Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Đặc Sản Cần Thơ.

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đặc Sản Cần Thơ.

    Nem nướng Cái Răng.




    Nem nướng Cái Răng ngon nhất được làm từ thịt lợn tươi, quết dẻo rồi nướng trên than hồng. Miếng nem ăn kèm rau, bánh hỏi "rất đã". Đây là đặc sản của miền đất Cần Thơ.



    Để làm món nem nướng này phải chọn thịt heo nạc vừa mới, thịt hãy còn bốc hơi nóng. Thịt thấm sạch máu bằng khăn the hoặc giấy xốp, rồi lạng bỏ gân. Dùng que nhỏ, nhọn xăm đều miếng thịt để máu tươm ra, thấm khăn the lượt nữa cho thật sạch máu rồi sau đó xắt lát mỏng ướp với tỏi nướng vàng, tỏi tươi băm nhỏ, nước mắm ngon cô đặc, ít muối, bột nêm... Khoảng nửa giờ sau, khi gia vị đã thấm đều, cho tất cả thịt vào cối quết, cho thêm chút đường và tiêu xay. Khi thịt quết đã dẻo, chuyển sang mầu trắng, viên tròn vừa ăn rồi xiên vào que, đem nướng trên lửa than cháy dịu đến khi thịt chín vàng đều thì thoa thêm ít mỡ hành phi thơm.




    Cũng như một vài món ăn khác, người phương Nam ưa dùng rau thơm gói bánh tráng. Món nem nướng Cái Răng lại càng cần rau thơm, chuối chát, dưa leo, khế... (khác với món nem nướng ở Huế, nếu đúng mùa, người ta sẽ dùng thêm trái vả sống cắt mỏng có vị chát nhẹ để ăn kèm các loại rau khác mà trong đó loại lá có mùi nồng cay hay gọi là rau thơm sẽ làm thực khách ăn mải mê mà không thấy ngán. Trong khi đó từ Nha Trang vào đến TP HCM người ta lại hay dùng lá xoài non và lá he) và nó lại càng cần một món ăn kèm khác là bánh hỏi.




    (Nguồn:hoabinh)


    Cầm một nửa chiếc bánh tráng nem, gói thật điệu nghệ sao cho cả nem nướng, rau thơm, xà lách, dưa leo, dưa chua, bánh hỏi nằm đều, suôn, thon vừa, gọn thành một cuốn bánh trông đẹp mắt. Cuốn bánh này chấm với nước mắm tỏi chanh đường (nếm hơi ngọt). Về sau, người ta ưa dùng tương xay thay cho loại nước chấm truyền thống này. Cũng như nước mắm chanh đường, tương xay cũng có độ ngọt sẵn. Người ta sẽ cho thêm ít nước cốt dừa vào tương xay nhuyễn, đun lên, khi ăn cho thêm ít ớt trái đỏ bằm nhuyễn.




    (Nguồn: phimmax.)



    Cùng với hương vị tuyệt vời của món nem nướng Cái Răng, người ta còn có thể dùng kèm với dưa sả. Những lát sả gốc làm dưa tuy tầm thường nhưng quả thật tuyệt vô cùng. Nó vừa ngọt vừa chua dịu lại thơm thơm mùi tinh dầu, chỉ ăn chơi thôi cũng đã thấy ngon lành lắm rồi.


    (Theo Văn Hóa Nghệ Thuật Ăn Uống)







  • #2
    Bánh hỏi Phong Điền

    Bánh hỏi Phong Điền


    Đến vùng đất Cần Thơ, nếu có dịp ghé thăm Phong Điền với những vườn trái cây trĩu quả, tham gia tour dã ngọai 1 ngày tập làm nông dân với các họat động như hái rau vườn, bơi thuyền và giăng lưới bắt cá.


    Mưa lâm râm ướt dầm lá hẹ

    Em thương người có mẹ không cha

    Bánh xèo bánh đúc hành hoa

    Bánh hỏi thiếu hẹ như ma không kèn.


    (Ca dao)


    Bánh hỏi là món ăn được làm từ bột gạo, được ăn kèm với thịt heo quay, rau thơm và chấm nước mắm, nước tương chua cay ngọt. Người miền Nam ăn bánh hỏi có trét mỡ hành. Người dân miền Trung ăn bánh hỏi thoa dầu phộng hoặc dầu dừa, trộn với lá hẹ xắt nhỏ. Vì vậy mới có 4 câu ca dao như trên.

    Đến vùng đất Cần Thơ, nếu có dịp ghé thăm Phong Điền với những vườn trái cây trĩu quả, tham gia tour dã ngọai 1 ngày tập làm nông dân với các họat động như hái rau vườn, bơi thuyền và giăng lưới bắt cá, thưởng thức bánh hỏi - heo quay ngon tuyệt do chính nhà vườn làm ra.

    Những cuốn bánh hỏi trăng tinh, nhỏ xíu,ăn kèm rau sống , heo quay nóng hổi, chấm nước mắm chua ngọt ăn thiệt dễ ghiền.





    Heo quay dòn rụm




    Bánh hỏi mỡ hành, thơm nức mũi




    Bánh hỏi, thịt heo quay, ăn kèm rau sống chấm nước mắm chua ngọt.


    Món ăn ngon, nhà vườn thân thiện, niềm nở chắc chắn sẽ để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách.



    Theo livecantho






    Comment


    • #3
      Bánh cống Cần Thơ.

      Bánh cống Cần Thơ.



      Bánh cống là thứ bánh dân dã, đã rẻ lại ngon, ai đã ăn một lần không dễ quên. Người Cần Thơ xem bánh cống là thứ quà vặt nên chỉ để ăn vào buổi chiều hay tối, từ khoảng bốn năm giờ trở đi.


      Trước tiên, cái cống để đổ bánh là một vật dụng nhỏ và sâu lòng, hình dáng tựa như cái phin cà phê, lại có tay cầm dài như cái muôi múc canh. Thời xa xưa, nó được đẽo gọt từ thân cây tre, sau này người ta làm cống bằng nhôm để bánh to hơn, sử dụng lâu hư hơn.


      Nguyên liệu chính để làm bánh là bột, đậu xanh và tôm. Bột pha chế qua nhiều công đoạn. Ba phần gạo, một phần nếp, ngâm một đêm rồi xay mịn. Sau khi “bồng” bột gạo nếp trong một túi vải cho ráo nước, người ta lại pha vào bột gạo nếp này một phần ba bột mì loại ngon, thêm nước, hành lá cắt nhỏ và gia vị. Hỗn hợp bột này không được lỏng như bột đổ bánh xèo. Có người còn cho thêm vào bột vài quả trứng gà cho thêm phần thơm ngon.




      Đậu xanh đãi vỏ cho sạch, nấu chín mà không nát. Thịt heo băm nhuyễn, xào chín, trộn chung với đậu xanh. Sau cùng cho vào chút muối, chút bột nêm.


      Tôm tươi rửa sạch, để ráo, cắt bớt chân và râu. Tôm không nên bỏ vỏ vì lột vỏ đi chiên lên mất giòn.


      Sau đó chuẩn bị chảo loại sâu lòng. Dầu ăn cho vào chảo phải đủ ngập một cái cống. Chờ cho dầu sôi, người ta cho ít bột vào cống, sau đó cho vào một muỗng đậu xanh và thịt làm nhân bánh. Đổ thêm trên nhân bánh một lớp bột. Sau cùng để lên đó một vài con tôm. Nhúng cống ngập trong dầu đang sôi riu riu trong chảo. Lửa nhỏ bánh mới giòn đều từ ngoài vào trong. Chờ bánh chín vàng rồi mới nhấc cống ra, khéo léo đổ bánh ra đĩa.


      Bánh cống ăn với nước mắm chua ngọt và các loại rau diếp cá, đọt xoài, cải đắng, xà lách, húng quế… Chỉ nhìn dĩa bánh vàng ươm và dĩa rau tươi xanh là đã muốn thưởng thức. Mùi đậu xanh, mùi thịt, mùi tôm chiên trộn lẫn vào nhau thơm nức mũi, bát nước mắm lấm tấm hạt ớt, tép chanh, trong veo mấy cọng dưa chua đu đủ. Đúng là một món ăn phong phú về cả mùi vị và màu sắc.


      (Tạp chí Du lịch)






      Comment


      • #4
        Bánh tầm bì Cần Thơ.

        Bánh tầm bì Cần Thơ.



        Ai đã lớn lên ở vùng sông nước Cửu Long này mà chưa từng thưởng thức qua món Bánh Tầm, Bánh Mặn, Bánh Bèo... Nhưng mỗi loại bánh đều có cách chế biến khác nhau, cho dù chúng được làm từ bột Gạo.




        Nếu trước kia, Bánh Tầm được làm bằng tay qua sự khéo léo của con người, được gọi là "Bánh Tầm Se Tay", có nghĩa là bột được pha chế có liều lượng, khuấy bột chín, se thành sợi và hấp lại lần nữa... thì bây giờ, bột đước ép bằng khuôn, nhanh hơn nhiều, mà chất lượng của Bánh vẫn không thay đổi.


        Riêng cách làm Bì, thì không có gì quá rườm rà, thịt ướp gia vị, chiên vàng. Da Heo thì luộc mềm, lạng mỏng, sau đó Thịt và Da đều xắt sợi, được trộn vào nhau cùng với thính gạo (gạo rang vàng, xay nhuyển), tỏi tươi bâm nhuyển, tỏi mở phi vàng, đường muối ... tạo thành một hổn hợp để đóng một vai trò quan trọng trong món ăn này.
        Còn Dừa thì thì vắt lấy nước cốt và nước dảo dừa... Nước dảo dừa nấu với lửa liu riu, nêm muối, đường pha vào đó một ít bột Gạo, nước dảo dừa sẽ sánh lại, sau cùng mới cho nước cốt Dừa vào, rồi tắt bếp.


        Bánh Tầm Bì thật sự thơm ngon, đậm đà, có hương vị dân dả, nếu dùng với nước mắm đặc sản, khi được phối hợp với các phụ liệu như: vị cay của Ớt, chua mát của Chanh, thơm nồng của Tỏi... Ôi! Những sợi Bánh Tầm trắng phau đi cùng với những cọng bì vàng óng, thoảng mùi nước cốt Dừa béo ngậy... được bày bên dĩa với một ít dưa leo, rau thơm, cạnh bên là ly Trà đá vàng sóng sánh... Thì thật là tuyệt vời !


        Tuy nhiên, hương vị Bánh Tầm Bì ở Cần Thơ thì rất đặc biệt : Bánh Tầm được hấp trong cái Xững trên bếp than, nên bánh luôn nóng hổi,…Những sợi Bì óng ánh tươm mỡ bóng lưỡng, thơm ngon… Còn nước mắm thì vàng sóng sánh, trong vắt như pha lê,… Cái vị béo của nước cốt dừa luôn hoà quyện vào những sợi bánh tầm trắng phau,… đi cùng rau , giá, dưa chua… Còn nếu thêm chút xíu mỡ hành nữa thì quá lại tuyệt vời !!!.


        Bánh Tầm Bì Cần Thơ là như thế đấy!... Ngon thiệt là ngon! Một món ăn sáng vừa rẻ tiền, lại vừa giản dị… Cho dù đi nơi đâu, hay Bạn xa quê hương, nhất là người Cần Thơ luôn nhớ về hương vị ấy… Hương vị Bánh Tầm Bì Cần Thơ !!!



        Theo livecantho






        Comment


        • #5
          Chuối nếp nướng Cần Thơ.

          Chuối nếp nướng Cần Thơ.


          Lâu lâu dắt xe đi dạo loanh quanh thành phố, bất giác nhìn sang vệ đường lại bắt gặp những vỉ than đỏ rực đầy ăm ắp chuối nướng, khoai mì nướng, bắp nướng, chuối nếp nướng. Món nào cũng là món ăn chơi, nhưng ngon nhất và đặc sắc nhất lại là chuối nếp nướng.


          Vì đi đâu thì người bán cũng nướng khoai, nướng chuối, nướng bắp theo 1 kiểu, còn chuối nếp nướng lại khác. Sài Gòn thì trái chuối nếp thon dài, Mỹ Tho thì trái to ú nu ăn 1 trái là căng bụng, còn ở Cần Thơ, trái chuối nướng be bé, xinh xinh, không thon dài mà cũng không ú nu, dẹp dep. Chuối nếp nướng ngon là những trái có màu nâu giòn của lớp nếp ngoài, màu trắng mềm của lớp nếp trong, màu vàng vừa chín tới của trái chuối không hề nhũn.



          Trời mưa trái, cầm trái chuối nướng nóng vùi trong tấm lá chuối tươi vừa mua ở gánh hàng rong, vừa xuýt xoa thổi vừa cắn ngập hàm răng vào, vừa la ngon quá, là cũng đủ làm nên những phút giây hạnh phúc. Không sơn hào hải vị, chỉ là thú ăn chơi, nhưng ăn một lần là ghiền luôn món chuối nướng thơm thảo mùi ruộng đồng dân dã.







          Ở Cần Thơ, đa số chuối nếp nướng đều tròn vừa vặn, lớp nếp bên ngoài vừa đủ bao bọc thân trái chuối. Nếu ăn không, chẳng có mùi vị gì nhiều, nên luôn phải kèm theo mấy muỗng nước cốt dừa để tạo vị béo. Ăn như vậy phải có muỗng đĩa, hoặc phải bỏ hộp mang theo nếu muốn đem đi xa, như vậy thì thật bất tiện. Chưa kể, ngon dở còn phụ thuộc vào việc thắng nước cốt đặc hay lỏng hay thấp thỏm sợ đau bụng do để lâu đến cuối ngày.


          Duy chỉ có chỗ bán chuối nếp nướng ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, ngay góc trường Trung cấp du lịch là khác hẳn những chỗ còn lại. Ở chỗ này, người ta đã vắt nước cốt dừa trộn lẫn trong nếp, nên ăn không cần chan thêm nước cốt dừa, bởi, những tinh tuý mùi vị đã trộn lẫn vào nhau. Khi lớp lá chuối bên ngoài trở nên giòn rụm, thì cũng là lúc lớp vỏ nếp ngả vàng nâu sẫm bốc mùi thơm nức trộn lẫn giữa vị ngọt thanh của chuối, béo của dừa, và cả hương khét khét thơm thơm dìu dịu của lá chuối. Cầm trái chuối nóng cắn vào thấy tươm ra chất đùng đục của dừa với nếp, béo ngậy...



          Lâu lâu có dịp đi chơi xa, lại dạo loanh quanh các nẻo đường để kiếm chuối nếp nướng ăn thử, nhưng không đâu ngon bằng chuối nếp nướng Xô Viết Nghệ Tĩnh, lại nhớ mãi màu nâu giòn của lớp nếp ngoài, màu trắng mềm của lớp nếp trong, màu vàng vừa chín tới của trái chuối không hề nhũn. Là thú ăn chơi lót dạ, là thứ quà quê dân dã thảo thơm, nên giá cả của nó rất là rẻ, chỉ 1.500 vnd một trái. Chuối nếp nướng thơm lừng, kích thích vị giác, khứu giác của người ta bởi cái mùi béo ngậy, cho nên ăn 1 trái đã ngán ngang bụng. Đến Cần Thơ, khách phương xa nhớ dừng chân bên gốc điệp ngã tư Xô Viết Nghệ Tĩnh với Trương Định mua 1 trái ăn chơi cho biết.



          Nguồn: Livecantho






          Comment


          • #6
            Bún Nước Lèo Cần Thơ.

            Bún Nước Lèo Cần Thơ.



            Nói đến bún nước lèo, ta liền liên tưởng đến bún nước lèo Sóc Trăng. Tiếng vang của món ăn dân dã có xuất xứ vùng "bưng" "sóc" này đã vượt qua địa phận của 1 tỉnh lị nhỏ bé để trở thành món đặc sản được yêu thích ở nhiều vùng lân cận.


            Tùy khẩu vị và xuất xứ của chủ quán mà món bún nước lèo sẽ đi cùng với nhiều địa danh khác nhau. Chẳng hạn, vẫn cách chế biến, vẫn nguyên liệu như bún nước lèo Sóc Trăng, nhưng ở Cần Thơ, một số quán biến tấu lại cho phù hợp với khẩu vị và sở thích người dân vùng này. Có lẽ vì vậy mà bên cạnh những quán"Bún nước lèo Sóc Trăng" chính gốc vẫn có những quán "bún lai" như"Bún nước lèo Vĩnh Long"" Bún nước lèo Trà Vinh' "Bún nước lèoCần Thơ"....






            Là món ăn bình dân, nên chỉ với cái giá từ 12,000- 15,000 vnd là thực khách đã có một tô bún với đủ thịt quay, cá lóc, tôm thẻ, mực tươi…thật ngon miệng. Tô bún có ngon, có hấp dẫn và đặc biệt hay không là nhờ nước súp. Nước súp loại bún này thuần bằng mắm nấu và được lược xác cẩn thận, nhìn trong vắt, rất bắt mùi, mở nắp ra thơm lừng cả một vùng...Nồi nước lèo muốn có hương vị đậm đà phải được nấu bằng nước dừa tươi với cá lóc kèm thêm chút ngãi bún.


            Khi nấu bún nước lèo không thể thiếu hai thứ là củ ngải bún và mắm bò hóc. Củ ngải bún hình dạng trông giống củ nghệ, củ gừng cùng họ nhưng màu trắng ngà và thân củ nhỏ hơn gừng đôi chút. Theo một số tác giả các sách viết về cây thuốc Nam thì ngải bún có đặc tính giúp tiêu hoá, kích thích thèm ăn và bổ dưỡng. Còn đối với mắm thì người ta có thể sử dụng mắm lóc, mắm cá bông, mắm cá sặc để nấu, khi nấu chỉ lấy nuớc trong thuần chất mà thôi như vậy nước thơm và có mùi đặc trưng. Đặc biệt khi luộc cá phải mở nắp nồi để không bị tanh. Cá luộc xong phải lấy hết xương ra. Cá có trứng thì lấy trứng thả vào nồi, mặt nước trông lấm tấm trứng trông rất hấp dẫn. Cá lóc sau khi lấy hết xương ta đem ướp với ngải bún và sả đâm nhuyễn. Còn tôm thẻ thì bóc vỏ, bỏ đầu…

            Một tô bún nuớc lèo bốc khói sẽ toả mùi thơm khá đặc biệt. Người ta ăn bún nước lèo với rau thơm, giá sống, hẹ, bắp chuối bào mỏng, rau muống chẻ nhỏ... khi ăn, nhớ cho vào ít giọt chanh. Mặt tô bún nếu được điểm thêm vài lát ớt đỏ sẽ trông hấp dẫn và lôi cuốn hơn.



            Tuy không là món ăn cao lương mỹ vị hay sang trọng, tuy không mang thương hiệu nổi tiếng như Bún nước lèo Sóc Trăng hay Bún nước lèo Trà Vinh nhưng Bún nước lèo Cần Thơ vẫn có những nét riêng, ăn một lần dễ khiến bạn nhớ mãi bởi hương vị đậm đà, dân dã, mộc mạc...



            Nguồn:Livecantho






            Comment


            • #7
              Cá bống trứng mùa nước son.

              Cá bống trứng mùa nước son.



              Cuối tháng 6 âm lịch trở đi, nước sông Hậu dần nhuốm đỏ. Đứng trên cầu Cái Răng (Cần Thơ) nhìn xuống, một dải nước đỏ như tấm lụa đào giữa hai làn nước bạc lấp lánh trong nắng. Phải thêm nhiều ngày, nhiều tuần nữa, mưa già hơn, con nước đỏ mới nhuộm hết cả mặt sông, mới tiến sâu vào các kênh, rạch xa xôi.


              Bấy giờ, người ta gọi một cách chính danh: mùa nước son, mùa cá bống trứng. Những con cá nhỏ bằng ngón tay út, bụng căng cứng trứng vàng hượm, nổi rõ dưới làn da nâu nhạt, mỏng tang. Chỉ trông đã thấy "đã" mắt rồi !




              Cá bống trứng kho mặn ngọt


              Người đi xúc cá bống trứng chỉ đợi con nước son đổ về và thường xúc về đêm. Chỉ cần một ngọn đèn chong, một chiếc xuồng tam bản và một cái rổ xúc là người ta "khoèo" dầm tách bến, tiến về phía mấy giề lục bình trôi. Và, mặt rổ cắt xéo góc 45 độ so với mặt nước, phía dưới bộ rễ lục bình. Vục sâu rổ vào, lật ngang, nhanh tay giở lên khỏi mặt nước. Gạt lục bình ra. Những con cá bống trứng lẫn tép bạc nhảy loi nhoi trong lòng rổ. Đã đời ! Cứ thế mà xúc.


              Về nhà. Đổ cá ra, hớt mang, đuôi, làm sạch vảy bằng cách chà mớ cá trong chiếc rổ tre. Rửa sạch, cho vào ơ, kho khô, chế chút mỡ, rắc tiêu xay. Nồi cháo trắng chín nhừ trên bếp, sẵn tay cho một ít tép bạc bóc vỏ vào nồi. Cháo trắng tép bạc dùng nóng với cá bống trứng kho tiêu mới thấm lựng cái hương vị mặn mà của miền đất phương Nam. Bao nhiêu sức lực hao phí cho cái lạnh của đêm đi xúc cá nhanh chóng biến mất. Cơn buồn ngủ ập đến. Đánh một giấc no.



              Nguồn: Cinet






              Comment


              • #8
                Bánh tét lá cẩm - Đặc sản Cần Thơ

                Bánh tét lá cẩm - Đặc sản Cần Thơ



                Ở Cần Thơ, bánh tét ngon nhất thuộc về gia tộc họ Huỳnh ở Bình Thuỷ. Con cháu họ Huỳnh đã làm cho đòn bánh tét độc đáo hơn bằng cách nấu lá cẩm lấy nước xào nếp dẻo với nước cốt dừa và dùng thịt, trứng vịt muối làm nhân.




                Muốn bánh ngon phải lựa nếp rặt mới làm cho đòn bánh dẻo. Lá cẩm phải tươi. Lá úa sẽ làm cho nước lá cẩm xuống màu. Thịt làm nhân phải là thịt tươi, ướp cho thịt tẩm thấm... Nếu thịt không ngon, nếp không rặt sẽ làm cho khẩu vị bánh mất ngon.




                Bánh tét lá cẩm ở Bình Thuỷ gói dẽ, cắt thành từng khoanh không bời rời. Cắn một miếng bánh tét màu tím, nếp dẻo và cái vị ngọt của thịt, của hương thơm trứng muối như đọng trong đầu lưỡi. Nó khác với những đòn bánh tét đậu trắng, đậu đen nhân mỡ hành, nhân chuối theo kiểu truyền thống của người Việt.



                Bánh tét từ lò Chín Cẩm, Tư Đẹp ngày thường bán ở chợ Xuân Khánh, An Thới, Mít Nài... nhiều du khách thập phương biết tiếng đều tới tận điểm bán hàng mua về làm quà.



                Theo SGTT






                Comment

                Working...
                X