Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Thủy Tiên 's collections

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Tứ Chứng Nan Y

    Xiển làm thuốc. cho nên vua thường vời vào kinh chữa bệnh. Một hôm vua đang nô đùa cùng bầy cung phi, thì thấy Xiển bước vào. Vua ngạc nhin hỏi có việc gì. Xiển đáp:

    - Hạ thần nghe nói Hoàng thượng mắc phải bốn bệnh hiểm nghèo mà sách gọi là "tứ chứng nan y", nên vội vàng vào thăm Hoàng thượng.

    Vua khó chịu nói:

    - Thiên hạ ác miệng nói càn như vậy, chứ lâu nay Trẫm vẫn khẻo mạnh, có việc gì đâu! à thế "tứ chứng nan y" là nhứng bệnh gì?

    Xiển tâu: - Dạ "tứ chứng nan y" họ nói đó là què, mù, câm điếc.

    Vua nổi giận:

    - Ðộc ác đến mức ấy là cùng! Trấm mà biết kẻ nào bịa chuyện phao đồn ra đầu tiên thì Trẫm sẽ cắt lưỡi chứ không tha!

    Xiển nói:

    - Hạ thần nghe thiên hạ đồn như vậy. Bây giờ mới biết là sai. Nhưng nghĩ cho kỹ, thì lại thấy là có nguyên do cả đấy ạ!

    Vua hỏi: - Nguyên do như thế nào?

    Xiển giả bộ rụt rè: - Xin Hoàng thượng tha tội kẻ hạ thần mới dám nói.

    Vùa bằng lòng. Xiển nói:

    - Thiên hạ thấy Hoàng thượng suốt năm chỉ quanh quẩn trong cung điện nên họ lầm tưởng là ngài què. Nước sắp mất mà Hoàng thượng vẫn ung dung vui thú, nên họ lầm tưởng là ngài mù. Trước cảnh núi sông bị quân giặc dày xéo mà Hoàng thượng cứ ngồi im, nên họ tưởng là ngài câm. Khắp nơi người ta đều kêu Hoàng thượng là kẻ hèn yếu, khiếp nhược nhưng ngài vẫn làm ngơ ký hòa ước hàng giặc, nên họn lầm tưởng là ngài điếc.

    Vua biết Xiển chửi mình, tức uất người nhưng không đủ lý lẽ để bắt tội được.

    Comment


    • #17
      Xiển Trả Lời Vua

      Ðồn rằng có một lần vua ngự tuần ra Thanh Hóa. Nghe nói con cháu Trạng Quỳnh vẫn còn, vua bèn cho đòi đến. Xiển vâng lệnh tới hầu. Vua hỏi:

      - Trước khi Trạng chết có trối trăng lại điều chi không?

      Xiển đáp: - Dạ có ạ!

      Vua bảo: - Thế nhà ngươi hãy thuật lại lời Trạng trối trăng cho ta nghe.

      - Dạ tâu Hoàng thượng, cố tôi trước khi từ trần chỉ trối lại có một câu thôi ạ!

      - Một câu cũng được, cứ nói ta nghe.

      - Dạ, nhưng tôi không dám nói ạ!

      - Tại sao!

      - Dạ, nói ra sợ Hoàng thượng không được vui lòng.

      - Ðược cứ nói, dù câu nói ấy thế nào ta vẫn không bắt tội.

      Xiển năm bảy lần từ chối, vua năm bảy lần gặng hỏi, sau cùng Xiển mới thưa:

      - Dạ, tâu Hoàng thượng, ông tôi kể lại rằng: "Trước khi cố tôi nhắm mắt, con cháu xúm xít quanh giường hỏi cố tôi có dặn con cháu điều chi không. Nhưng cố tôi không trả lời. Con cháu không yên tâm, cứ gặng hỏi mãi, cố tôi chỉ quát lên một câu: "Hỏi cái mả cha bay hay sao mà hỏi mãi thế?", rồi tắt thở.

      Comment


      • #18
        Vả Quan Huyện

        Có một viên quan huyện hay nịnh hót quan trên để chóng được thăng quan tiến chức. Một trong những viên quan hắn thường bợ đợ là án sát Nguyễn Văn Tiêu, tục gọi là án Tiêu. Ðể nịnh quan thầy, hắn ra lệnh cho dân hàng huyện không ai được nói đến tiếng "tiêu", ví dụ như hạt tiêu thì hải nói là hạt ớt v.v... Hễ ai thấy người nào trái lệnh thì được phép vả vào mồm ba cái thật đau, rồi đem trình quan trị tội. Lệnh ban ra khiến Xiển đã ghét quan huyện lại càng ghét thêm. Ông mang một ít quần áo rách mướp xin vào bái quan. Quan hỏi có việc gì, Xiển thưa là nhà nghèo quá, gia tài chỉ còn một ít quần áo rách, nhờ quan cầm hộ cho lấy ít tiền về làm vốn sinh nhai. Tức thì quan nổi trận lôi đình thét mắng đùng đùng, vì xưa nay có ai dám cả gan đem quần áo rách đên bán cho quan bao giờ? Ðợi quan nguôi giận, Xiển mới nói:

        - Dạ thưa ngài, xin ngài thương kẻ học trò nghèo túng này, không gì cũng mang danh là người quân tử...

        - Quân tử gì mày! Ðồ quân tử cùng quân tử cố!

        Xiển trần tình:

        - Dạ, Khổng Minh túng Khổng Minh cầm ạ!

        Nghe câu nói khó hiểu, quan chau mày suy nghĩ một lúc mới biết lời mắng của mình: "Quân tử cùng quân tử cố" với lời trần tình của Xiển: "Khổng Minh túng Khổng Minh cầm" (1) đã làm thành đôi câu đối hay tuyệt. Quan phục tài Xiển, thưởng cho một quan tiền, nhưng lại chọn cho cái thứ tiền chôn giấu dưới đất lâu ngày bị han rỉ hết cả. Xiển đỡ lấy quan tiền, cầm một đồng dằn mạnh xuống đất, tiếng kêu nghe cành cạch, rồi nói:

        - Bẩm quan, tiền này không "ớt" được ạ!

        Quan vô tình mắng:

        - Mày điên à! Tiền này mà không tiêu được ư?

        Chỉ chờ có thế, Xiển liền vả cho quan ba cái tát vào mồm như trời giáng. Quan hô lính bắt trói. Xiển ngăn lại nói:

        - Chắc ngài vẫn chưa quên cái lệnh kiêng tên huý quan án ngài mới ban ra. Tôi làm vậy cũng chỉ là thi hành cái lệnh ấy của ngài mà thôi!

        Quan sợ bọn lính biết chuyện thì mình thêm xấu hổ, liền đuổi Xiển ra.

        Comment


        • #19
          Quan Đấy

          Năm nào cũng vậy, cứ gần tết Nguyên đán, viên tri phủ Hoàng Hóa cùng vợ đi chợ tết. Từ phủ ra chợ Bút Sơn rất gần, nhưng vốn tính hách dịch, quan phủ bắt lính cáng ra tận cổng chợ và mang theo hai cái lọng xanh che. Hồi này, Xiển Bột hãy còn nhỏ, xong thấy cái oai rởm của quan thì ghét lắm. Xiển mang một con chó con đi chợ, nhưng không bán, cứ ôm ở trước bụng, lúc thì chen đi trước quan, lúc thì lùi lại đi sau quan. Thấy Xiển mang chó, ai cũng tưởng Xiển mới mua, liên hỏi:

          - Chó bao nhiêu?

          Xiển trả lời: - Quan đấy!

          Quan phủ biết thằng bé ôm chó chửi xỏ mình, cho lính bắt lại hỏi:

          - Ai xui mày ăn nói như thế?

          Xiển đáp:

          - Bẩm quan, nhà con muốn nuôi mọt con chó con để dọn cứt cho em, nên bố mẹ con bảo con đi mua.

          Quan hỏi: - Mày là con cái nhà ai?

          Xiển trả lời: - Bẩm con là chắt cụ Trạng Quỳnh ạ!

          Quan nghe nói Xiển là chắt cụ Trạng Quỳnh thì có ý gờm, nhưng chưa tin lắm.

          - Ðã là chắt cụ Trạng tất phải hay chữ. Thế mày có đi học không?

          Xiển đáp: - Bẩm quan, con là học trò giỏi nhất vùng này ạ, quan lớn không đi học nên không biết đó thôi.

          Thấy Xiển vẫn tìm cách xỏ mình, quan nổi giận:

          - Mày vô lễ! Nhưng đã nhận là học trò giỏi thì phải đối câu này. Hay tao tha tội. Dở tao đánh đòn.

          Quan đọc: "Roi thất phân đánh đít mẹ học trò".

          Xiển hỏi:

          - Xin phép hỏi: "Roi" đối với "lọng" có được không ạ?

          Quan đáp: - Ðược.

          Xiển lại hỏi:

          - Thế "đít" đối với "đầu", "mẹ" đối với "cha" có được không ạ?

          Quan lại đáp: - Ðược!

          Xiển toan hỏi nữa. Quan Quát: - Không được hỏi nữa. Ðối đi!

          Xiển liền đối: "Lọng bát bông che đầu cha quan lớn!"

          Không ngờ Xiển lại dám chửi mình một lần nữa, để chữa thẹn, quan lấy giọng bề trên mắng Xiển qua loa một vài câu, rồi quát bảo lính hầu sửa soạn ra

          Comment


          • #20
            Tri Huyện Lê KIm Thằng

            Một hôm, nhân có lệnh của bọn chức dịnh bắt tất cả trẻ già trai gái làng hoàng Bột phải ăn mặc chỉnh tề để đi đón quan huyện Lê Kim Thằng về làng hiểu dụ, Xiển nghĩ ra ngay một kế. Xiển lẻn vào buồng ông nội lấy trộm chiếc áo thụng đỏ mặc vào, rồi đi thẳng ra đình, giả vờ chạy đi chạy lại lăng xăng ngay trước mặt quan huyện. Quan lấy làm lạ, cho lính gọi lại hỏi. Xiển xưng tên họ và nói là học trò. Huyện Thằng liền mượn ngay việc ăn mặc ngộ nghĩnh của Xiển ứng khẩu đọc một câu, bắt phải đối:

            - áo đỏ quét cứt trâu

            Xiển đối ngay:

            - Lọng xanh che đít ngựa

            Huyện Thằng không ngờ bị một vố, tái mặt, dọa:

            - Thằng này láo! Ðã thế, phải đố thêm câu này nữa, không đối được, tao sẽ cho ăn đòn.

            Thấy tóc Xiển đỏ hoe vì đãi nắng lâu ngày, huyện thằng liền ra câu đối:

            - Học trò là học trò con, tóc đỏ như son là con học trò

            Xiển không cần nghĩ ngợi lâu, đối tức khắc:

            - Tri huyện là tri huyện Thằng, ăn nói lăng nhăng là thằng tri huyện!

            Huyện Thằng tức ứa máu, nhưng vì Xiển đối rất chỉnh, không bẻ vào đâu được, đành câm miệng.

            Comment


            • #21
              Đánh Trống Cấm

              Sau một thời gian làm mõ, Xiển lại phải làm đầy tớ hầu điếu tráp cho lão chánh tổng. Một lần, lão chánh tổng đi chơi xa, Xiển theo hầu. Khi đến làng nọ thấy có một cái trống mặt to bằng cái nong, hai thầy trò lấy làm lạ quá, vào xem. Có tới mười người khách qua đường cũng đang bàn tán về cái trống đó, trên tang trống có đè mấy chữ: "trống cấm", nên chả ai dám lại gần. Bỗng Xiển lớn tiếng:

              - Có ai dám đố tôi đánh cái trống cấm này không nào?

              Một người cười:

              - Ðến cố tổ nhà anh sống lại cũng không dám đụng đến nữa là anh.

              Xiển một hai cam đoan là đánh được, không sợ gì cả. Trong số đó có một người buôn bán giàu có, trong túi sẵn tiền, cho là Xiển khoác lác, ngứa tai lắm, bảo:

              - Anh đánh được đủ ba hồi chín tiếng tôi sẽ cho anh năm chục quan tiền!

              Xiển nói:

              - Năm chục chả bõ, ít ra cũng phải một trăm.

              Người kia bằng lòng, bảo:

              - Ðược, anh không làm được đúng như lời nói, thì phải ở cơm không cho tôi mười năm.

              Hai bên làm giấu giao kè, có một người đứng tên làm chứng.

              Xiển bắc thang, vác dùi trèo lên, dang thẳng cánh nện đủ ba hồi chín tiếng. Trống kêu, vang cả tai, nhức cả óc. Vài ba người nhút nhát, sợ liên lụy, vội tháo lui. Chiếu theo giao kèo, Xiển bắt người kia phải giao đủ số tiền.

              Nghe trống đánh bất thình lình, dân làng kinh ngạc, lũ lượt kéo nhau ra đông như hội. Lý trưởng, tay cầm hèo, len qua đám đông, khệnh khạng bước vào đền quát tháo ầm ĩ. Xiển ra trước mặt lý trưởng vái chào rồi gãi đầu gãi tai nói:

              - Dạ trình ông, tôi là khách qua đường, thấy cảnh làng ta trù phú, thấy đền ta linh thiêng, nên có năm chục quan tiền trước để hầu thánh sau hầu làng. Nhưng vì không biết làm thế nào gặp ông cùng tất cả dân làng được, buộc lòng phải đánh vài hồi trống, xin các ông đánh chữ đại xá cho.

              Thấy có món tiền lớn, lý trưởng cùng hội đồng chức sắc thích quá, bàn nhau hãy trích ngày ra mười quan làm bứa chén đãi ông khách hảo tâm

              Comment


              • #22
                Đổi Bò Gầy Lấy Bò Béo

                Làng Yên Lược có một cái văn chỉ lộ thiên thờ Khổng Tử. Trâu bò trong làng thả ăn cỏ ở gần đấy kéo vào phóng uế cả ra bệ thờ. Bọn lý trưởng, cường hào thấy không tiện, bèn họp làng, giao cho Xiển phải trông nom, rào giậu lại, và đặt ra lệ hễ bò nhà ai vào, làng sẽ bắt làm thịt chia phần. Lệ làng đặt ra, các nhà có bò đều dặn con hoặc người ở hết sức giữ gìn. Xiển có một con bò ốm, gầy như cái mo khô, cứ thả cho ăn ở gần đấy. Một hôm, Xiển để bò vào trong khu văn chỉ, cố ý cho dân làng biết.

                Ðang thèm thịt bò, bọn lý trưởng, cường hào lập tức cho người bắt làm thịt. Xiển nói:

                - Lệ làng đặt ra, tôi không dám kêu ca gì, chỉ xin làng nhớ cho từ nay trở đi bất cứ bò nhà ai, hễ vào văn chỉ là bắt làm thịt tuốt.

                Sau đó ít lâu, Xiển mua mấy cỗ bài tam cúc, chia cho bọn trẻ chăn bò rủ chúng tìm đám đất khô ráo, phẳng phiu ngồi đánh. Bọn trẻ thích quá, xúm nhau, chúi mũi vào ván bài, chẳng để ý gì đến bò mẹ nữa. Xiển lừa cho tất cả đàn bò lại gần khu văn chỉ, rồi mở cổng ra. Thấy cỏ bên trong xanh tốt, một con vào, hai con vào, ba con vào, thế là những con khác cũng chen nhau vào theo. Xiển đóng cổng lại rồi chạy về gọi dân làng ra bắt bò. Bắt được hơn một trăm con, phần nhiều là của bọn lý hương cường hào giàu có trong làng. Chúng bàn nhau:

                - Lần này, nhiều người đều phạm phải lệ làng, không lẽ ta đem làm thịt tất cả, vậy thì xin xí xoá.

                Xiển nhất định không nghe, lấy cớ rằng lần trước làng đã ăn thịt bò của mình rồi, nay làng tự ý bỏ lệ, Xiển sẽ kiện quan. Sợ Xiển làm to chuyện, chúng bàn nhau đền cho Xiển một con bò, rồi bổ cho các nhà có bò bị bắt chia nhau chịu tiền. Xiển nhất định không nghe, nói:

                - Chỉ có hai cách: một là đem làm thịt tuốt, hai là đem chia đều cho dân làng, mỗi nhà một con.

                Bọn lý hương cường hào bàn với nhau mãi, cuối cùng phải bằng lòng theo cách thứ hai, vì chia như vậy thì chúng còn được mỗi nhà một con, chứ đem làm thịt thì mất cả. Thế là, không những Xiển đã đánh đổi được bò béo, mà những nhà trong làng cũng được mỗi nhà một con.

                Comment


                • #23
                  KHông Cần Học Nữa

                  Một lão nhà giàu đã dốt lại hà tiện. Con đã lớn mà không cho đi học, sợ tốn tiền. Một ông khách thấy vậy, hỏi:

                  - Sao không cho thằng nhỏ đi học trường?

                  - Cho cháu đến trường, sợ học trò lớn bắt nạt.

                  - Thì rước thầy về nhà cho cháu học vậy!

                  - Nó chưa có trí, biết nó có học được hay không?

                  - Có khó gì, thầy sẽ tùy theo sức nó mà dạy. Nay dạy chữ nhất là một, một gạch, qua ngày mai, dạy nó chữ nhị là hai, hai gạch, qua bữa mốt, dạy nó chữ tam là ba, ba gạch, lần lần như vậy thì cháu phải biết chữ.

                  Khách ra về, thằng con mới bảo cha:

                  - Thôi, cha đừng rước thầy về tốn kém. Mấy chữ ấy con không học cũng biết rồi... Con nghe qua là đã thuộc!

                  Người cha bảo nó viết chữ nhất, chữ nhị, chữ tam, nó viết được cả, ông ta khen con sáng dạ, không mời thầy về nữa. Một hôm, người cha bảo nó viết chữ vạn. Nó thủng thẳng ngồi viết, viết mãi đến chiều tối cũng chưa xong. Người cha mắng:

                  - Viết gì mà lâu thế?

                  Nó thưa.

                  - Chữa vạn dài lắm bố ạ! Con viết hơn nửa ngày mà được nửa chữ thôi!

                  Comment


                  • #24
                    Thông Thái Rởm

                    Hai ông nọ ngồi nói chuyện thiên văn. Ông bảo trời cách ta mấy chục vạn dặm, ông bảo trời xa một vạn dặm là cùng, không biết ai đúng ai sai. Một ông khác nghe nói, xen vào:

                    - Hai ông nói sai cả, làm gì mà xa đến như vậy? Từ đây lên đến đấy chỉ chừng ba bốn trăm dặm thôi, đi mau thì ba ngày, đi chậm thì bốn ngày là đến nơi. Vừa đi vừa về độ bảy ngày.

                    Hai ông kia hỏi vặn lại:

                    - Bằng vào đâu mà ông dám nói chắc như vậy?

                    Ông này ung dung đáp:

                    - Cứ theo lệ thường thì ngày 23 tháng chạp đưa ông Táo về trời, 30 Tết lại mời ông Táo xuống. Hai ông tính xem, có phải như thế không nào?

                    Comment


                    • #25
                      Chữ Nghĩa

                      Mấy thầy ngồi nói chuyện với nhau về chữ nghĩa, văn chương. Có thầy kể chuyện ông Trạng Hiền đời Trần mới lên tám tuổi mà đã đối đáp được với sứ Tàu. Sứ Tàu thử tài người nước ta, đọc bài thơ:

                      Lưỡng nhật bình đầu nhật,
                      Tứ sơn, điên đảo sơn.
                      Lưỡng vương tranh nhất quốc,
                      Tứ khẩu tung hoành gian.

                      (Nghĩa là: Hai chữ nhật ngược xuôi đều là chữ nhật. Bốn chữ sơn ngược xuôi cũng là chữ sơn. Hai ông vua tranh nhau một nước. Bốn chữ khẩu tung hoành ở giữa.)

                      Không ai đoán ra chữ gì. Thế mà ông Trạng Hiền trả lời được đấy. Ðó là chữ Ðiền là ruộng. Sứ Tàu phục lắm.

                      Một anh ngồi nghe lỏm nói lại:

                      - Các thầy hay chữ, tôi xin đố các thầy... "Hai cọc hai bên, khuyển trên hỏa dưới," là nghĩa gì?

                      Các thầy bí, nhìn nhau. Anh kia nói:

                      - Thưa là chữ "chó thui"!
                      [frame="1 100"]

                      Trạng Hiền
                      Nguyễn Hiền


                      Trong các ông trạng nước ta, Nguyễn Hiền là ông trạng đỗ trạng nguyên sớm nhất - từ lúc mới có mười hai tuổi.
                      Ông họ Nguyễn tên Hiền, quê làng Hà Dương, huyện Thượng nguyên, tỉnh Nam Ðịnh (Bắc Việt) đỗ thủ khoa năm Bính ngọ thời vua Thái Tôn nhà Trần, đến năm sau thi đình đỗ Trạng.
                      Lúc mới lên sáu, bảy tuổi, ông đi học nhà sư ở chùa, nhà sư mỗi buổi dạy mười tờ giấy, Nguyễn Hiền học qua là thuộc làu.
                      Theo sách "Nam Hải Dị Nhân" của Phan Kế Bính, một hôm nhà sư tụng kinh vừa xong vào phòng nằm nghỉ, mơ thấy Phật giáng xuống bảo rằng: "Nhà sư sao không bảo Trạng cứ để cho lên chùa lờn với Phật ?" Nhà sư tỉnh dậy, soi đèn xem các tượng Phật thì thấy sau lưng mỗi tượng có chữ đề "Phạt 30 trượng" và sau mình hai tượng hộ pháp thì có chữ "Phạt 60 trượng" Nhận xét chữ thì chính chữ Nguyễn Hiền. Nhà sư quở mắng Nguyễn Hiền, bắt phải lấy nước tẩy đi.
                      Nguyễn Hiền học các sách, qua mắt một lượt là nhớ ngay. Thơ từ phú sách, nói ra tức là văn chương. Năm mười một tuổi đã nổi tiếng thần đồng, bấy giờ có người học trò ở Kinh Bắc tên là Ðặng Tính, tự thị tài mình hơn cả đời. Nghe tiếng Hà Dương có thần đồng đến chơi tận nhà, thử xem tài học ra làm sao. Khi đến ra một bài phú:
                      "Phụng hoàng sào vu A cát Kì lân du vu Uyển hựu"
                      Nghĩa là: Chim phụng hoàng làm tổ trên A cát, con Kì lân chơi ở vườn Uyển lựu.
                      Nguyễn Hiền đọc ngay bốn câu dịch nghĩa như sau:
                      Không phải con rùa ở sông Lạc Thủy
                      Không phải con rồng ở sông Mạnh Hà
                      Ấy kia nước Hữu hùng (hùng là con gấu)
                      Ðóng đô ở gò Trác lộc (lộc nghĩa là con hươu).
                      (Bốn câu trên, câu nào cũng có tên càm thú cho nên hay)
                      Ðặng Tính mới nghe được bốn câu, đã lắc đầu lè lưỡi nói rằng:
                      - Thiên tài xin nhường bậc trẻ tuổi này !
                      Năm ấy thi đỗ thủ khoa. Năm sau vào thi đình, vua ra bài phúc "ấp từ từ kê mẫu phi hồ" nghĩa là con vịt từ giã mẹ gà về hồ. Văn Nguyễn Hiền hay nhất, vua cấy lên đỗ Trạng Nguyên, bấy giờ mới mười hai tuổi.
                      Trạng vào bái mạng vua trong sân rồng, vua thấy còn bé loắt chắt, lấy làm lạ hỏi rằng:
                      - Trạng nguyên học ai ở nhà?
                      Trạng thưa rằng:
                      Tâu bệ hạ, tôi sinh ra đã biết ngay, còn chỗ nào không biết thì hỏi nhà sư một vài chữ mà thôi.
                      Vua thấy Trạng ứng đối, chưa biết lễ phép, ăn nói không được khiêm tốn, mới cho về học lễ phép, ba năm rồi mới dùng làm quan.
                      Nguyễn Hiền về nhà ở không được bao lâu có sứ Tầu đem một bài thơ ngụ ngôn sang thử nhân tài nước Nam. Thơ rằng:
                      Lưỡng nhật bình đầu nhật,
                      Tú sơn điên đảo sơn.
                      Lưỡng vương tranh nhất quốc,
                      Tứ khẩu tung hoành gian.
                      Vua hỏi các quân thần thì không ai hiểu nghĩa lý ra làm sao. Phải sai hai quan văn võ đến nhà ông Nguyễn Hiền mời vào triều để hỏi. Hai quan sứ đến làng Hà dương, gặp một đứa trẻ trong nhà hàng, mặt mũi phương phi. Sứ giả hỏi gì đứa trẻ ấy không thèm đáp lại. Mới đọc một câu đối nôm rằng:
                      "Tự là chữ, cất giằng đầu chữ tử là con, con ai con ấy?"
                      Ðứa trẻ đối ứng khẩu ngay:
                      "Vu là chưng, bỏ ngang lưng chữ đinh là đứa, đứa nào đứa này?"
                      Sứ giả biết đứa trẻ ấy là Trạng Hiền, mới hỏi thăm đến tận nhà thì thấy Trạng đang lúi cúi ở dưới bếp, nhân đọc một câu rằng:
                      "Ngô văn quân từ viễn bảo trù; hà tu nự áo"
                      Nghĩa là: Tôi nghe quân tử xa chỗ bếp nước, lọ là phải nịnh vua bếp.
                      Trạng ứng khẩu đối rằng:
                      "Ngã bản hữu quan cư đinh nại; khả tam điêu canh"
                      Nghĩa là: ta cốt có chức làm được Tể tướng, nhưng còn tạm nấu nồi canh. Nấu canh lạt mặn tại tay cũng như chức làm tướng.
                      Sứ giả thất ứng đối nhanh nhẩu và có ý cao, chịu là giỏi, mới bầy kế ý vua xin mời vào Kinh.
                      Trạng nói rằng:
                      - Thiên tử trước kia bảo ta chứa biết lễ phép, nhưng chẳng những là Trạng chưa biết lễ phép, cả đến Thiên tử cũng chưa biết lễ phép.
                      Nói thế rồi nhất định không chịu đi.
                      Sứ giả về tâu lại với vua, vua phải đem xe ngựa và đồ lễ đến đón, bấy giờ Trạng mới đi.
                      Khi đến kinh, vua đưa bài thơ của Tầu ra hỏi. Trạng Hiền cầm bút viết ra một chữ và giải rằng:
                      - Câu thơ thứ nhất nghĩa là chữ nhật, ngược suôi bằng đầu nhau; thứ nhì là bốn chữ san, ngược suôi cũng là chữ san cả; thứ ba hai chữ vương tranh nhau ở trong một nước, thứ tư là bốn chữ khẩu ngang dọc đều là khẩu cả. Tóm lại chỉ là một chữ điền.
                      Giải xong, đưa cho sứ Tầu xem, sứ Tầu phải chịu vì thế vua cử Nguyễn Hiền làm Kim tử vĩnh lộc đại phu; sau làm đến Công bộ thượng thư, không được bao lâu thì ông mất.
                      Vua thấy người đại tài như thế mà không được thọ, thương tiết vô cùng. Huyện ông ấy nguyên tên là huyện Thượng Hiền, vua mới kiếng tên ông ấy, đỏi ra gọi là Thượng Nguyên. Lại cấp cho năm mẫu ruộng tư điền, bắt dân ấy phải lập miếu thờ.
                      [/frame]
                      Last edited by ThuyTien; 22-02-2006, 02:16 PM.

                      Comment


                      • #26
                        hay hay cho 1 tran phao "chan"!

                        Comment


                        • #27
                          Như vậy cũng chưa phải là lười nhất.
                          Có anh tràng kia, nằm nhà. Cũng nghe đến chuyện lấy chồng cho con gái của ông già nọ, anh ta bèn nhờ một cậu bé đến nhà cô gái nọ mà nhắn tin:
                          "Nếu ông muốn gả con gái cho cậu ta thì đưa con gái ông tới nhà cậu ta mà gả. Khỏi tốn công cậu qua bên đó.

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên Văn Bài Viết Của torrance
                            Như vậy cũng chưa phải là lười nhất.
                            Có anh tràng kia, nằm nhà. Cũng nghe đến chuyện lấy chồng cho con gái của ông già nọ, anh ta bèn nhờ một cậu bé đến nhà cô gái nọ mà nhắn tin:
                            "Nếu ông muốn gả con gái cho cậu ta thì đưa con gái ông tới nhà cậu ta mà gả. Khỏi tốn công cậu qua bên đó.
                            hahhahahahaa
                            "Life is like a river, let it flow.
                            Cuộc đời giống như một dòng sông. Cứ để nó trôi."

                            Comment


                            • #29
                              Gởi admin.
                              Tôi muốn đóng góp vai chuyện vui , tiếu lâm thì làm thế nào?

                              Comment


                              • #30
                                Nguyên Văn Bài Viết Của khanhhoa80
                                Gởi admin.
                                Tôi muốn đóng góp vai chuyện vui , tiếu lâm thì làm thế nào?
                                Cám ơn bạn tham gia post bài , tối nay H.K sẽ viết 1 bài viết về cách post bài để mọi người xem .
                                Nếu bạn muốn post bài , tùy theo chủ để mà bạn chọn forum , ví dụ bạn post truyện cười thì bạn vào forum Truyện cười , đầu trang hoặc bên dưới cuối trang của forum Truyện cười bạn sẽ thấy phần New Topic -> bấm vào đó sẽ xuất hiện khung yều bạn đánh vào Tiêu Đề, và nội dụng của bài post -> sau đó bấm Gởi Trả Lời (nếu dùng tiếng Việt ) hoặc Create Thread (nếu dùng tiếng Anh ).
                                Chúc bạn tham gia vui vẻ !!
                                "Life is like a river, let it flow.
                                Cuộc đời giống như một dòng sông. Cứ để nó trôi."

                                Comment

                                Working...
                                X