cua đã chín, tách mai cua ra, dùng muỗng nạo hết gạch trong đó để riêng. Gỡ thịt ở càng và thân cua, ướp với gia vị gồm nước mắm ngon, tiêu hành, bột ngọt..., bắc chảo dầu ăn lên, phi hành củ cho thơm, để nhỏ lửa, cho thịt cua vào và đảo đều cho thịt thấm. Khi cháo đã chín nhừ, cho tất cả thịt cua vào và để sôi vài phút; cho gạch cua vào sau cùng rồi nêm mắm muối lại cho vừa ăn, thêm củ hành tây xắt mỏng cùng lá hành, ngò xắt nhỏ rồi nhắc nồi cháo xuống, cho thêm tiêu vào tô cháo, ăn khi còn nóng.
Cháo cua huỳnh đế ngon phải có lớp mỡ hành vàng sánh ở trên, lẫn với nước gạch màu đỏ cùng những thớ thịt màu trắng của cua. Cháo cua huỳnh đế có mùi thơm đặc trưng. Ăn vào có thể tăng cường sinh lực cho đàn ông, bồi bổ cơ thể cho phụ nữ. nhất là chị em đang nuôi con nhỏ…
Cua Huỳnh đế có màu đỏ hồng, mai hình vuông, càng và que ngắn. Ðặc biệt, đầu cua dài và có nhiều râu, thịt rất chắc và độ đạm cao. Cua Huỳnh đế có thể chế biến nhiều món ăn, nhưng món đặc biệt nhất là hấp và nấu cháo.
Quán cóc bán cua Huỳnh đế trên đường phố Quy Nhơn.
Cua Huỳnh đế xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân (khoảng từ tháng 12 đến tháng 3 âm lịch) và chỉ có nhiều ở vùng biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Tuy Phong (Bình Thuận)... Đó là những vùng biển có đáy cát vàng và nguồn nước sạch, trong xanh - là nơi lý tưởng cho cua Huỳnh đế phát triển.
Cua Huỳnh đế
Muốn nấu cháo, người ta rửa sạch cua và cho vào một cái bát lớn rồi đem hấp để giữ nguyên chất ngọt. Sau khi hấp, tách mai cua ra, dùng muỗng nạo hết gạch để vào một tô riêng. Phần càng que được lấy thịt đổ vào tô khác ướp nước mắm ngon, tiêu hành, bột ngọt... Kế tiếp bắc một chảo dầu ăn, phi hành củ cho thơm, đun nhỏ lửa, cho thịt cua vào và đảo đều cho thịt thấm. Khi cháo nhừ, cho thịt cua vào và để sôi vài phút. Ðổ gạch cua vào sau cùng. Nêm vừa ăn và cho lá hành, ngò xắt nhỏ, nhắc xuống, cho thêm tiêu vào.
Món cua Huỳnh đế hấp chấm nước mắm tỏi, ớt ăn kèm xoài xanh, rau thơm
Theo Phunuonline
Về Trung ăn Ghẹ Sông Cầu
Ăn cua Huỳnh Đế, Sò đầm Ô Loan
Phú Yên nằm giáp với Bình Định và Khánh Hòa, là một Tỉnh nghèo ở khu vực Nam Trung bộ. Thiên nhiên bù đắp cho Phú Yên nhiều sản vật quý hiếm; đặc biệt là các loại Hải sản được chế biến theo phong cách ẩm thực địa phương độc đáo và... ngon không đâu sánh bằng!
Ghẹ sông Cầu
Ghẹ vùng Sông Cầu (Phú Yên) to bằng bàn tay, bụ bẫm, thân mình xanh thẫm, càng và yếm lốm đốm trắng, béo mầm. Ghẹ thường được các quán ăn, nhà hàng đã đặt mua sẵn; chủ quán nhốt ghẹ trong các rọ tre rồi thả chìm xuống nước, khi nào khách cần mới lôi lên làm món. Khách ngồi hóng gió mát, nhìn trời nước bao la chừng mười phút sẽ có món ghẹ rang muối hay ghẹ luộc dọn lên thơm phưng phức, nóng hôi hổi ...
Dùng hai tay bẻ lấy đôi càng rồi nhẹ nhàng đập vỡ nó ra, chấm vào đĩa muối tiêu, đưa lên miệng để thưởng thức từ từ hương vị tuyệt vời của biển cả. Hớp ngụm bia để “lấy đà”, lột bỏ cái yếm trắng dưới bụng, bóc cái mai để lộ ra lớp thịt săn chắc trắng nõn nà và một lớp gạch màu vàng ươm. Dùng nĩa cạy lớp gạch chấm vào đĩa muối tiêu ăn trước, sau đó mới đến lớp thịt. Ăn ghẹ chớ ăn vội, cứ chậm rãi từng miếng một, hết con này đến con khác. Vừa ăn vừa uống bia. Khi nào cảm thấy hết thèm thì… bụng cũng đã no căng! Không thích “lai rai” thì đã có bữa “cơm ghẹ” với tô canh ghẹ, đĩa ghẹ kho rim nóng hổi, ăn cùng cơm nóng, no rồi vẫn thèm…
Sò huyết Ô Loan
Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) từ lâu nổi tiếng là thắng cảnh được đi vào thơ ca hò vè của xứ sở miền Trung. Nơi đây cũng nổi danh với món sò huyết ngọt, béo làm say lòng bao người trong Nam ngoài Bắc. Muốn thưởng thức món ngon này, phải chịu khó lên thuyền theo các thợ lặn ra giữa đầm, lênh đênh trên sóng nước, vừa tham quan cảnh lặn bắt sò và thưởng thức món sò huyết ngay tại chỗ. Nhớ đừng quên gia vị, thức uống và bếp lò để nướng sò.
Các thực khách chỉ ngồi chờ trong chốc lát, người thợ lặn sẽ mang đến những con sò bụ bẫm, no tròn còn tươi roi rói. Du khách sẽ thổi lò than, đặt tấm vỉ và sắp sò lên để nướng. Thử hỏi còn có thú nào bằng cảnh ngồi trên khoang thuyền, chọn từng con sò huyết tươi rói mà mình thích nhất, tự tay mình nướng rồi cho vào miệng, cảm nhận vị ngọt, béo và ngon đến “muốn nuốt cả lưỡi”…
Cua Huỳnh đế
lL
Cua Huỳnh đế khi hấp chín có màu đỏ hồng trông rất hấp dẫn. Mai cua có hình trái táo, càng và que ngắn hơn cua biển thông thường. Đặc biệt, đầu cua hơi dài và có nhiều râu ... Cua huỳnh đế có quanh năm nhưng rộ nhất là tháng chạp âm lịch. Đây cũng là thời gian mà cua huỳnh đế ngon nhất. Cua to hơn bình thường, chắc thịt và gạch cua nở đầy mai, ăn rất ngon và nhiều chất dinh dưỡng.
Cua huỳnh đế bắt từ biển lên còn sống, đem hấp cách thủy hoặc luộc, rang muối…, nhưng ngon nhất phải kể đến món cháo cua huỳnh đế. Cua huỳnh đế rửa sạch, sau đó cho cả con vào tô lớn rồi đem hấp để giữ nguyên chất ngọt của thịt. Khi thịt cua đã chín, tách mai cua ra, dùng muỗng nạo hết gạch trong đó để riêng. Gỡ thịt ở càng và thân cua, ướp với gia vị gồm nước mắm ngon, tiêu hành, bột ngọt..., bắc chảo dầu ăn lên, phi hành củ cho thơm, để nhỏ lửa, cho thịt cua vào và đảo đều cho thịt thấm. Khi cháo đã chín nhừ, cho tất cả thịt cua vào và để sôi vài phút; cho gạch cua vào sau cùng rồi nêm mắm muối lại cho vừa ăn, thêm củ hành tây xắt mỏng cùng lá hành, ngò xắt nhỏ rồi nhắc nồi cháo xuống, cho thêm tiêu vào tô cháo, ăn khi còn nóng.
Cháo cua huỳnh đế ngon phải có lớp mỡ hành vàng sánh ở trên, lẫn với nước gạch màu đỏ cùng những thớ thịt màu trắng của cua. Cháo cua huỳnh đế có mùi thơm đặc trưng. Ăn vào có thể tăng cường sinh lực cho đàn ông, bồi bổ cơ thể cho phụ nữ. nhất là chị em đang nuôi con nhỏ…
Đến Phú Yên bạn sẽ được thưởng thức hương vị tuyệt vời từ những món ăn bình dân như bánh cuốn, chả dông, gà nướng Sông Cầu, đến các món ăn thuỷ đặc sản cao cấp như gỏi cá ngừ đại dương, bào ngư, gỏi tôm, cháo cua Huỳnh Đế, cháo cá thu,...
Nhiều món ngon nổi tiếng gắn liền với những địa danh sinh ra chúng như: cốm nếp Phong Hậu (Tuy An); bánh tráng Hòa Đa, Hòa An (Tuy Hòa); sò huyết Ô Loan; ốc nhảy, sò điệp, cá mú, ghẹ Sông Cầu; tôm hùm Vũng Rô, ...
Nhiều món ngon nổi tiếng gắn liền với những địa danh sinh ra chúng như: cốm nếp Phong Hậu (Tuy An); bánh tráng Hòa Đa, Hòa An (Tuy Hòa); sò huyết Ô Loan; ốc nhảy, sò điệp, cá mú, ghẹ Sông Cầu; tôm hùm Vũng Rô, ...
Comment