Huyền Thoại Về Cây Cầu
Một buổi sáng chúa nhật, tôi đang cắt mấy nhánh cây chòi ra của
hòn non bộ. Cu Hải lại gần chăm chú xem:
- Nhánh cây rớt sập cầu rồi ba ơi!. À, mà cây cầu có từ khi nào vậy
Ba?
- Thì cây cầu có từ khi ba làm hòn non bộ.
- Dạ không! lịch sử của nó kìa.
- À! Con muốn nói là cây cầu đầu tiên của loài người...?
- Vâng! Cây cầu đầu tiên ấy- ai tạo ra nó?.
Câu hỏi của cậu con trai lớp bảy làm tôi hơi lúng túng. Tôi dừng
tay và thôi không tỉa cành nữa.
- Cây cầu đầu tiên có từ bao giờ?- Câu hỏi thú vị đấy- Hai cha con ta cùng du lịch một chuyến trở về quá khứ- Con trai nhé!. Cậu con trai ngơ ngác nhìn.
Cách đây chừng năm mươi ngàn năm đến ba mươi ngàn năm( thời kỳ giữa đồ đá cũ) con người chỉ có những công cụ rất thô sơ để săn bắt, hái lượm. Nơi cư ngụ là những hang động hay dưới một tảng đá nhô ra. Dùng cành cây, da thú dựng, che làm tổ cho mình. Trong cái thế giới nhân tạo nhỏ bé đó không có tuyết, mưa lại kín gió. Được nhen lên ngọn lửa bập bùng suốt ngày đêm. Ở những địa điểm trú chân của người tiền sử đôi khi ta còn nhìn rõ những lổ đào để chôn cột chống đỡ mái, những hòn đá kê làm bếp đốt lửa. Những túp lều cổ xưa ấy từ lâu đã tan thành tro bụi- Ở những góc nhỏ bé của cái thế giới được bàn tay người cải tạo và sắp đặt còn lại đó bao nhiêu vết tích thiêng liêng. Đó là những con dao bằng đá, những miếng đá lửa vỡ vụn, những miếng xương vỡ, tro và than lẫn với cát và đất hợp thành một khối mà không bao giờ thiên nhiên có thể tạo ra một mình được.
Người tiền sử luôn biết kết hợp chọn nơi trú chân- Dòng suối và mái ấm của mình. Đàn ông săn bắt, phụ nữ lo việc làm nhà, khâu vá, sinh đẽ, nuôi con, hái lượm.Trẻ con chơi đùa trên những tảng đá, ven bờ suối... những khi suối cạn nước trẻ con, người lớn có thể qua bờ bên kia hái nấm, lượm quả. Nhưng suối rất ít khi không có nước. Khi nước nhiều, muốn qua bờ bên phải đi vòng lên núi thật xa có khi mất hơn cả ngày.
-Ba ơi! vậy lúc đó mới bắt đầu có cầu hở ba?- Mà ai làm được
-Đúng rồi! không hoặc chưa ai làm được cả. Muốn làm tốt được việc gì cũng phải có tích lũy kiến thức. Ngay con dao bằng đá dẹp và hơi dài kia muốn có được hình thù đó cũng đã mất hàng trăm năm con ạ!. Ông lão đang ngồi bên bờ suối mài dao kia có thể nữa tháng ông sản xuất được một con dao đẹp. Nhưng để có được điều đó ông đã được truyền lại biết bao thế hệ....
-Vậy cái cầu chưa ai biết thì đâu có truyền lại được.
-Đúng vậy! Chưa ai truyền lại thì học từ thiên nhiên. Con hãy xem hòn non bộ nhà mình này- Dòng suối sâu và rộng, cư dân tiền sử ở trong hang động bên này- Muốn sang bờ bên rất khó phải không?
-Người ta đi vòng lên trên xa...
-Rồi một hôm mưa gió, có một thân cây ngã- Rất vô tình nằm vắt ngang qua suối
-A! con hiểu rồi- Chiếc cầu của thiên nhiên. Con hiểu học từ thiên nhiên rồi ba ơi!.
-Con biết vì sao con hiểu nhanh vậy không?. Vì con đã được tích luỹ kiến thức- Như ông lão mài dao vậy. Còn ngày ấy chưa ai hiểu cả. Buổi sáng những cư dân ra bờ suối, họ dững dưng với thân cây ngã. Họ vẫn miệt mài leo núi để qua bờ bên kia hái, lượm. Nhưng lũ trẻ thì không dững dưng- Chúng có một trò chơi mới: Leo lên thân cây to đùng rượt bắt nhau. Và rượt bắt như vậy chúng đã sang bờ suối bên kia khi nào không hay. Chúng cũng chẳng mãy may suy nghĩ. Ông lão ngồi mài dao bên bờ suối dừng tay, nhìn bọn trẻ- Thấy chúng bò qua bò lại trên thân cây- Và bên này suối sang bên kia rất nhanh, dễ dàng. Ông suy nghĩ, ông bỏ miếng đá đang mài xuống chân, đi chậm rãi đến bên gốc cây đổ- Trầm ngâm hồi lâu- Cẩn thận ông khom người xuống...bò y như bọn trẻ!. Ông bò trên thân cây từ gốc đến ngọn. Vâng! Ông bò như vậy để xem có thể qua được bên kia như bọn trẻ không- Nhành cây nhỏ ở ngọn không đỡ nổi. Ông ngã lăn, ông ngã lăn chiên bên kia suối- Ông không hề thấy đau, đám trẻ bao quanh, ông bồng từng đứa tung lên cao và ông đưa tay lên miệng làm loa hú vang rừng núi!
-Giống như Assimet đã tìm ra sức đẩy khi đang tắm...
-Đúng! rất đúng!. Ông lão mài dao đã phát minh ra cây cầu đầu tiên của nhân loại đấy con ạ!.
Cu Hải áp mặt vào lưng ướt đẩm mồ hôi của tôi:
Ba ơi! Chúa nhật tuần sau con sẽ xây lại cây cầu mới cho hòn non bộ, ba nhé!
-Con ngoan! Chúa nhật ba với con sẽ cùng làm.
ST !
Một buổi sáng chúa nhật, tôi đang cắt mấy nhánh cây chòi ra của
hòn non bộ. Cu Hải lại gần chăm chú xem:
- Nhánh cây rớt sập cầu rồi ba ơi!. À, mà cây cầu có từ khi nào vậy
Ba?
- Thì cây cầu có từ khi ba làm hòn non bộ.
- Dạ không! lịch sử của nó kìa.
- À! Con muốn nói là cây cầu đầu tiên của loài người...?
- Vâng! Cây cầu đầu tiên ấy- ai tạo ra nó?.
Câu hỏi của cậu con trai lớp bảy làm tôi hơi lúng túng. Tôi dừng
tay và thôi không tỉa cành nữa.
- Cây cầu đầu tiên có từ bao giờ?- Câu hỏi thú vị đấy- Hai cha con ta cùng du lịch một chuyến trở về quá khứ- Con trai nhé!. Cậu con trai ngơ ngác nhìn.
Cách đây chừng năm mươi ngàn năm đến ba mươi ngàn năm( thời kỳ giữa đồ đá cũ) con người chỉ có những công cụ rất thô sơ để săn bắt, hái lượm. Nơi cư ngụ là những hang động hay dưới một tảng đá nhô ra. Dùng cành cây, da thú dựng, che làm tổ cho mình. Trong cái thế giới nhân tạo nhỏ bé đó không có tuyết, mưa lại kín gió. Được nhen lên ngọn lửa bập bùng suốt ngày đêm. Ở những địa điểm trú chân của người tiền sử đôi khi ta còn nhìn rõ những lổ đào để chôn cột chống đỡ mái, những hòn đá kê làm bếp đốt lửa. Những túp lều cổ xưa ấy từ lâu đã tan thành tro bụi- Ở những góc nhỏ bé của cái thế giới được bàn tay người cải tạo và sắp đặt còn lại đó bao nhiêu vết tích thiêng liêng. Đó là những con dao bằng đá, những miếng đá lửa vỡ vụn, những miếng xương vỡ, tro và than lẫn với cát và đất hợp thành một khối mà không bao giờ thiên nhiên có thể tạo ra một mình được.
Người tiền sử luôn biết kết hợp chọn nơi trú chân- Dòng suối và mái ấm của mình. Đàn ông săn bắt, phụ nữ lo việc làm nhà, khâu vá, sinh đẽ, nuôi con, hái lượm.Trẻ con chơi đùa trên những tảng đá, ven bờ suối... những khi suối cạn nước trẻ con, người lớn có thể qua bờ bên kia hái nấm, lượm quả. Nhưng suối rất ít khi không có nước. Khi nước nhiều, muốn qua bờ bên phải đi vòng lên núi thật xa có khi mất hơn cả ngày.
-Ba ơi! vậy lúc đó mới bắt đầu có cầu hở ba?- Mà ai làm được
-Đúng rồi! không hoặc chưa ai làm được cả. Muốn làm tốt được việc gì cũng phải có tích lũy kiến thức. Ngay con dao bằng đá dẹp và hơi dài kia muốn có được hình thù đó cũng đã mất hàng trăm năm con ạ!. Ông lão đang ngồi bên bờ suối mài dao kia có thể nữa tháng ông sản xuất được một con dao đẹp. Nhưng để có được điều đó ông đã được truyền lại biết bao thế hệ....
-Vậy cái cầu chưa ai biết thì đâu có truyền lại được.
-Đúng vậy! Chưa ai truyền lại thì học từ thiên nhiên. Con hãy xem hòn non bộ nhà mình này- Dòng suối sâu và rộng, cư dân tiền sử ở trong hang động bên này- Muốn sang bờ bên rất khó phải không?
-Người ta đi vòng lên trên xa...
-Rồi một hôm mưa gió, có một thân cây ngã- Rất vô tình nằm vắt ngang qua suối
-A! con hiểu rồi- Chiếc cầu của thiên nhiên. Con hiểu học từ thiên nhiên rồi ba ơi!.
-Con biết vì sao con hiểu nhanh vậy không?. Vì con đã được tích luỹ kiến thức- Như ông lão mài dao vậy. Còn ngày ấy chưa ai hiểu cả. Buổi sáng những cư dân ra bờ suối, họ dững dưng với thân cây ngã. Họ vẫn miệt mài leo núi để qua bờ bên kia hái, lượm. Nhưng lũ trẻ thì không dững dưng- Chúng có một trò chơi mới: Leo lên thân cây to đùng rượt bắt nhau. Và rượt bắt như vậy chúng đã sang bờ suối bên kia khi nào không hay. Chúng cũng chẳng mãy may suy nghĩ. Ông lão ngồi mài dao bên bờ suối dừng tay, nhìn bọn trẻ- Thấy chúng bò qua bò lại trên thân cây- Và bên này suối sang bên kia rất nhanh, dễ dàng. Ông suy nghĩ, ông bỏ miếng đá đang mài xuống chân, đi chậm rãi đến bên gốc cây đổ- Trầm ngâm hồi lâu- Cẩn thận ông khom người xuống...bò y như bọn trẻ!. Ông bò trên thân cây từ gốc đến ngọn. Vâng! Ông bò như vậy để xem có thể qua được bên kia như bọn trẻ không- Nhành cây nhỏ ở ngọn không đỡ nổi. Ông ngã lăn, ông ngã lăn chiên bên kia suối- Ông không hề thấy đau, đám trẻ bao quanh, ông bồng từng đứa tung lên cao và ông đưa tay lên miệng làm loa hú vang rừng núi!
-Giống như Assimet đã tìm ra sức đẩy khi đang tắm...
-Đúng! rất đúng!. Ông lão mài dao đã phát minh ra cây cầu đầu tiên của nhân loại đấy con ạ!.
Cu Hải áp mặt vào lưng ướt đẩm mồ hôi của tôi:
Ba ơi! Chúa nhật tuần sau con sẽ xây lại cây cầu mới cho hòn non bộ, ba nhé!
-Con ngoan! Chúa nhật ba với con sẽ cùng làm.
ST !
Comment