Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Truyện cười học sinh

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Chẳng nghe thấy gì cả


    Thầy giáo trẻ hỏi học sinh:

    - Ai đã hái trộm táo của trường và còn làm gãy cả cành?

    - (Im lặng)

    - Thầy cao giọng hỏi đầy vẻ ám chỉ: Nào Peter, em có biết không?

    - Thưa thầy, em ngồi ở cuối lớp nên chẳng nghe thấy thầy hỏi gì ạ.

    - Em nói thế nào ấy chứ. Thôi được rồi, tôi sẽ có cách kiểm tra. Bây giờ em hãy thử hỏi tôi một câu gì đó, xem tôi có nghe rõ không?

    - Vâng ạ, xin thầy hãy nói xem, hôm qua ai đã hôn chị gái em ở dưới gốc cây sồi già?

    - Peter, em nói rất đúng. Thầy chẳng nghe thấy em hỏi gì cả.
    Mời các bạn tham quan nhà riêng:
    Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

    Comment


    • #17
      Bao nhiêu cái?


      Một sinh viên kiến trúc đi thi vấn đáp. Thầy giáo hỏi tất cả các câu hỏi dễ nhất rồi mà anh ta vẫn không trả lời được.


      Thôi thì dù sao cũng là trò mình, thầy hỏi nốt câu cuối:

      - Thế theo cậu thì trong phòng này có bao nhiêu cái bóng đèn?

      Trò ngẩng đầu lên đếm, không thiếu cái nào:

      - Thưa thầy, có 4 cái!

      Thầy lắc đầu rút từ trong cặp ra một cái bóng đèn và nói:

      - Cậu đếm thiếu, thôi hẹn gặp lại ngày thi lại nhé!

      Ðến kỳ thi lại, cũng chẳng khá hơn lần trước, sinh viên kiến trúc nọ vẫn tịt ngòi trước tất cả các câu hỏi. Thầy đành chiếu cố câu hỏi như cũ:

      - Thế theo cậu thì trong phòng này có bao nhiêu cái bóng đèn?

      Lần này, quả thật anh chàng rất tự tin trả lời ngay:

      - Thưa thầy, có 5 cái bóng đèn!

      Vị giáo sư lắc đầu:

      - Cậu lại đếm sai, hôm nay tôi không mang cái nào cả nên chỉ có 4 cái thôi!

      Sinh viên nọ đáp ngay:

      - Nhưng mà em mang! (vừa nói vừa rút ra trong túi quần 1 cái bóng đèn)
      Mời các bạn tham quan nhà riêng:
      Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

      Comment


      • #18
        Chẳng nghe thấy gì cả

        Thầy giáo trẻ hỏi học sinh:

        - Ai đã hái trộm táo của trường và còn làm gãy cả cành?

        - (Im lặng)

        - Thầy cao giọng hỏi đầy vẻ ám chỉ: Nào Peter, em có biết không?

        - Thưa thầy, em ngồi ở cuối lớp nên chẳng nghe thấy thầy hỏi gì ạ.

        - Em nói thế nào ấy chứ. Thôi được rồi, tôi sẽ có cách kiểm tra. Bây giờ em hãy thử hỏi tôi một câu gì đó, xem tôi có nghe rõ không?

        - Vâng ạ, xin thầy hãy nói xem, hôm qua ai đã hôn chị gái em ở dưới gốc cây sồi già?

        - Peter, em nói rất đúng. Thầy chẳng nghe thấy em hỏi gì cả.
        Mời các bạn tham quan nhà riêng:
        Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

        Comment


        • #19
          Bao nhiêu cái?


          Một sinh viên kiến trúc đi thi vấn đáp. Thầy giáo hỏi tất cả các câu hỏi dễ nhất rồi mà anh ta vẫn không trả lời được.


          Thôi thì dù sao cũng là trò mình, thầy hỏi nốt câu cuối:

          - Thế theo cậu thì trong phòng này có bao nhiêu cái bóng đèn?

          Trò ngẩng đầu lên đếm, không thiếu cái nào:

          - Thưa thầy, có 4 cái!

          Thầy lắc đầu rút từ trong cặp ra một cái bóng đèn và nói:

          - Cậu đếm thiếu, thôi hẹn gặp lại ngày thi lại nhé!

          Ðến kỳ thi lại, cũng chẳng khá hơn lần trước, sinh viên kiến trúc nọ vẫn tịt ngòi trước tất cả các câu hỏi. Thầy đành chiếu cố câu hỏi như cũ:

          - Thế theo cậu thì trong phòng này có bao nhiêu cái bóng đèn?

          Lần này, quả thật anh chàng rất tự tin trả lời ngay:

          - Thưa thầy, có 5 cái bóng đèn!

          Vị giáo sư lắc đầu:

          - Cậu lại đếm sai, hôm nay tôi không mang cái nào cả nên chỉ có 4 cái thôi!

          Sinh viên nọ đáp ngay:

          - Nhưng mà em mang! (vừa nói vừa rút ra trong túi quần 1 cái bóng đèn).
          Mời các bạn tham quan nhà riêng:
          Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

          Comment


          • #20
            Trà trộn vào đám đông


            Một sinh viên đến muộn giờ thi viết. Sau khi cố nài nỉ ông giám thị, cậu ta được chấp nhận vào thi với lời cảnh cáo nghiêm khắc rằng sẽ không nhận bài nộp trễ sau 5 phút. Hết giờ, cậu sinh viên kia lên nộp bài chậm 15 phút và bị giám thị từ chối thẳng thừng. Cậu vẫn gan lì tiến sát đến bàn giáo viên và hỏi:

            - Thầy có biết em là ai không?

            - Dĩ nhiên là không.

            - Chẳng nhẽ thầy không nhớ nổi cả tên em ư?

            - Không biết! Và tôi cũng chẳng cần phải biết em là ai - ông thầy mỉa mai, không thèm nhìn cậu sinh viên.

            - Vậy thì xin lỗi thầy nhé! - cậu ta nhanh tay nhét bài của mình vào giữa xấp bài trên bàn và biến khỏi phòng.
            Mời các bạn tham quan nhà riêng:
            Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

            Comment


            • #21
              Logic "củ chuối"

              Theo phương pháp của giáo viên tiểu học, thường rút ra bài học qua mỗi câu chuyện như: "Chớ có đùa với chú em khi ông ấy đã uống rượu"; "Không nên tính số gà trước khi trứng nở" hay "Đừng để tất cả trứng vào chung một rổ".


              Trong tiết học đầu năm, cô giáo tiểu học yêu cầu mỗi học sinh kể một chuyện và rút ra bài học từ câu chuyện ấy.

              Andrey là người xung phong kể đầu tiên:

              - Ba em là chủ trang trại. Hàng tuần nhà em cho trứng gà vào rổ mang ra chợ bán. Một hôm chúng em bị đụng xe, trứng vỡ sạch. Bài học là: Đừng để tất cả trứng vào chung một rổ.

              Đến lượt Billy:

              - Cha em cũng là chủ nông trại, Một lần chúng em đặt 12 quả trứng gà vào máy ấp trứng, nhưng chỉ có 8 quả nở. Bài học là: Không nên tính số gà trước khi trứng nở.

              Tức mình vì những bài học sâu sắc bị bạn biến tướng thành chuyện không đâu, Michelle kể:

              - Trong chiến tranh, máy bay chở chú của em bị bắn hạ. Ông nhảy dù xuống một hòn đảo xa, trên người chỉ có một chai whisky nhỏ. Bị 12 tên địch vây bắt, ông uống hết nhẵn chai rượu rồi xông tới tiêu diệt cả 12 tên bằng tay không.

              Cô giáo sốt ruột:

              - Đó là câu chuyện, còn bài học là gì?

              - Dạ bài học là: Chớ có đùa với chú em khi ông ấy đã uống rượu.
              Mời các bạn tham quan nhà riêng:
              Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

              Comment


              • #22
                Chào cô. Bố em

                Một học sinh nghỉ học không có lý do.

                Tại sao hôm qua em không đi học, - Cô giáo hỏi.

                - Thưa cô... vì em bị ốm ạ.

                - Chậm nhất là ngày mai em phải đưa cô giấy của bố hoặc mẹ em.

                - Vâng, thưa cô.

                Hôm sau, học sinh đưa cô giáo tờ giấy có những dòng chữ sau đây: "Thưa cô giáo, con tôi nghỉ học hôm qua vì nó bị ốm. Chào cô. Bố em".
                Mời các bạn tham quan nhà riêng:
                Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

                Comment


                • #23
                  Văn của học sinh (phần 2)

                  Chuyện kể về một anh sinh viên người Hung sang Việt Nam làm nghiên cưú sinh môn tiếng Việt.

                  Cuối đợt nghiên cứu trường ÐHQG Hà Nội tổ chức một kì thi gọi là kiểm tra trình độ của từng nghiên cứu sinh. Ðề văn ra như sau:

                  "Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao:
                  Gió đưa cành trúc la đà
                  Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương."

                  Ðọc xong đề, anh chàng sinh viên khoái trí lắm vì nghĩ rằng không có gì là khó, nhất là khi anh có mang theo cả từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều:

                  "Gió đưa (được) cành trúc" thì ắt hẳn phải là gió to, ý hẳn là có bão.
                  Với từ "la" anh phân vân giữa hai cách hiểu:
                  + "la" là sự kết hợp giữ lừa và ngựa.
                  + "la" anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này.
                  "Ðà" là thanh tà vẹt để tàu có thể chuyển động trên đó.
                  "Thiên mụ" : đàn bà trời - ý hẳn là vợ trời.|
                  " Thọ" : nhiều lần (lâu)
                  Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ:

                  “Trời nổi cơn bão lớn
                  Lao xuống tà vẹt đường
                  Vợ trời đánh một tiếng chuông
                  Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần”


                  o O o



                  Ðề bài: Em hãy phân tích nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều

                  Bài làm của một học sinh lớp 9 ở tỉnh Bình Dương có đoạn viết như sau: "...Nguyễn Du có thể nói là sư phụ trong việc sử dụng nghệ thuật biến hoá (?). Ông tả Từ Hải thiệt "ngầu": "vai năm tấc", " thân mười thước"- y như ông Thần Ðèn (chứ ngoài đời làm sao có thiệt). ông tả chỗ này còn độc đáo hơn: "Râu hùm, hàm én, mày ngài". Trên một nhân vật có tới ba đại diện loài vật: hổ-chim-bướm. Thật tài quá xá! "

                  Lời phê của giáo viên: Dùng từ ngữ cẩu thả; phân tích bậy bạ; tưởng tượng loạn xạ; thiệt cũng "tài quá xá"! 1 điểm. •
                  Mời các bạn tham quan nhà riêng:
                  Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

                  Comment


                  • #24
                    Ðời thừa


                    Ðề bài: Em hãy ghi lại sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm của Văn sĩ Hộ (Ðời Thừa)

                    Bài làm: Văn sĩ Hộ sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống thể thao, các anh em của Văn sĩ Hộ đều là những cầu thủ xuất sắc trong đội hình đội tuyển Sông Lam - Nghệ An. Ðặc biệt là người anh cả văn Sĩ Hùng- người đã ghi nhiều bàn thắng quan trọng cho đội tuyển Việt Nam tại Seagames 19 và Tiger Cup 98... Thử hỏi con người "tài không cao, phận thấp, chí khí uất" sống trong một gia đình toàn những người nổi t! iế ng và tài năng như vậy thì làm sao Văn Sĩ Hộ có thể thoát khỏi sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm - không "Ðời thừa" sao được???


                    o O o



                    Một câu chuyện có thật 100% của học sinh cấp 3 bình về tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện " Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân.

                    "Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt" chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng.... mẹ."

                    Lời phê của thầy giáo: "vào đề so sánh khập khiễng, nhưng rất bất ngờ"(O điểm)


                    o O o



                    Đề 1:

                    Viết về nhân vật Thúy Kiều

                    Một bạn học sinh lớp 9 PTCS T.A, Huế đã viết như sau:
                    "Thúy Kiều là 1 người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi, chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống sông Tiền giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo con đường Cách Mạng."


                    o O o



                    Đề 2:

                    "Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Kiều".

                    Một bạn lớp 11 PTTH Cái bè, đã viết: "... Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công "Vương Thúy Kiều" hay còn gọi là "Đoạn Trường Thất Thanh". Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm "thất điên bác đảo" cả giới "hậu bối" chúng ta ..."


                    o O o



                    Đề 3:

                    "Em hãy tường thuật lại diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ".

                    Bài làm của 1 học sinh lớp 9 trường PTCS cấp 2: ".... Quân địch đánh ra, quân ta đánh vào ào ào như lá tre rụng, đồng chí phe ta đánh thằng cha phe nó ghê hết sức.... Kết qủa: Sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, ngày 7-1-1991, phe ta thắng phe nó, chúng ta đã giết sống được 16,200 chúng nó, phanh thây 62 máy bay (em quên mất tên của máy bay, xin cô thông cảm)"


                    o O o



                    Đề 4:

                    "Trong các tác phẩm em đã học và đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất ? Vì sao ? Hãy chứng minh ?"

                    Bài làm của bạn NAT, lớp 10B PTTH, đã viết: " Trong kho tàng văn học VN, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa... Trong các tác phẩm đó em thích nhất là tác phẩm "Tắt đèn" của chị Dậu. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó..."


                    o O o



                    Đề 5:

                    "Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích "Những nỗi lòng tê tái."

                    Bài làm của bạn NCT, lớp 10A PTTH Phú Nhuận, có đoạn đã viết: "Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng". Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại , làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên cũng không nổi..."


                    o O o
                    Mời các bạn tham quan nhà riêng:
                    Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

                    Comment


                    • #25
                      Đề 6:

                      "Em hãy cho biết sự bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuan Huong, Nguyễn Du, hãy chứng minh ?”

                      Một bạn tên Hoài Nhân, lớp 9 PTCS viết: "Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy . Ngày nay, quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8/3 làm quốc khánh phụ nữ.."


                      o O o



                      Đề 7:

                      "Sau khi đọc tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ gì về nhân vật chị Dậu?"

                      Bài làm của bạn NHT lớp 10B, viết: "Sau khi chiêu xong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ như sau: Chị Dậu là một nàng con gái có bộ lòng yêu chồng, thương con cực đại. Nàng ta rất chi dũng cảm, không sợ roi vọt. Chẳng hạn, khi thấy chồng bị đánh đập, nàng hùng dũng chưởng lại bằng mấy cú ka-ra-tê hết sức đẹp mắt... "


                      o O o



                      Đề 8:

                      "Trong bài Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, đoạn thơ nào đã nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của quân ta trong cuộc kháng chiến?"

                      Một bạn nam đã viết: Đoạn thơ sau nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của cha ông ta: "Đánh 1 trận giặc không kinh ngạc, đánh 2 trận tan tác quân ta"


                      o O o



                      Đề 9:

                      "Anh chị hãy phân tích hình ảnh người lính VN qua thơ ca kháng chiến chống Mỹ" ( điển hình như bài thơ Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân)

                      Trong bài viết của 1 bạn lớp 12A3 PTTH Phụng Hiệp, CL có đoạn:
                      "Người lính của Lê Anh Xuân là một nét đẹp trong muôn vàn cái đẹp của người lính. Tuy đã gục ngã, nhưng anh cố bò mà ngồi dậỵ.. Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất, Anh xỉu rồi anh giải phóng quân ơi, Nhưng anh gượng ngồi trên xác trực thăng và chết đứng trong khi đang đứng bắn"

                      Bài làm của 1 bạn lớp 12 ở Bến tre, viết:
                      "...Trên đường băng Tân Sơn Nhất, 1 anh giải phóng tự nhiên nằm đó. Một chị đi ngang thấy anh tự nhiên nằm nên lại rờ vào mình anh và lắc lắc mấy cái, chị thấy anh nằm im nên nghĩ anh đã chết... Anh giải phóng quân mất đi trong mình không có 1 thứ giấy tờ, một tấm ảnh nào, kể cả giấy chứng minh nhân dân cũng không có..."


                      o O o



                      Đề 10:

                      "Em hảy cho biết ý nghĩa của câu thơ "Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm".

                      "Theo em nghĩ thì nếu hiểu suông thì câu này rất tối ưu là vô nghĩa vì sỏi đá thì khó có thể biến thành cơm được trừ phi các nhà khoa học VN đã chế tạo ra một chất hóa học nào mà có thể biến được sỏi và đá thành thực phẩm. Còn nếu đi sâu vào ý nghĩa của câu thơ này, chúng ta phải thấy ngay là đây không phải là những sỏi đá bình thường mà theo em nghĩ thì tác giả muốn đề cập tới các mỏ đá quí của đất nước ta. Vì chỉ có đào mỏ lấy đá quí thì mới có giá trị và có thể bán để mua cơm ăn mà thôị Và chẳng những đào được đá quý có cơm ăn mà còn dư tiền mua mấy trăm gram thịt xào lên làm món mặn và có một tô canh nóng hổi nữa."
                      Mời các bạn tham quan nhà riêng:
                      Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

                      Comment


                      • #26
                        Thương người

                        AD đi thi nữ sinh thanh lịch. Giám khảo hỏi: Em tự thấy mình có ưu điểm gì?

                        AD: Dạ, em thấy em có lòng thương người...

                        Giám khảo: Cụ thể ra sao, em nói nghe coi?

                        AD: Dạ, cứ bạn nam nào nói thương em, là em thương lại liền hà!


                        o O o



                        Ác mộng

                        Mơ thấy vợ và cá sấu hoa cà...

                        - Dạo này tôi cứ mơ thấy vợ mình ôm một con cá sấu khổng lồ chực vồ lấy tôi...

                        - Thật là ác mộng.
                        - ... Da thì sần sùi, hai mắt lồi ra, miệng toang toác, răng thì lởm chởm...

                        - Chắc là cá sấu hoa cà đấy!

                        - Không, tôi chưa tả về con cá sấu!
                        Mời các bạn tham quan nhà riêng:
                        Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

                        Comment


                        • #27
                          Cái ghế


                          Một giáo sư triết học lập di ra một bài thi cho sinh viên. Cả lớp đã sẵn sàng chuẩn bị, giáo sư nhấc ghế của mình lên, đặt nó lên bàn và viết lên bảng: "Sử dụng tất cả những gì chúng ta đã học, bạn hãy chứng minh cái ghế này không tồn tại".

                          Các sinh viên cắm đầu cắm cổ viết. Có những sinh viên viết hơn 30 trang trong một giờ để cố gắng chối bỏ sự tồn tại của cái ghế. Chỉ có một thành viên của lớp đã đứng lên và kết thúc bài thi trong chưa đầy một phút.

                          Mấy tuần sau, điểm được công bố. Đa số sinh viên thất vọng vì không ai đạt điểm A, ngoại trừ anh chàng ra khỏi phòng thi sớm.

                          Mọi người kéo đến hỏi anh đã viết gì trong bài thi. Anh này trả lời: "Tôi chỉ viết vỏn vẹn hai từ: Ghế nào?"
                          Mời các bạn tham quan nhà riêng:
                          Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

                          Comment


                          • #28
                            Rất hợp lý

                            Hai sinh viên gặp nhau:

                            - Thằng Khánh vừa nhập viện đấy. Tao với mày mua bánh mì đến thăm nó nhé!

                            - Cái gì?

                            - Thế đến thăm người ốm người ta thường mang theo những gì?

                            - Thì cam, đường, sữa...

                            - Đấy! Bánh mì mà chấm sữa thì tuyệt! Mà nó thì khối đứa mang sữa tới thăm rồi, mang bánh mì đến là đúng điệu nhất!
                            Mời các bạn tham quan nhà riêng:
                            Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

                            Comment


                            • #29
                              Chữ bác sĩ

                              Một bác sĩ kê toa cho bệnh nhân nọ. Chữ ông ta viết khó xem tới mức bệnh nhân này đã dùng toa thuốc đó để đi xe buýt miễn phí trong hai năm, đi xem hát một lần, xem đá bóng một lần. Thậm chí anh này còn đưa nó cho sếp xem, khiến sếp tưởng là thư tay của ai đó nên vội tăng lương cho anh ta. Đặc biệt, con gái bệnh nhân đã chơi piano từ toa thuốc này mà được học bổng vào nhạc viện
                              Mời các bạn tham quan nhà riêng:
                              Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

                              Comment


                              • #30
                                Ngoan cố


                                Cô giáo ra đề bài tập làm văn: Hãy tả con vật mà em yêu thích. Một học sinh viết:

                                - Con vật mà em yêu thích nhất là con rận...

                                Và học sinh này bắt đầu tả con rận, chi tiết đến từng cọng lông. Nhưng cô giáo không hài lòng vì con vật này không được đẹp, nên yêu cầu cậu học sinh tả con chó. Hôm sau cậu bé nộp bài:

                                - Con chó nhà em có rất nhiều lông, vì thế nó rất lắm rận. Sau đây em xin tả con rận...

                                Hơi bực mình, cô giáo bèn cẩn thận chọn một con vật không có rận, là con cá, và bảo cậu tả lại. Cậu bé viết:

                                - Con cá sống ở dưới nước nên nó không có lông, nhưng nó có rất nhiều vảy. Nếu nó sống trên cạn thì chắc hẳn nó phải có nhiều lông. Mà nhiều lông thì sẽ có rận. Sau đây em xin tả con rận...

                                Hoàn toàn không hài lòng, cô giáo đưa ra yêu cầu chót: Hãy tả bạn gái ngồi cạnh em. Cô chắc mẩm cậu bé không thể nào gán cho cô bạn xinh xắn kia là có rận cho được. Cuối cùng cô nhận được bài làm:

                                - Bạn gái ngồi cạnh em rất xinh xắn và sạch sẽ, bạn có mái tóc bóng mượt, cho nên bạn không có con rận nào. Tuy nhiên, em vẫn xin tả con rận...
                                Mời các bạn tham quan nhà riêng:
                                Blog Thơ văn Thanh Trắc Nguyễn Văn

                                Comment

                                Working...
                                X