Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Nhủi ốc đồng xa

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nhủi ốc đồng xa

    Nhủi ốc đồng xa


    Một buổi trưa đầu năm, chúng tôi mục kích hình ảnh nhủi ốc rất đặc biệt: hai anh em vác nhủi xuống bàu nước lạnh tái cả người, hai tay nắm hai cán nhủi vừa đi vừa đẩy vừa lắc. Họ đi khoảng vài chục mét thì dừng lại, nâng nhủi lên lấy ốc bỏ vào giỏ rồi nhủi tiếp.




    Trao đổi với chúng tôi bên bờ ao, hai anh em ruột Lê Quyền (41 tuổi) và Lê Điểu (39 tuổi), đều trú tại thôn An Hoà, xã Điện Phong (Điện Bàn – Quảng Nam), cho biết: “Nghề nhủi này là cha truyền con nối. Ông nội tôi truyền lại cho cha, cha truyền lại cho chúng tôi và đã đi nhủi từ năm 15 – 17 tuổi”. Nghề nhủi cũng có mùa: tháng 9, tháng 10 thì đi nhủi cá, ra giêng trở đi thì nhủi ốc hút, mùa hè nhủi tép… Mỗi loại hải sản đều có dụng cụ nhủi phù hợp…

    Người dân Quảng Nam có câu ca:

    “Siêng đi tát, nhác đi câu, muốn cho đầy bầu: chạy dề, dác nhủi”.

    Thật vậy, trong các dụng cụ đánh bắt cá như cái lờ, tay lưới, cái đó, cần câu… thì cái nhủi khá độc đáo. Ngoài việc bắt cá, nó còn mang ít nhiều dáng dấp “nghệ thuật”, mà tổ tiên cư dân lúa nước ta đã dày công chế ra. Những cái nhủi này thu hút nhiều du khách nước ngoài tò mò xem và chụp ảnh.


    Anh Lê Điểu cho hay, dụng cụ nhủi bắt cá có hai cái cán bằng ngọn tre chéo nhau hình chữ X, giữa hai ngọn tre là một tấm “sáo” bện bằng những cọng tre vót nhỏ, đầu dưới là một miếng gỗ có lưỡi mỏng. Khi “nhủi”, nước sẽ thoát ra qua những cọng tre, chỉ còn lại cá hoặc những gì có trong nước. Nhủi có nhiều loại như: nhủi đụt thì dài khoảng 2,6 mét và lớn hơn, dưới lưỡi nhủi có gắn thêm một cái phao bằng hai hoặc ba ống tre (kín mắt) nhằm không cho nhủi chìm. Gần cuối thân nhủi, người ta lắp một cái vỉ bằng nan tre đan thưa, nhằm cản không cho rác vào cái túi bằng vải lắp ở cuối thân nhủi để chứa cá, tép... Nhủi đụt có thể nhủi nước cạn bắt tôm, tép dưới sông, ao.

    Nhủi ốc giống như nhủi đụt, nhưng giữa các cọng tre bện thưa và lớn hơn chỉ để giữ ốc hút lại, bùn, đất theo nước thoát ra ngoài. Anh Lê Điểu nói, trung bình mỗi ngày nhủi, mỗi người được khoảng 30kg ốc hút, bán được 5.000 đồng/kg. Còn đi nhủi tép thì ngày được khoảng một ang (30 chén), bán 5.000 đồng/chén. Trừ chi phí, mỗi người kiếm khoảng 100.000 đồng/ ngày. Đi xem nhủi có khắp các vùng sông hồ, bàu, đầm… ở Quảng Nam – Đà Nẵng. Có khi xa ra đến Thừa Thiên – Huế và xem nhủi đến chiều mới về.

    Anh Quyền kể, đi nhủi cá muốn mau đầy giỏ thì phải đi cho đông người, nhiều nhủi, dàn hàng ngang, hai tay nắm cán nhủi – vừa chạy vừa đẩy. Cá bị động, nhảy tứ tán. Nhiều khi cá từ nhủi này nhảy qua nhủi khác – nhất là cá lóc, may nhờ rủi chịu, kể cũng vui. Nhất là các đám ruộng, khi các trận lụt đã dứt, người ta đang cày làm vụ đông xuân. Khi cày xung quanh đám ruộng, diện tích đất chưa cày thu hẹp dần, nước đục, nhủi có nhiều cá. Còn nhủi ốc hút thì chỉ cần vài ba người nhủi có bạn cho vui… là được.


    Theo SGTT






Working...
X