Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Những Khác biệt thú vị giữa Hà Nội và Sài Gòn

Collapse
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Những Khác biệt thú vị giữa Hà Nội và Sài Gòn

    Khác biệt thú vị giữa nóng Hà Nội và nóng Sài Gòn

    Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.


    (Theo Trí Thức Trẻ)




    Thời tiết ở Hà Nội nóng ẩm, oi nên trong những ngày nóng, cơ thể bị ra mồ hôi nhiều. Còn ở Sài Gòn, cái nóng khô hanh như thiêu như đốt khiến người người, nhà nhà cảm thấy muốn "bốc khói".




    Mùa hè, ở Hà Nội, nắng to, mưa cũng to không kém. Mưa rào xối xả, kéo dài từ ngày này sang ngày khác. Khác với mưa ở Hà Nội, những cơn mưa mùa này ở Sài Gòn đến cũng nhanh mà đi cũng nhanh. Vừa mưa buổi sáng nhưng buổi chiều lại nắng chang chang ngay được.




    Những ngày tháng 5, ở cả hai miền đều có loài hoa đặc trưng riêng. Bằng lăng tím là loài hoa đặc trưng của mùa hè ở Hà Nội. Còn trong Sài Gòn, những ngày này, hoa điệp vàng nở rộ, khoe sắc vàng trong nắng.




    Ngoài Hà Nội chỉ mới bắt đầu mùa nắng, mùa lạnh mới qua đi. Bởi vậy, làn da của mọi người còn khá trắng trẻo, sáng màu. Còn trong Sài Gòn, quanh năm suốt tháng nắng chói chang, nóng khủng khiếp, bởi vậy, hầu hết mọi người đều có màu da ngăm do phơi nắng nhiều.

  • #2


    Phụ nữ ở Hà Nội có thói quen mặc những chiếc áo, váy "chuyên biệt" để chống nắng. Áo chống nắng được thiết kế che được cả bàn tay, mũ trùm kín mặt thay khẩu trang được. Còn trong Sài Gòn, chị em hay sử dụng một chiếc áo khoác dài tay mỏng, đi kèm với khẩu trang, găng tay để tránh nắng.






    Ở cả hai miền, trong những ngày nóng nực, người dân đều có thói quen ra đường hóng gió vào buổi tối. Địa điểm tụ tập thường xuyên của dân Hà Nội là những quán trà chanh, vừa uống trà chanh, cắn hạt hướng dương, vừa trò chuyện vui vẻ. Còn trong Sài Gòn, mọi người hay tụ tập cà phê bệt.





    Mùa hè nóng nực, nhu cầu uống nước giải khát ở đâu cũng có. Nhắc đến nước giải khát ở Hà Nội, người ta thường nghĩ ngay đến nước mía. Một bịch nước mía ở Hà Nội có giá khá "chát" so với Sài Gòn, dao động khoảng 10.000-15000 đồng. Ở trong Sài Gòn, rất dễ dàng để người dân mua được các loại nước giải khát, bởi chúng được bày bán ở khắp mọi vỉa hè với giá rẻ







    Trong các bữa cơm ngày nóng, người dân hai miền đều ưa chuộng nước rau luộc, ăn kèm với cơm cho mát. Để nêm vị chua vào nước rau cho dễ ăn, người Hà Nội hay sử dụng sấu, còn người Sài Gòn lại thường xuyên dùng me.




    Người Hà Nội hay có thói quen đưa con, cháu vào trung tâm thương mại chơi để tránh nóng. Còn ở Sài Gòn, nóng quanh năm, các ông bố, bà mẹ hay đặt chậu nước đá to gần bé để giảm sự nóng nực.

    Comment


    • #3
      Sự khác biệt giữa đám cưới Hà Nội - Sài Gòn

      Cỗ cưới ở Sài Gòn có thể kéo dài từ sáng tới chiều như một buổi... đi nhậu. Còn ở Hà Nội, nhiều nhà đi mời đám cưới phải kèm theo quà trong lễ ăn hỏi, mà nhiều khi khách đông, quà ít, nhà gái... méo mặt.







      Lễ ăn hỏi của người miền Bắc thường có mâm bánh nướng, bánh dẻo trong sính lễ. Đến khi mang thiệp cưới đi mời bạn bè, người thân, một vài gia đình nhà gái thường mang theo bánh nướng, chè sen đến biếu. Nếu thiếu bánh, chè sen còn phải đi mua thêm cho đủ.






      Người miền Nam, đặc biệt là người Sài Gòn không câu nệ lắm trong chuyện mời đám cưới. Thường họ chỉ phát thiệp, có khi còn mời luôn qua điện thoại.






      Người miền Bắc, đặc biệt là dân Hà Nội hay ăn cỗ buổi trưa để cho cô dâu, chú rể và khách khứa đỡ mệt mỏi. Lúc đón dâu ban sáng xong là túc tắc ra nhà hàng làm lễ luôn. Khách đến thấy chỗ nào trống thì ngồi vào chỗ đấy, ăn rất nhanh rồi rút lui gọn ghẽ.







      Dân miền Nam thì hay ăn cỗ chiều. Lý do là để tiện cho việc nhậu. Khách được chia theo bàn, những người có quen biết xếp vào cùng một chỗ. Vì chén chú, chén anh nhiều nên dân Sài Gòn ăn cỗ cưới cũng lâu hơn, chừng 4 - 5 tiếng mới xong.

      Comment


      • #4



        Cô dâu miền Bắc ít thay váy cưới, chỉ mặc một bộ váy từ lúc đón dâu, ra ngoài nhà hàng tới lúc về nhà chồng. Nhiều khi hai gia đình chia nhau sáng nhà trai mời cỗ, chiều nhà gái mời cỗ, cô dâu cũng chỉ mặc độc một chiếc váy từ sáng tới chiều.




        Cô dâu miền Nam, nhất là người Sài Gòn thay vài bộ váy trong tiệc cưới, có cô dâu thay tới 5 bộ. Nhiều khi khách chẳng kịp nhìn mặt cô dâu vì cô dâu đi thay váy suốt.





        Trong lễ cưới của người miền Bắc thường ít hát nhạc sống, có chăng là nhà hàng tổ chức sẽ mời ca sĩ của họ tới hát quan họ, dân ca. Khách khứa cũng chẳng mấy khi để ý đến ca sĩ hát trên sân khấu.






        Trong lễ cưới của người miền Nam, khách khứa thường lại rất hào hứng lên sân khấu hát mừng cô dâu, chú rể. Dù hát không hay nhưng nhiều người vẫn rất nhiệt tình lên hát mừng hạnh phúc đôi trẻ.






        Ở miền Bắc, họ hàng, người thân của cô dâu chú rể thường mừng tiền mặt cho đôi trẻ.





        Trong miền Nam, họ hàng người thân của đôi trẻ lại hay mua trang sức vàng để tặng.(Theo Pháp Luật & Xã Hội)

        Comment

        Working...
        X