Giới thiệu đến các bạn yêu thích văn hóa ẩm thực 1 số món ăn lạ của Nam Bộ
Món thịt bò làm tái bằng... nước tiểu loài kiến vàng lạ từ cách làm. Nó không được thực hiện trong các nhà bếp hiện đại mà chỉ thực hiện được ở trong vườn cây ăn trái, nhất là vườn quýt!
Đem miếng thịt bò tươi treo trong vườn quýt, nơi có nhiều kiến vàng, để kiến vàng bu lại, tha hồ "tè" vào. Nước tiểu loài kiến vàng khá chua nên nhanh chóng làm miếng thịt bò tái hẳn đi. Ăn vào vừa có vị ngọt của thịt bò, vừa có vị chua của... nước tiểu kiến vàng.
Món ngon "đệ nhất", theo nhà văn Sơn Nam thì đến bậc vua chúa cũng phải thèm, là con đuông chà là, tên chữ là Hồ đa tử. "Hồ đa" là cây dừa rừng tức giống cây chà là hoang mọc ở miền nước mặn, giống như cây cau trồng làm kiểng, trái tuy nhỏ nhưng tạm hái để ăn trầu, nhưng bên trong củ hũ (đọt non) sau Tết thường có đuông. Con đuông chà là nhỏ hơn đuông ăn đọt dừa, trứng đẻ vào bẹ lá non, nở ra thành con đuông dừa rừng (trông như con nhộng). Phải bắt con đuông trước khi nó nở ra thành bướm. Lúc này đuông to và mập. Mỗi đọt cây chà là chỉ có một con đuông béo ngậy. Đem đuông nướng trên vỉ sắt cho dậy chất béo, rồi chấm nước mắm nhĩ nguyên chất, ngon "hết biết"!
Cháo cóc vừa ngon, vừa lạ, nhưng khá nguy hiểm, vì có thể ngộ độc nếu gặp một loại cóc gọi là con kiết. Món cháo dơi, thêm máu con "dơi quạ", ở các cù lao sông cả, hoặc ở ven rừng, được khen là ngon và bổ vì đỏ tươi mầu hồng huyết cầu.
Món chuột không lạ nhưng rất khoái khẩu. Chuột ngon là những chú chuột mập đầu mùa, sống ngoài đồng lúa chín. Trời sa mưa, chuột ăn toàn cỏ non. Vì thế chuột rất sạch sẽ và béo ngon. Món chuột rô ăn với xoài chua đầu mùa băm nhỏ, vị chua của xoài sẽ đánh tan mùi hơi của chuột.
Một món nhậu tuy không cầu kỳ nhưng... lạ miệng là món tép sống lột vỏ. Tép sống lột vỏ không chấm mù tạt như ở thành phố mà chấm vào... nước dừa tươi. Nước dừa làm đổi mầu con tép sống, trông đỏ hồng như tép luộc.
Nhiều người thành thị rất khoái lươn, rùa, ếch, rắn, bốn món hoang dã thời khẩn hoang xưa, vì chúng ngon hơn thịt bò, thịt gà. Lươn làm lẩu canh chua, rùa nấu cháo, ếch chiên bơ, rắn thì chế biến thành nhiều món, trong đó ngon nhất là món rắn xào, rắn nấu cháo đậu xanh. Huyết rắn pha rượu đế không còn gì ngon bằng!
Nhiều người khác lại rất thích món thịt luộc xắt mỏng theo kiểu Gò Công, chấm mắm tép. Nhiều người còn thích ăn tại chỗ với bạn bè món cá chìa vôi vùng nước lợ Nhà bè, cũng ngon như cá chẽm.
Tuy nhiên, lẩu mắm cũng là một món khoái khẩu. Lẩu mắm là món ăn tập thể, không có gì cầu kỳ nhưng cũng không dễ nấu ngon. Mắm kho lấy nước cốt nên khi mắm sôi bốc mùi thơm nức. Thêm thịt xắt mỏng, cá ba sa, nấu chung trong một cái lẩu cho sôi rồi múc ra ăn với bún. Tất nhiên phải có rượu nhậu lai rai với lẩu mắm mới thật sự ngon.
Từ lẩu mắm, người ta đã làm những kiểu nấu lẩu khác bằng cá bống kèo, cá trê trắng và nhiều thứ hoang dã khác. Đặc biệt nhất là các món lẩu phải có rau, mà phải là "rau rừng" mới ngon.
Có người tò mò đếm thử thì thấy có hơn 20 loại rau ăn với lẩu mắm, trong đó có nhiều loại rau rừng khác nhau, rất thông dụng từ thời khẩn hoang Nam Bộ, cùng với đọt xoài, đọt chùm ruột, hoặc đọt bưởi chua... và những loại rau có tính làm mát lưỡi như bông súng, lá tai tượng, cọng bông súng xốp...
Khó thể thống kê đầy đủ có bao nhiêu món lạ trong dân dã đã được nâng lên hàng "đặc sản", nhưng có thể nói chắc rằng người dân thành thị nào cũng thích ăn những món "xưa như trái đất", bởi dù có giàu sang cách mấy, hướng theo nếp sống văn minh hiện đại cách mấy, họ vẫn thèm những món ăn của quê hương mình. Đó chính là sức hấp dẫn vô cùng mãnh liệt của những món ăn dân dã có từ thời khẩn hoang mà vẫn... hiện đại khó tin.
ST !
Món thịt bò làm tái bằng... nước tiểu loài kiến vàng lạ từ cách làm. Nó không được thực hiện trong các nhà bếp hiện đại mà chỉ thực hiện được ở trong vườn cây ăn trái, nhất là vườn quýt!
Đem miếng thịt bò tươi treo trong vườn quýt, nơi có nhiều kiến vàng, để kiến vàng bu lại, tha hồ "tè" vào. Nước tiểu loài kiến vàng khá chua nên nhanh chóng làm miếng thịt bò tái hẳn đi. Ăn vào vừa có vị ngọt của thịt bò, vừa có vị chua của... nước tiểu kiến vàng.
Món ngon "đệ nhất", theo nhà văn Sơn Nam thì đến bậc vua chúa cũng phải thèm, là con đuông chà là, tên chữ là Hồ đa tử. "Hồ đa" là cây dừa rừng tức giống cây chà là hoang mọc ở miền nước mặn, giống như cây cau trồng làm kiểng, trái tuy nhỏ nhưng tạm hái để ăn trầu, nhưng bên trong củ hũ (đọt non) sau Tết thường có đuông. Con đuông chà là nhỏ hơn đuông ăn đọt dừa, trứng đẻ vào bẹ lá non, nở ra thành con đuông dừa rừng (trông như con nhộng). Phải bắt con đuông trước khi nó nở ra thành bướm. Lúc này đuông to và mập. Mỗi đọt cây chà là chỉ có một con đuông béo ngậy. Đem đuông nướng trên vỉ sắt cho dậy chất béo, rồi chấm nước mắm nhĩ nguyên chất, ngon "hết biết"!
Cháo cóc vừa ngon, vừa lạ, nhưng khá nguy hiểm, vì có thể ngộ độc nếu gặp một loại cóc gọi là con kiết. Món cháo dơi, thêm máu con "dơi quạ", ở các cù lao sông cả, hoặc ở ven rừng, được khen là ngon và bổ vì đỏ tươi mầu hồng huyết cầu.
Món chuột không lạ nhưng rất khoái khẩu. Chuột ngon là những chú chuột mập đầu mùa, sống ngoài đồng lúa chín. Trời sa mưa, chuột ăn toàn cỏ non. Vì thế chuột rất sạch sẽ và béo ngon. Món chuột rô ăn với xoài chua đầu mùa băm nhỏ, vị chua của xoài sẽ đánh tan mùi hơi của chuột.
Một món nhậu tuy không cầu kỳ nhưng... lạ miệng là món tép sống lột vỏ. Tép sống lột vỏ không chấm mù tạt như ở thành phố mà chấm vào... nước dừa tươi. Nước dừa làm đổi mầu con tép sống, trông đỏ hồng như tép luộc.
Nhiều người thành thị rất khoái lươn, rùa, ếch, rắn, bốn món hoang dã thời khẩn hoang xưa, vì chúng ngon hơn thịt bò, thịt gà. Lươn làm lẩu canh chua, rùa nấu cháo, ếch chiên bơ, rắn thì chế biến thành nhiều món, trong đó ngon nhất là món rắn xào, rắn nấu cháo đậu xanh. Huyết rắn pha rượu đế không còn gì ngon bằng!
Nhiều người khác lại rất thích món thịt luộc xắt mỏng theo kiểu Gò Công, chấm mắm tép. Nhiều người còn thích ăn tại chỗ với bạn bè món cá chìa vôi vùng nước lợ Nhà bè, cũng ngon như cá chẽm.
Tuy nhiên, lẩu mắm cũng là một món khoái khẩu. Lẩu mắm là món ăn tập thể, không có gì cầu kỳ nhưng cũng không dễ nấu ngon. Mắm kho lấy nước cốt nên khi mắm sôi bốc mùi thơm nức. Thêm thịt xắt mỏng, cá ba sa, nấu chung trong một cái lẩu cho sôi rồi múc ra ăn với bún. Tất nhiên phải có rượu nhậu lai rai với lẩu mắm mới thật sự ngon.
Từ lẩu mắm, người ta đã làm những kiểu nấu lẩu khác bằng cá bống kèo, cá trê trắng và nhiều thứ hoang dã khác. Đặc biệt nhất là các món lẩu phải có rau, mà phải là "rau rừng" mới ngon.
Có người tò mò đếm thử thì thấy có hơn 20 loại rau ăn với lẩu mắm, trong đó có nhiều loại rau rừng khác nhau, rất thông dụng từ thời khẩn hoang Nam Bộ, cùng với đọt xoài, đọt chùm ruột, hoặc đọt bưởi chua... và những loại rau có tính làm mát lưỡi như bông súng, lá tai tượng, cọng bông súng xốp...
Khó thể thống kê đầy đủ có bao nhiêu món lạ trong dân dã đã được nâng lên hàng "đặc sản", nhưng có thể nói chắc rằng người dân thành thị nào cũng thích ăn những món "xưa như trái đất", bởi dù có giàu sang cách mấy, hướng theo nếp sống văn minh hiện đại cách mấy, họ vẫn thèm những món ăn của quê hương mình. Đó chính là sức hấp dẫn vô cùng mãnh liệt của những món ăn dân dã có từ thời khẩn hoang mà vẫn... hiện đại khó tin.
ST !