Ca Dao Tục Ngữ Thời Đại
Tú Thân mến,
Hôm gập Tú ở Sydney năm 2007, trên đường từ sân bay vào thành phố Tú hỏi tại sao qua Úc nghe toàn chuyện mấy bà bỏ mấy ông chứ ít nghe mấy ông bỏ mấy bà.
Hôm đó tôi không trả lời Tú ngay vì thấy đề tài quá lớn, cần thì giờ suy nghĩ .
Thấm thoắt đã bốn năm trôi qua, hôm nay xin trả lời Tú.
Tú ơi, sau bốn năm đằng đẵng tôi vẫn không hiểu tại sao có hiện tượng này. Nguyên do thì tôi không biết nhưng hậu quả thì tôi biết rất rõ, thê thảm lắm Tú ơi: bên Úc đàn bà có giá hơn đàn ông , thành ra có quyền
“Đi đâu cho thiếp theo cùng,
dzui thì thiếp ở lạnh lùng thiếp bye” .
Hiện tượng này hình như không phải chỉ có ở Úc mà lây lan phổ biến khắp nơi. Vừa rồi Tú gởi cho các bạn bài viết của ông Việt Kiều Mỹ chia sẻ kinh nghiệm tuổi về hưu, ông cho lời khuyên
“Vợ giận thì chồng bớt lời,
cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê”.
Tú thấy không, ổng nói rõ ràng vợ giận thì chồng phải xuống nước, trong khi câu ca dao đó đúng theo truyền thống là
“Chồng giận thì vợ bớt lời
, lải nhải chồng đập tơi bời à nhe”.
Chính vì càng ngày càng lép vế mà các ông ở Úc mới khao khát tình cảm quê hương và ùa nhau kéo về VN :
“Ta về ta tắm ao ta,
lỡ xui chết đuối có người nhà vớt lên”.
Nhưng VN cũng như thế giới đã khác xưa. Nhiều chàng về đến quê hương lại phải đối đầu với cảnh :
“Tìm em như thể tìm chim,
chim bay biển bắc anh tìm biển đông,
tìm chi cho quá mất công,
Đài Loan, Hàn Quốc em dông mất rồi”.
Mà dù em còn lù lù ra đó cũng chưa chắc đã nên cơm nên cháo:
“Mấy đời bánh đúc có xương,
mấy đời gái chảnh có thương trai nghèo”.
Đành trở về Úc , kết bạn tâm tình qua internet, để sa vào cảnh :
“ Mấy đời bánh đúc có xương,
mấy đời chơi nét không vương tơ tình”.
Lại mua vé bay về. Bạn bè dặn dò:
“Cưới vợ thì cưới liền tay,
chớ để lâu ngày vật giá leo thang”.
Nghe lời khuyên , găp mặt nàng là hỏi ngay:
“ Bây giờ mận lại hỏi đào,
vườn hồng đã có ai vào hay chưa".
Hỡi ôi :
“ Mận hỏi thì đào xin thưa,
vườn hồng đã ...chửa từ lâu nay rồi”.
Ngước mặt nhìn trời than thở :
“Trăng thì mười sáu mới tròn,
còn em mười sáu bụng tròn hơn trăng”.
Dù ở đâu thì kiếm một người bạn đời cũng không dễ. Con gái thành phố nhiều cô khôn ngoan quá, chỉ ngọt ngào ngoài miệng, làm sao biết được nàng có phải thuộc loại
“Lời nói không mất tiền mua,
lựa lời mà nói cho ...lòi tiền ra”.
Nhưng không lẽ chỉ vì
“ Vạn sự khởi đầu nan”
mà vừa
“gian nan bắt đầu nản”.
Phải kiên trì, phải linh động
: “Đèo cao thì mặc đèo cao,
đèo mà cao quá ta đi đường vòng”.
Thử về quê ngoại xem tình hình có sáng sủa hơn không. Con gái dưới quê nghe nói dễ thương, chơn chất hơn con gái thành phố, ước nguyện cũng giản dị :
“Má ơi đừng gả con xa,
chim kêu vượn hú biết đâu mà lần,
má ơi đừng gả con gần,
con qua xúc gạo nhiều lần má la”.
Hy vọng nàng mềm lòng trước lời thuyết phục:
“Ví dầu cầu ván đóng đinh,
cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi,
khó đi anh dắt em đi,
em đi không được...anh đi một mình”.
Nhưng trước hết phải nói năng hoạt bát ăn mặc chỉnh tề để má khỏi nghi thằng này thuộc loại
“Làm trai bốn bể là nhà,
loại con trai ấy chắc là ...ăn xin”.
Đời là bể khổ, nhưng chắc không cảnh nào khổ bằng cảnh Việt Kiều bị vợ bỏ phải đi kiếm vợ mới. Có đi đi về về mới thấu hiểu được cảnh
:” Đi một ngày đàng... giờ mỏi cả chân”.
Bao nhiêu khó khăn mới bảo lãnh được người vợ hiền từ quê ngoại sang Úc . Nhưng rồi nàng cũng mau chóng thích nghi với đời sống Tây phương:
“Áo anh sứt chỉ đường tà,
vứt làm nùi giẻ lau nhà cho xong”,
“Yêu nhau mấy núi cũng trèo,
mấy sông cũng lội... nhưng nếu nghèo là em bỏ đi!”,
“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ,
năm canh dài mẹ ngủ đủ năm canh”.
Biết khôn thì phải nhẫn nhịn, lạng quạng là toi công :
“Ai đưa con sáo sang sông,
để cho con sáo mất công bay về”.
Mấy ai được hưởng hạnh phúc đơn giản
“ Thuận vợ thuận chồng...con đông mệt quá!”.
Lâu lâu có nhớ người vợ cũ cũng chỉ giám âm thầm :
“ Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ,
nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai,
xa nàng nhớ cái bạt tai,
giỡn chơi chút xíu bị hai cái liền”.
Tú thân,
Tôi tự hỏi không biết có bao nhiêu đàn ông ở xứ Úc này đủ can đảm rũ bỏ mọi thứ phù vân nơi đất khách quê người trở về VN vĩnh viễn :
“Hãy cứ chơi cho hết đời trai trẻ,
để về già lặng lẽ đạp xích lô”.
"Làm trai cho đáng nên trai,
đi đâu cũng lận cái chai trong người".
Chắc chẳng có bao nhiêu người dám dứt khoát như vậy. Thôi thì:
“ Kiếp sau xin chẳng làm trai,
làm thân con gái chân dài sướng hơn”.
Thân mến,
Sydney 16/11/2011
Trần dình Hòav
Tú Thân mến,
Hôm gập Tú ở Sydney năm 2007, trên đường từ sân bay vào thành phố Tú hỏi tại sao qua Úc nghe toàn chuyện mấy bà bỏ mấy ông chứ ít nghe mấy ông bỏ mấy bà.
Hôm đó tôi không trả lời Tú ngay vì thấy đề tài quá lớn, cần thì giờ suy nghĩ .
Thấm thoắt đã bốn năm trôi qua, hôm nay xin trả lời Tú.
Tú ơi, sau bốn năm đằng đẵng tôi vẫn không hiểu tại sao có hiện tượng này. Nguyên do thì tôi không biết nhưng hậu quả thì tôi biết rất rõ, thê thảm lắm Tú ơi: bên Úc đàn bà có giá hơn đàn ông , thành ra có quyền
“Đi đâu cho thiếp theo cùng,
dzui thì thiếp ở lạnh lùng thiếp bye” .
Hiện tượng này hình như không phải chỉ có ở Úc mà lây lan phổ biến khắp nơi. Vừa rồi Tú gởi cho các bạn bài viết của ông Việt Kiều Mỹ chia sẻ kinh nghiệm tuổi về hưu, ông cho lời khuyên
“Vợ giận thì chồng bớt lời,
cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê”.
Tú thấy không, ổng nói rõ ràng vợ giận thì chồng phải xuống nước, trong khi câu ca dao đó đúng theo truyền thống là
“Chồng giận thì vợ bớt lời
, lải nhải chồng đập tơi bời à nhe”.
Chính vì càng ngày càng lép vế mà các ông ở Úc mới khao khát tình cảm quê hương và ùa nhau kéo về VN :
“Ta về ta tắm ao ta,
lỡ xui chết đuối có người nhà vớt lên”.
Nhưng VN cũng như thế giới đã khác xưa. Nhiều chàng về đến quê hương lại phải đối đầu với cảnh :
“Tìm em như thể tìm chim,
chim bay biển bắc anh tìm biển đông,
tìm chi cho quá mất công,
Đài Loan, Hàn Quốc em dông mất rồi”.
Mà dù em còn lù lù ra đó cũng chưa chắc đã nên cơm nên cháo:
“Mấy đời bánh đúc có xương,
mấy đời gái chảnh có thương trai nghèo”.
Đành trở về Úc , kết bạn tâm tình qua internet, để sa vào cảnh :
“ Mấy đời bánh đúc có xương,
mấy đời chơi nét không vương tơ tình”.
Lại mua vé bay về. Bạn bè dặn dò:
“Cưới vợ thì cưới liền tay,
chớ để lâu ngày vật giá leo thang”.
Nghe lời khuyên , găp mặt nàng là hỏi ngay:
“ Bây giờ mận lại hỏi đào,
vườn hồng đã có ai vào hay chưa".
Hỡi ôi :
“ Mận hỏi thì đào xin thưa,
vườn hồng đã ...chửa từ lâu nay rồi”.
Ngước mặt nhìn trời than thở :
“Trăng thì mười sáu mới tròn,
còn em mười sáu bụng tròn hơn trăng”.
Dù ở đâu thì kiếm một người bạn đời cũng không dễ. Con gái thành phố nhiều cô khôn ngoan quá, chỉ ngọt ngào ngoài miệng, làm sao biết được nàng có phải thuộc loại
“Lời nói không mất tiền mua,
lựa lời mà nói cho ...lòi tiền ra”.
Nhưng không lẽ chỉ vì
“ Vạn sự khởi đầu nan”
mà vừa
“gian nan bắt đầu nản”.
Phải kiên trì, phải linh động
: “Đèo cao thì mặc đèo cao,
đèo mà cao quá ta đi đường vòng”.
Thử về quê ngoại xem tình hình có sáng sủa hơn không. Con gái dưới quê nghe nói dễ thương, chơn chất hơn con gái thành phố, ước nguyện cũng giản dị :
“Má ơi đừng gả con xa,
chim kêu vượn hú biết đâu mà lần,
má ơi đừng gả con gần,
con qua xúc gạo nhiều lần má la”.
Hy vọng nàng mềm lòng trước lời thuyết phục:
“Ví dầu cầu ván đóng đinh,
cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi,
khó đi anh dắt em đi,
em đi không được...anh đi một mình”.
Nhưng trước hết phải nói năng hoạt bát ăn mặc chỉnh tề để má khỏi nghi thằng này thuộc loại
“Làm trai bốn bể là nhà,
loại con trai ấy chắc là ...ăn xin”.
Đời là bể khổ, nhưng chắc không cảnh nào khổ bằng cảnh Việt Kiều bị vợ bỏ phải đi kiếm vợ mới. Có đi đi về về mới thấu hiểu được cảnh
:” Đi một ngày đàng... giờ mỏi cả chân”.
Bao nhiêu khó khăn mới bảo lãnh được người vợ hiền từ quê ngoại sang Úc . Nhưng rồi nàng cũng mau chóng thích nghi với đời sống Tây phương:
“Áo anh sứt chỉ đường tà,
vứt làm nùi giẻ lau nhà cho xong”,
“Yêu nhau mấy núi cũng trèo,
mấy sông cũng lội... nhưng nếu nghèo là em bỏ đi!”,
“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ,
năm canh dài mẹ ngủ đủ năm canh”.
Biết khôn thì phải nhẫn nhịn, lạng quạng là toi công :
“Ai đưa con sáo sang sông,
để cho con sáo mất công bay về”.
Mấy ai được hưởng hạnh phúc đơn giản
“ Thuận vợ thuận chồng...con đông mệt quá!”.
Lâu lâu có nhớ người vợ cũ cũng chỉ giám âm thầm :
“ Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ,
nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai,
xa nàng nhớ cái bạt tai,
giỡn chơi chút xíu bị hai cái liền”.
Tú thân,
Tôi tự hỏi không biết có bao nhiêu đàn ông ở xứ Úc này đủ can đảm rũ bỏ mọi thứ phù vân nơi đất khách quê người trở về VN vĩnh viễn :
“Hãy cứ chơi cho hết đời trai trẻ,
để về già lặng lẽ đạp xích lô”.
"Làm trai cho đáng nên trai,
đi đâu cũng lận cái chai trong người".
Chắc chẳng có bao nhiêu người dám dứt khoát như vậy. Thôi thì:
“ Kiếp sau xin chẳng làm trai,
làm thân con gái chân dài sướng hơn”.
Thân mến,
Sydney 16/11/2011
Trần dình Hòav
Comment