Mẹ vợ là một nhân tố không thể thiếu và không thể không đề phòng trong hôn nhân. Nhiều cặp vợ chồng đã tan vỡ, hoặc hạnh phúc vì mẹ vợ. Ở mỗi quốc gia, mẹ vợ lại có một biệt danh và nỗi sợ hãi khác nhau.Xin thống kê để các ông chồng tham khảo:
Mỹ: Dân Mỹ gọi mẹ vợ là “luật sư”. Nghĩa là trong bất kỳ hoàn cảnh nào, mẹ vợ cũng tìm ra lý lẽ bênh vực cho con gái mình. Luật sư này cũng tính tiền công nhưng luôn luôn do con rể trả.
Tại sao các tổng thống Mỹ phần lớn đều tốt nghiệp trường luật? Tại vì họ muốn đấu tranh với mẹ vợ trước khi đấu tranh cho xã hội.
Pháp: Gọi mẹ vợ là quan tòa. Tất cả những phán quyết của quan tòa luôn luôn cần chấp hành, nhưng quan tòa có thể hối lộ được, đấy là chân lý đàn ông Pháp thuộc lòng.
Anh:
Dân Anh gọi mẹ vợ là “nữ bá tước” - danh hiệu có từ lâu đời, đáng kính nhưng không nhất thiết phải hỏi ý kiến trong nhiều vấn đề. “Nữ bá tước” có giá trị biểu tượng nhiều hơn giá trị thực, nhưng chớ quá coi thường. Các mẹ vợ Anh bằng lòng với danh hiệu này, bởi đối tượng của họ là bố vợ chứ không phải con rể.
Đức: Dân Đức gọi mẹ vợ là “sếp”. Sếp là nhân vật cấp trên bổ xuống đầu ta chứ chả cần hỏi ý kiến ta. Sếp có thể bất công, sếp có thể vui vẻ và sếp có thể công bằng nhưng không sếp nào muốn mất chức và không sếp nào muốn nhân viên lên làm sếp.
Trung Quốc: Dân Trung quốc gọi mẹ vợ là “ma ma tổng quản” ý nói đây là một bà già thiên về quản lý chứ không thiên về văn hóa văn nghệ. Bà ấy rất khó khăn trong ngân sách, trong nội quy, trong giờ giấc nhưng lại thiếu hiểu biết về tâm hồn. Đáng sợ là các “ma ma tổng quản” đã ly dị chồng vì khi đó họ sẽ dồn sức cho công việc và khó tính hơn.
Ý: Dân Ý gọi mẹ vợ là “cảnh sát”. Chả ai thấy cảnh sát khi thường, nhưng có sự cố xảy ra họ tới rất nhanh và thường rút súng đầu tiên. Nhưng cảnh sát không bao giờ bắt được hết tội phạm. và việc cảnh sát thỉnh thoảng liên kết với tội phạm cũng xảy ra.
Tuy nhiên, cảnh sát tới bao giờ cũng hú còi, còn mẹ vợ có thể tới trong im lặng.
Tây Ban Nha: Người dân Tây Ban Nha gọi mẹ vợ là “thám tử”. Thám tử hoạt động âm thầm, không ra mặt điều tra công khai. Thám tử không phải lúc nào cũng dùng những nghiệp vụ hợp pháp. Nhưng thám tử cũng có thể dùng tới bạo lực.
Đan Mạch: Dân Đan Mạch gọi mẹ vợ là “lính gác”. Lính gác luôn có hai chức năng: khám xét người bên ngoài vào và khám xét người từ trong ra. Lính gác cũng hay ngủ gật và hay mang súng mà không có đạn. Tâm trạng của lính gác là cô đơn và ghét kẻ khác không cô đơn.
Thụy Điển: Người Thụy Điển gọi mẹ vợ là “giáo sư”. Một số thứ giáo sư có kiến thức cực kỳ sâu sắc, nhưng rất nhiều thứ giáo sư chả biết gì. Các giáo sư luôn tỏ ra đường bệ và luôn luôn cần có học trò. Giáo sư sống thanh đạm cho nên không hiểu được khi kẻ khác sống phong phú. Muốn được giáo sư cho điểm cao, đôi lúc chỉ cần học thuộc lòng.
Na Uy: Dân Na Uy gọi mẹ vợ là “cá voi”. Cá voi to lớn, hiền lành và hay cứu người. Nhưng nếu cần cá voi sẽ nuốt cá mập.
Việt Nam: Người Việt Nam gọi mẹ vợ đơn giản là mẹ vợ. Mỗi ông chồng có cách cư xử với mẹ vợ tùy vào hiểu biết và lòng dũng cảm.
Mời bà con Xóm Lá góp thêm ý kiến về mẹ vợ Việt Nam nha.
Chúc mọi người tuần mới vui vẻ, may mắn.
VÔDANH
Mỹ: Dân Mỹ gọi mẹ vợ là “luật sư”. Nghĩa là trong bất kỳ hoàn cảnh nào, mẹ vợ cũng tìm ra lý lẽ bênh vực cho con gái mình. Luật sư này cũng tính tiền công nhưng luôn luôn do con rể trả.
Tại sao các tổng thống Mỹ phần lớn đều tốt nghiệp trường luật? Tại vì họ muốn đấu tranh với mẹ vợ trước khi đấu tranh cho xã hội.
Pháp: Gọi mẹ vợ là quan tòa. Tất cả những phán quyết của quan tòa luôn luôn cần chấp hành, nhưng quan tòa có thể hối lộ được, đấy là chân lý đàn ông Pháp thuộc lòng.
Anh:
Dân Anh gọi mẹ vợ là “nữ bá tước” - danh hiệu có từ lâu đời, đáng kính nhưng không nhất thiết phải hỏi ý kiến trong nhiều vấn đề. “Nữ bá tước” có giá trị biểu tượng nhiều hơn giá trị thực, nhưng chớ quá coi thường. Các mẹ vợ Anh bằng lòng với danh hiệu này, bởi đối tượng của họ là bố vợ chứ không phải con rể.
Đức: Dân Đức gọi mẹ vợ là “sếp”. Sếp là nhân vật cấp trên bổ xuống đầu ta chứ chả cần hỏi ý kiến ta. Sếp có thể bất công, sếp có thể vui vẻ và sếp có thể công bằng nhưng không sếp nào muốn mất chức và không sếp nào muốn nhân viên lên làm sếp.
Trung Quốc: Dân Trung quốc gọi mẹ vợ là “ma ma tổng quản” ý nói đây là một bà già thiên về quản lý chứ không thiên về văn hóa văn nghệ. Bà ấy rất khó khăn trong ngân sách, trong nội quy, trong giờ giấc nhưng lại thiếu hiểu biết về tâm hồn. Đáng sợ là các “ma ma tổng quản” đã ly dị chồng vì khi đó họ sẽ dồn sức cho công việc và khó tính hơn.
Ý: Dân Ý gọi mẹ vợ là “cảnh sát”. Chả ai thấy cảnh sát khi thường, nhưng có sự cố xảy ra họ tới rất nhanh và thường rút súng đầu tiên. Nhưng cảnh sát không bao giờ bắt được hết tội phạm. và việc cảnh sát thỉnh thoảng liên kết với tội phạm cũng xảy ra.
Tuy nhiên, cảnh sát tới bao giờ cũng hú còi, còn mẹ vợ có thể tới trong im lặng.
Tây Ban Nha: Người dân Tây Ban Nha gọi mẹ vợ là “thám tử”. Thám tử hoạt động âm thầm, không ra mặt điều tra công khai. Thám tử không phải lúc nào cũng dùng những nghiệp vụ hợp pháp. Nhưng thám tử cũng có thể dùng tới bạo lực.
Đan Mạch: Dân Đan Mạch gọi mẹ vợ là “lính gác”. Lính gác luôn có hai chức năng: khám xét người bên ngoài vào và khám xét người từ trong ra. Lính gác cũng hay ngủ gật và hay mang súng mà không có đạn. Tâm trạng của lính gác là cô đơn và ghét kẻ khác không cô đơn.
Thụy Điển: Người Thụy Điển gọi mẹ vợ là “giáo sư”. Một số thứ giáo sư có kiến thức cực kỳ sâu sắc, nhưng rất nhiều thứ giáo sư chả biết gì. Các giáo sư luôn tỏ ra đường bệ và luôn luôn cần có học trò. Giáo sư sống thanh đạm cho nên không hiểu được khi kẻ khác sống phong phú. Muốn được giáo sư cho điểm cao, đôi lúc chỉ cần học thuộc lòng.
Na Uy: Dân Na Uy gọi mẹ vợ là “cá voi”. Cá voi to lớn, hiền lành và hay cứu người. Nhưng nếu cần cá voi sẽ nuốt cá mập.
Việt Nam: Người Việt Nam gọi mẹ vợ đơn giản là mẹ vợ. Mỗi ông chồng có cách cư xử với mẹ vợ tùy vào hiểu biết và lòng dũng cảm.
Mời bà con Xóm Lá góp thêm ý kiến về mẹ vợ Việt Nam nha.
Chúc mọi người tuần mới vui vẻ, may mắn.
VÔDANH
Comment