Cà phê Chồn và những điều khiến bạn ngạc nhiên.
Cà Phê Chồn - “weasel coffee” được phát hiện cách đây hàng trăm năm, khi những người châu Âu được nếm thử chúng ở đảo Java, Sumatra và Sulawesi của Indonesia.
Cà phê Chồn là loại cà phê thượng hạng nhất hiện nay trên thị trường.
Truyền thuyết về loại cà phê này nói rằng, ở một đất nước Indonesia, đất nước với những hòn đảo thơ mộng, rãi rác giữa những cánh rừng bạt ngàn là những đồn điền cà phê, vốn là cư trú của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có loài chồn.
Người ta cũng kể lại rằng, hàng năm vào mùa thu hạt cà phê (khoảng tháng 8 đến tháng 12), mỗi đêm các chú chồn vào các đồn điền, ăn những trái chín đỏ, còn nhớt trên những cây sai trĩu quả. Cũng trong đêm đó, hệ thống tiêu hóa các chú chồn hoạt động. Trải qua quá trình lên men, dưới tác động của enzim đường ruột, lớp nhớt sẽ mất đi còn lại các hạt không phân hủy được sẽ thải ra ngoài.
Sáng sớm thức dậy, người nông dân đi thu gom những hạt cà phê được chồn thải trong đêm qua , đem về chế biến theo quy trình riêng, tạo ra hương vị lạ có một không hai, cà phê mang tên chồn – “weasel coffee” có từ đó.
được làm từ phân con chồn
- Cà phê chồn được làm từ phân con chồn hay có tên gọi khác là cầy hương - là một loài động vật có vú nhỏ ở Đông Nam Á, có họ hàng với loài cầy mangut và rất thích ăn các loại trái cây. Loài cầy hương này trèo lên các cây cà phê và chúng chỉ ăn những trái cà phê đỏ nhất, chín nhất. Trên thực tế, vì loài động vật này là loài động vật ăn thịt (chúng ăn rất nhiều chuột) và do đó chúng không thể tiêu hoá hạt cà phê, và sau đó thì thải hạt cà phê ra cùng với phân của nó.
- Hạt cà phê được chồn thải ra kết dính với nhau thành hình trụ, phổ biến từ 6-10 cm, đường kính 2-2,5 cm và hơi chóp ở đầu. Màu sắc, tùy thuộc vào enzim trong mỗi con chồn mà phân của chúng từ màu nâu nhạt tới nâu đen.
Hạt cà phê được chồn thải ra kết dính với nhau thành hình trụ, phổ biến từ 6-10 cm, đường kính 2-2,5 cm
- So với các loại cà phê khác, điểm mấu chốt quyết định ra là phần thịt của cà phê được các enzim tiêu hóa trong dạ dày con chồn, chúng làm thay đổi các phân tử trong hạt cà phê, nhờ đó hạt trở nên cứng hơn, giòn hơn và ít protein hơn, độ đắng cà phê cũng nhờ đó mà giảm đi. Kết quả tạo ra được hương vị khác lạ có một không hai.
- Chồn thuộc dạng rất hôi, khi uống cà phê chồn, dù đã pha thật loãng, ta vẫn có thể cảm nhận được mùi vị vừa dìu dịu nhưng lại đậm đà lại có vị bùi của đất, mùi của cà phê tươi chín, thoảng thoảng ngầy ngậy như caramen và socola, cộng một chút vị khói của thuốc lá và…dễ nhận thấy nó ít đắng hơn
Màu sắc, tùy thuộc vào enzim trong mỗi con chồn mà phân của chúng từ màu nâu nhạt tới nâu đen.
- Uống cà phê chồn rất cầu kì. Uống cà phê chồn bạn phải uống không đá, không đường. Trước khi uống bạn để ngang mũi đưa qua 2, 3 lần để cảm nhận. Nên chọn không gian yên tĩnh, thoáng mát tránh nhiều mùi tạp, cộng với một cốc nước trắng
- Indonexia có cà phê chồn Luw Koppi Luwak nổi tiếng, giá khoảng 600 USD. Giá cà phê chồn Weasel nổi tiếng của Việt Nam trên thế giới do Trung Nguyên sản xuất, giá khoảng 3000 USD/ kg (hơn 60 triệu VNĐ), số lượng bán ra rất ít, muốn mua phải đặt hàng trước.
Indonesia nổi tiếng với cà phê chồn Luw Koppi Luwak , giá khoảng 600 USD
Các bước chuẩn bị cần thiết để có tách cà phê chồn hảo hạng
- Chọn không gian yên tĩnh, thoáng mát tránh nhiều mùi tạp, cộng với một cốc nước trắng
- Hãy giữ cho mình tinh thần thật thoải mái, trước khi uống nên giữ miệng thật sạch sẽ
- Uống cà phê chồn bạn phải uống không đá, không đường. Trước khi uống bạn để ngang mũi đưa qua 2, 3 lần để cảm nhận
Khi uống bạn nên nhấp một ngụm nho nhỏ, dùng đầu lưỡi lướt dần qua các nướu răng chầm chầm, điểm kết sau cùng là vòm họng rồi cho dần dần tan mỏng trên đầu lưỡi từng chút một, chút một.
- Hãy nhắm mắt lại, hít bằng miệng và thở ra bằng mũi thật chậm chãi để cho xông dần lên mũi, các xoang và đỉnh đầu.
- Uống từ tốn, chậm chãi để cảm nhận hết hương vị, sau đó uống một ngụm nước lọc rồi lại chậm chãi uống từng ngụm tiếp theo. Mỗi lần uống bạn nên hỏi và trả lời hương vị như thế nào? Khác với cà phê bạn đã uống ra sao?
Bạch Dương
YeuDuLich
YeuDuLich