Nếu đây là lần đầu tiên bạn viếng thăm diễn đàn, bạn có thể xem những câu hỏi thừơng gặp bằng cách bấm vào link này FAQ . Để có thể gởi bài, bạn cần phải ghi danh bằng cách bấm vào link ghi danh ở đây ghi danh
Bạn có thể xem bài viết bằng cách bấm vào diễn đàn mà bạn muốn xem dưới đây.
Ðối với con người, tình yêu trai gái bao giờ cũng là "một sự cần thiết", một thứ đam mê nghiệt ngã, không ai thoát khỏi sự cám dỗ của nó. Ngoại trừ những kẻ mất trí, những người bệnh hoạn.
Những kẻ có gia đình, những người lớn tuổi vẫn còn bị nó quyến rũ, lôi cuốn vào cơn lốc, thì đối với thanh niên nam nữ, chưa bước chân vào đường tình ái, sức cám dỗ của nó thật mãnh liệt, dữ dội.
Ở chiến khu, trong rừng núi, nó không khác vất cứ nơi nào trên trái đất. Tình yêu đối với nam nữ thanh niên, dù bị ý thức chính trị kiềm chế, Ðảng kiểm soát, Ðoàn triệt để ngăn ngừa nhưng tình yêu vẫn xảy ra, không ai ngăn cấm nổi. Không một vụ nào được "êm thắm", bình thường, không có sóng gió, bão tố dậy lên. Bởi vì "ái tình chỉ huy", ái tình có kiểm soát, lãnh đạo theo đường lối của Ðảng thì tự nó phải thế đấy. Quy luật mà! Tâm tình của con người bao giờ cũng mâu thuẫn với đường lối của Ðảng.
Cho đến sự giao tiếp, nói chuyện với nhau cũng phải rập theo một khuôn mẫu định sẵn, theo cái người ta gọi là "quan hệ nam nữ"!
Vấn đề quan hệ nam nữ ở R cũng như các nơi khác, đều giống nhau trên lý thuyết. Nhưng thực tế, nó cũng không đồng nhất và tùy theo sinh hoạt, nếp sống của mỗi nơi, cũng như do những cán bộ chính trị, cán bộ Ðảng ở nơi đó nới rộng hay thu hẹp, khó hay dễ.
Thông thường trên nguyên tắc, người ta bảo vấn đề quan hệ nam nữ là sự giao tiếp giữa trai và gái phải đường hoàng, không được vượt quá phạm vi tình đồng đội, hay đồng chí, không được "thân mật quá độ". Không được ngồi riêng hai người nói chuyện ở chỗ vắng. Nếu cô cậu nào "vi phạm" nguyên tắc trên đây thì bị lôi ra phê bình, kiểm thảo, bị nhận xét là có tư tưởng dâm ô, có hành động "bất hợp pháp". Nếu có tình ý gì với nhau phải báo cáo cho đơn vị, cho tập thể, cho Ðoàn, cho Ðảng biết để Ðảng có ý kiến lãnh đạo, để tập thể có ý kiến, "giúp đỡ".
Khi đã có gia đình, Ðảng không chấp thuận chuyện phản bội nhau, không chấp thuận có vợ lẽ, vợ mọn, không được "quạt". "Quạt" nghĩa là trổ mòi thả ba lông thăm dò "đối phương", quấn quýt, nói chuyện thân mật với người khác phái. Tay nào được gán cho danh từ "quạt tưa tai", tức "quạt" đến rách cả lỗ tai thì phải hiểu ngay: nam thì nịnh đầm, "dê cụ", nữ thì mắt la mày lém, hết "câu" cậu này lại "câu" cậu khác.
Những trường hợp trên đây sẽ bị nhận xét "trùng đầu", không ngóc lên nổi. Nhưng cái gọi là "quan hệ nam nữ" hay "tình yêu trong cách mạng" không giống như mẫu lý thuyết được nêu ra trên kia.
Trong thời chín năm kháng chiến chống Pháp, khi nói đến đạo đức cách mạng, người ta chú trọng nhiều đến vấn đề "quan hệ nam nữ" hay yêu đương trái với nguyên tắc lãnh đạo của Ðảng. Ngày nay, ở miền Bắc được Ðảng "điều chỉnh", giải thích rằng: Khuyết điểm về "quan hệ nam nữ " không chính đáng, khuyết điểm về dâm ô, chỉ là khuyết điểm thuộc về sinh hoạt, không quan trọng. Không phải là khuyết điểm căn bản về tư tưởng hay đạo đức cách mạng.
Cán bộ mùa Thu từ Bắc vào Nam mang theo quan niệm đó, sự giải thích đó, truyền đạt lại cho những kẻ đi sau. Thực tế, vấn đề này nó không được người ta "xem nhẹ" như vậy. Nếu cho là khuyết điểm thuộc phạm vi sinh hoạt, khuyết điểm "râu ria", không phải là căn bản thì tại sao lại có chuyện cấm cán bộ không được yêu người này, lấy người kia, phá vỡ hạnh phúc người nọ. Rồi những cuộc kiểm thảo nặng nề, lôi những kẻ đang yêu kia ra nhận xét, phê phán, phân tích nhiều ngày liền, đến nỗi ngồi ngủ gục, rã xương sống, để đi đến kết luận là khai trừ, cảnh cáo ghi lý lịch, hạ tầng công tác và cách ly, "chia loan rẽ thúy" hoặc ép buộc, tổ chức "cưỡng hiếp" để buộc người con gái phải lấy một anh cán bộ già, tuổi vào hàng cha chú mình?
Về mặt lý thuyết hôn nhân, Ðảng nêu lên nguyên tắc cán bộ đảng viên phải thể hiện đảng tính, đảng kỷ qua lập trường giai cấp. Nói tóm lại, nghĩa là cán bộ đảng viên không được yêu, không được lấy con gái địa chủ, phú nông, tiểu tư sản, tư bản. Bởi những cô gái thuộc giai cấp này là giai cấp phản động, kẻ thù của công nông. Khổ nỗi con gái công nông làm đầu tắt mặt tối, không đủ phương tiện học hành, không biết làm đẹp, làm duyên thì làm sao trắng trẻo mịn màng, duyên dáng, thướt tha, ngọt ngào như con gái tiểu tư sản, địa chủ, phú nông? Ta nên làm một phát "đối chiếu" tí chăng?
Trong kháng chiến chín năm chống Pháp, Lê Duẩn được Trung Ương Ðảng cử vào lãnh đạo cuộc kháng chiến miền Nam, núp dưới danh hiệu "Hội nghiên cứu chủ nghĩa Các Mác", rồi "Ðảng Lao động Việt Nam". Dáng người ốm xanh, trắng và cao. Bao giờ người ta cũng thấy toát ra ở con người đó một cái gì nghiêm nghị, đạo đức, khắc khổ, đầy mẫu mực chính trị. Người lãnh tụ Ðảng cao cấp nhất ở miền Nam dạo đó, và rồi Tổng Bí thư Trung Ương Ðảng ở miền Bắc ngày nay, nhất định phải là con người "Ðảng cùng mình", đảng tính, đảng kỷ siêu việt hơn ai hết.
Thuở ấy, người ta đồn đãi với nhau rằng anh Ba Duẩn làm cách mạng từ hồi tóc còn để chỏm, hoàn toàn hy sinh hết cho cách mạng, cho Ðảng. Nay vào tù, mai ra khám, suốt mười bốn năm liền nằm ép rệp ở Côn đảo, cho nên anh Ba hy sinh cả gia đình, hy sinh cả cuộc đời mình, quên di chuyện vợ con, không khác gì Hồ chủ tịch. Tội nghiệp cho anh Ba đã lớn tuổi rồi mà chưa hề biết đến cái thú ân ái, hạnh phúc gia đình. Ðùng một cái 1949, 1950 phong thanh người ta nghe nói anh Ba cưới vợ! Mặc dù chuyện cưới vợ của anh Ba được giữ bí mật, chỉ có một số cán bộ cao cấp mới biết được. Việc tổ chức hôn lễ của anh Ba thu hẹp trong một phạm vi nhỏ bé, nhưng rồi, mọi người đều hay.
Thì ra anh Ba cưới chị Thùy Nga, Chủ tịch Ban Chấp hành Phụ nữ Cứu quốc tỉnh Cần Thơ. Người ta tò mò tìm hiểu thêm, được biết chị Thùy Nga là con một đại địa chủ nổi tiếng ở Tây Ðô, được coi là hoa khôi số một, sắc nước hương trời, làm điên đảo anh hùng, thiên hạ chết mê chết mệt vì cái thiên kiều bả mị của người đẹp Tây Ðô, hết chư vị Trung đoàn trưởng này đến chư vị Tiểu đoàn trưởng kia, rồi anh tỉnh ủy nọ.
Mà thật, nếu được tả hình dạng theo kiểu tiểu thuyết thì: "vóc dáng tiên nga kia với suối tóc dài óng ả, khuôn mặt trái soan kiều diễm, đôi mắt nhung huyền lung lanh, mày lá liễu, đôi môi mọng đỏ hồng hồng, nước da trắng như trứng gà bóc, đôi ngực nở tròn, chiếc lưng ong bé nhỏ, mỗi bước đi làm cho người ta thấy những đường cong, những nét thanh tân dịu mềm và rung động gây nên sóng gió trong lòng khách anh hùng". Anh hùng hảo hán ở Tây Ðô chết mê chết mệt là phải. Ðố ai không thấy lòng mình "xiêu xiêu" khi người đẹp như vậy đi qua?
Dù sao, "tiên nữ" có cao giá, khép kín lòng mình đến thế nào đi nữa, cũng phải để lọt mắt xanh, rung cảm bởi một người. Chị Thùy Nga đã yêu một anh chàng Tiểu đoàn trưởng phong nhã hào hoa. Rồi giữa lúc tình yêu của hai người đang độ nồng thắm nhất thì có cuộc đại hội Phụ nữ Cứu quốc toàn Nam bộ Dĩ nhiên, chủ tịch Ban Chấp hành của một tỉnh, Thùy Nga cũng phải từ Thác Lác, Ông Vèo khăn gói xuông U Minh dự đại hội.
Ðêm đó, một đêm thu 1949, mưa như thác đổ, bên bờ sông Trẹm, con sông ranh giới U Minh thượng và U Minh hạ, tại một kinh ngang của xóm Tân Bằng, người ta đưa Thùy Nga đến gặp anh Ba để "nhận chỉ thị công tác". Chỉ có hai người, nhà vắng không ai, ngoài trời tối đen, mưa gió sấm chớp đùng đùng, anh Ba tha hồ "tự do chỉ thị" kịch liệt.
Dường như đêm đó thi hào Nguyễn Du chếnh choáng hơi men, đội mồ ngồi dậy, vỗ tay đồm độp cất giọng ngâm nga:
"...Tiếc thay một đoá trà mi Con ong đã tỏ đường đi lối về Một đêm mưa gió não nề" ................................................
Ðảng ra lệnh giữ bí mật vụ này, nhưng rồi tin đó cũng loan đi cho nhiều người biết. Kết quả, anh Ba Duẩn cưới chị Thùy Nga. Và chị Thùy Nga khóc sưng cả đôi mắt.
Chiến dịch đạt thắng lợi vẻ vang, ngoài sức tưởng tượng.
Câu chuyện tình của anh Ba tưởng đến đó là êm xuôi, cứ đều đều trôi theo thời gian như bao mối tình khác, nhưng không. Năm 1955 tập kết ra Bắc, có một thiếu phụ già chít khăn đen, áo nâu, quê mùa cục mịch dẫn theo một cậu con trai 18 tuổi đến hỏi tội Thùy Nga: "Tại sao mi dám giật chồng bà?" A, thì ra anh Ba đã có vợ con rồi. Cái chuyện chưa có gia đình, hy sinh tình cảm cá nhân để lo cho cách mạng chỉ là...(!) Lỡ rồi! Ðã có con với anh Ba rồi, đã "hết vốn" với anh Ba rồi, còn biết nói năng sao? Anh Ba thu xếp chuyện nhà không xong, Trung Ương Ðảng phải lo thu xếp hộ, dùng biện pháp cách ly, tạo căn cứ mới cho bà V2. Riêng anh Ba, bối rối khôn tả vì Thùy Nga bỏ ăn, khóc lóc đòi tự tử, phải năn nỉ dỗ dành mãi mới hơi tạm yên thì bà cả lại biết chỗ ở mới của Thùy Nga, đến làm "om lên" thật là đẹp mày đẹp mặt hết sức. Cuối cùng Trung Ương Ðảng phải giải quyết bằng cách "Ðảng chiếu cố cho đi du học", đưa Thùy Nga sang trường đại học Thiên Tân ở Trung quốc. Tháng tháng, anh Ba Duẩn sang "thăm". Ức lòng quá, Thùy Nga định ly dị mấy lần nhưng không lần nào ly dị nổi. Muốn "phá rào" nhưng bị Ðảng bộ ở Thiên Tân canh gác, giữ chặt chịa quá. Thùy Nga đành vô phương vùng vẫy. Rồi lại cứ có thai đều đều, đẻ sòn sòn năm một.
Nguyên tắc Ðảng, Ðảng tính, Ðảng kỷ đối với Tổng bí thư về vấn đề tình ái hôn nhơn là vậy. Sách gối đầu giường cho tất cả thanh niên nam nữ, được Ðảng ca tụng làm khuôn vàng thước ngọc để giáo dục về luyến ái là "Tân luyến ái quan" của Mao Trạch Ðông. Nó thể hiện tư tưởng cách mạng, tư tưởng Ðảng, đường lối đúng đắn nhất của Ðảng. Nhưng, Mao chủ tịch vĩ đại có đến ba vợ.
Trường hợp của ông nguyên chủ tịch Ủy ban kháng chiến Hành chánh Nam bộ thì lại khác: Luật sư Phạm văn Bạch. Từ 1946, theo kháng chiến, Luật sư Bạch được cử làm chủ tịch Ủy ban kháng chiến Hành chánh Nam bộ, đóng ở Ðồng Tháp Mười, trên kinh Dương văn Dương. Phạm văn Bạch cũng thứ Ba, một nhà trí thức cách mạng được Ðảng giáo dục và kết nạp vào Ðảng năm 1950. Về mặt chính quyền, anh ba Bạch là nhân vật quan trọng số một của miền Nam, nắm quyền hành sinh sát trong tay, một cán bộ "cao cấp nhất" như Luật sư Thọ ngày nay, Anh Ba có vợ đầm. Theo cách mạng theo Ðảng anh Ba ly dị bỏ hẳn người vợ Pháp đã sinh cho anh Ba một lô con cái để ở Sàigòn và ở Pháp.
Thực là hy sinh tình cảm riêng tư để lo cho Cách mạng, gương mẫu cho đàn em noi theo. Mọi vấn đề luyến ái, quan hệ nam nữ anh Ba đều dẹp sang một bên không nghĩ tớị Tuổi anh Ba cũng đã bốn mươi ngoài, đường tình ái cũng đã trải qua rồi thì cái chuyện trấn áp dục tình chắc anh Ba có thể làm được. Và nếu vấn đề sinh lý có hành anh Ba đi nữa thì cùng lắm cưới một chị phụ nữ nào đó là xong. Ðảng sẽ lo, Trung Ương cục sẽ lo như đã lo anh Ba Duẩn, vậy thôi.
Anh Ba Bạch không chịu cưới vợ, cốt chứng tỏ cho mọi người thấy anh Ba gương mẫu thực sự. Tình trạng đó êm xuôi từ Ðồng Tháp Mười cho đến mãi những năm sau này khi các cơ quan cấp Nam bộ được Tiểu đoàn 307 hộ vệ dời về Rừng U minh thuộc tỉnh Rạch Giá - Bạc Liêu cuối năm 1947.
Vào giữa năm 1951, sau những năm "dồn ép tình cảm", một đêm tĩnh mịch, anh Ba thao thức không ngủ được, bò vào mùng của cô thư ký đánh máy ở văn phòng Ủy Ban, bịt miệng cô ta lại và... "đánh máy". Cô thư ký đó tên Hoa, con của một ông Hội đồng địa hạt quê ở Sa Ðéc, theo kháng chiến từ những năm đầu cuộc chiến, được chọn và phân công về làm thư ký đánh máy cho văn phòng Ủy Ban, dưới quyền điều khiển chánh văn phòng Phạm Chung. Hoa dù con địa chủ, nhưng răng thì hô, người gầy đét, má gẫy, nói chung, dạo ấy đã 26, 27 tuổi rồi mà chẳng ma nào buồn mó đến.
Dù xấu xí, trong một phút bất thần, đối với anh Ba đó là chuyện người đẹp vô song, một sự cần thiết vô cùng. Chuyện đó được ém nhẹm lại. Cấp ủy chi bộ báo cáo lên Liên Chị Liên Chi báo cáo Trung ương Cục. Thế là anh Ba Bạch được anh Ba Duẩn gọi đến, tổ chức cuộc kiểm thảo thu hẹp trong vòng vài cán bộ cao cấp. Sau ba ngày bị kiểm thảo ngồi ngay lưng, anh Bạch đã khóc nhiều, trông mặt mày thật thiểu não. Ðể rồi sau đó một tuần, cái tin anh Ba Bạch cưới vợ được loan ra. Cậu em ruột của cô Hoa tên Hoà, lúc đó là y tá ở Viện An Dưỡng của bác sĩ Nguyễn văn Cương cũng được thông báo, được chị viết thư báo tin đến dự tiệc cưới bên kia bờ sông Ông Ðốc, vùng kinh Công Nghiệp. Cậu ta chưng hửng và buồn hiu. Ðáng lẽ mình bỗng nhiên được làm em vợ ông chủ tịch Ủy ban kháng chiến Hành chánh Nam bộ thì phải mừng chứ, nhưng khi nghe chị mình kể lại chuyện trên và biết anh Ba Duẩn ra lệnh cho anh Ba Bạch phải cưới người ta chứ không được làm ẩu rồi thôi, cậu Hoà chỉ còn biết thở dài.
Bây giờ, ở chức vị Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện của miền Bắc chắc anh Ba Bạch không khỏi rùng mình khi nghĩ lại những chuyện xưa.
Ðến trường hợp thứ Ba, trường hợp của đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung Ương Ðảng đặc nhiệm về tổ chức, kiêm Hiệu trưởng trường Ðảng cao cấp "Nguyễn Ái Quốc", ở Hà Ðông ngày nay. Ðó là Lê Ðức Thọ.
Trong cuộc kháng chiến chín nam chống Pháp, Trung ương đảng cử Lê Ðức Thọ vào Nam, đại diên cho Trung ương ở bên cạnh Lê Duẩn để tăng cường lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Nam bộ Thọ cùng đi với một phái đoàn cán bộ đảng cao cấp khác, vượt Trường Sơn vào đến Nam bộ năm 1949. Lần đầu tiên xuất hiện trước đồng bào trong Lễ Ðộc Lập 2-9-1949 trên một lễ đài tại sân bóng tròn ở Tân Bằng, bên bờ sông Trẹm thuộc quận Thới Bình, Cà Mau ngày nay.
Vào Nam ngày ấy, đối với các cán bộ cấp dưới, Thọ cũng bảo rằng suốt đời mình hy sinh cho đất nước, vào tù ra khám liên miên, cho nên nay ngoài bốn mươi rồi vẫn chưa có gia đình. Qua năm sau, 1950, Thọ thấy cần phải cưới vợ. Thế là Trung ương Cục miền Nam phải đôn đáo cưới vợ cho Thọ. Hỏi Thọ chịu ai, Thọ chỉ đích danh cô Nguyễn Thị Chiếu, con gái út của một dịa chủ, nhà ở dưới Rạch Bàu, nằm bên bờ sông ông Ðốc, thuộc Cà Mau. Bởi trước đây, trong một lần đi công tác, Thọ có ghé ăn cơm ở đây, tình cờ nhìn thấy cô út của chủ nhà xinh như mộng ấy, tuổi mới 18 đôi mươi, vừa nghỉ học ở Bạc Liêu về nhà làm cô thợ may bất đắc dĩ.
Thực là thiên nan vạn nan, làm sao cho cô út xiêu lòng đây? Phải chi cô út là cán bộ thì dễ quá, dùng áp lực chánh quyền, áp lực đoàn thể, tạo cơ hội dược, đằng này là nhân dân quần chúng. May sao, qua thời gian điều tra, Trung ương Cục biết được cô út còn có một người anh ruột thứ năm tên Nguyễn Công Khanh hiện là một đảng viên, làm giáo sư ở trường trung học kháng chiến Nguyễn Văn Tố. Tức khắc Nguyễn Công Khanh được lệnh gọi về văn phòng Trung ương Cục. Vấn đề vận động, thuyết phục Khanh làm "nội tuyến" được nêu ra. Mặt khác, đứng về phương diện đảng, Khanh phải chứng tỏ sự trung thành với đảng và đảng sẽ cất nhắc Khanh trên đường cách mạng trong vấn đề hôn nhân cho Lê đức Thọ.
Kết quả với áp lực gia đình của Khanh, hôn lễ được tổ chức: cô út thợ may phản đối đến mấy đi nữa cũng buông xuôi hai tay đầu hàng. Khi ông ủy viên nhất định đổi nghề làm thợ may, giúp nàng cắm kim, đạp máy không biết mỏi trong đêm tân hôn.
Ðùng một cái, 1954 Hiệp định Genève ký kết, tập kết ra Bắc mới hay quê quán của Thọ ở Phương Liệt (Hà Ðông) ngoại ô Hà nội. Thọ đã có vợ rồi, bà cả còn sờ sờ ra đấy.
Trường hợp thứ tư là trường hợp của anh Tư Chi, tức Trung tướng Trần văn Trà.
Cũng trong cuộc kháng chiến chín năm chống Pháp, năm 1951, sau khi Lê Duẩn và Lê Ðức Thọ được Ðảng "sắm" vợ địa chủ cho thì Trà nhất định lập gia đình. Trà vốn xuất thân là sinh viên, nên dù là một đảng viên cao cấp, cái tự ái trí thức cũng như lãng mạng tư sản vẫn còn hằn sâu trong nếp gấp của tư tưởng. Dĩ nhiên "người ta" biết cưới vợ trẻ, vợ dẹp để ôm ấp, để hưởng thụ thì Trà đâu dễ chịu thua.
Nhân lúc ấy, một số cán bộ trẻ được Bộ Tư lệnh Nam bộ phân công về công tác ở Phân Liên Khu miền Ðông, kể chuyện về sinh hoạt, nếp sống "vương giả" của miền Tây, trong đó có những chuyện tình cảm, yêu đương vớ vẩn trai gái. Nam nữ thanh niên lớn lên, đâu có chuyện gì hấp dẫn bằng những chuyện tình! Số cán bộ đó, có cậu đã từng biết mặt Lê Thoa, có cậu tiến xa hơn, từng chạy theo góp mặt vào "đám tín đồ yêu đương" vây quanh Lê Thoa như bầy phù du thiêu thân lao mình vào ngọn đèn dầu. Các cậu ca tụng Lê Thoa không tiếc lời. Ðiều đó gây một sự khích động lớn lao vào tình cảm, tâm lý cũng như tự ái của ông Tư lệnh Phân Liên Khu miền Ðông cũng là đồng chí ủy viên Trung Ương Cục, Bí thư Liên Khu ủy Phân Liên Khu miền Ðông.
Lê Thoa là cô con gái đầu lòng của cố luật sư Lê Ðình Chi, nguyên Giám đốc Sở Tư Pháp Nam bộ, bị máy bay Pháp bắn chết ở Thiên hộ năm 1947. Lúc đó, Thoa hãy còn là một đứa bé con mười bốn tuổi đầu, vừa vào Ðồng Tháp với cha. Khi tất cả cơ quan cấp Nam Bộ dời về U Minh cuối năm 1947, Thoa được đưa vào trường Thiếu sinh quân khu 8. Dạo ấy, Trà cũng đi thăm Truờng Thiếu sinh quân thuộc quyền cai quản của mình nhiều lần, nhưng đâu để ý oắt con làm gì, nếu có chỉ là mấy cô thiếu sinh quân 17, 18 mơn mởn đào tơ chứ đâu đến lượt Lê Thoa.
Năm Lê Thoa 16 tuổi, luật sư Phạm Ngọc Thuần Phó Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Hành chánh Nam bộ, người nhận đỡ đầu chị em Lê Thoa, cho người đến khu 8 rước Thoa về khu 9, gởi vào Viện Văn Hoá kháng chiến Nam bộ của Hoàng Xuân Nhị, cùng với một số con em của hàng con ông cháu cha khác, học luyện thi để thi vào các trường Trung học do Viện Văn Hoá mở, như Trung học Nguyễn Văn Tố, Trung học Thái Văn Lung. Thoa đi thi và đậu vào trường Thái văn Lung.
Thời đó, ở khu 9, hầu hết tất cả học sinh hoặc nam nữ thanh niên ai cũng ôm mộng được vào học ở hai trường trung học đó. Cái nhãn hiệu học sinh Trung học Nguyễn Văn Tố hoặc học sinh trung học Thái Văn Lung có giá trị như một thứ "dân Tây" thời Pháp thuộc. Bởi lẽ đó, những gì lạ ở hai trường trung học này đều được giới thanh niên đồn đãi rất nhanh. Ở cái tuổi dậy thì, "trổ mã", Lê Thoa bỗng chói chang rực rỡ vượt lên trên đám nữ sinh của hai trường, tiếng đồn hoa khôi miền Tây xuất hiện từ dạo ấy.
Không phải Thoa là cô nữ sinh đẹp nhất của hai trường, Nguyễn Văn Tố còn có những cô đầm lai, những "kim chi ngọc diệp" xinh hơn nhiều nhưng không "xuất hiện giang hồ" qua những kỳ đại lễ, do Ủy Ban kháng chiến Hành chánh Nam bộ tổ chức trước quần chúng, hoặc do Trường hay Viện Văn Hoá tổ chức, nhằm vào các kỳ nghỉ hè, đi công tác quần chúng ở các tỉnh miền Tây trong hai tháng, do đó hãy còn "mai danh ẩn tích". Còn Thoa, vốn được đào luyện ở cái lò Marie Curie nên dạn dĩ đã quen, lại có giọng hát truyền cảm nên thường xuất hiện trước công chúng, nổi danh với các bài "Ðoàn quân đi", cho nên lính tráng "Vệ quốc đoàn", và các cậu ở các cơ quan mê Lê Thoa như điếu đổ. Cái sức hấp dẫn của tuổi dậy thì với đôi má mũm mĩm, đôi môi nhỏ xinh xinh, với tiếng nói nhỏ nhẻ, giọng oanh vàng thì ai chả muốn... cắn cho một miếng.
Cho đến năm 1950 thì không một cậu thanh niên nào ở các cơ quan, bộ đội thuộc vùng miền Tây mà không nghe nói đến "người đẹp Lê Thoa". Tháng 10 năm đó, Trung Ương Cục quyết định đóng cửa các trường trung học với lý do: "Sự hiện diện của trường trung học phản ánh một sự nhục mạ cách mạng, một hành động mất lập trường giai cấp trái với đường lối của Ðảng. Vì các trường đó, tuyệt đại đa số học sinh là con ông cháu cha, là người của các thành phần "trí, phú, địa, hào" và tư sản, tiểu tư sản". Mặt khác, còn gây nên sự hao tốn ngân quỹ nhiều quá. Ðiều đó không thể chấp nhận được. Ngoài hai trường Nguyễn Văn Tố và Thái Văn Lung, Viện Văn Hoá vừa mới mở thêm một trường mới nữa là trường Huỳnh Phan Hộ và trường Tiền Phong của Thanh niên cứu quốc Nam bộ. Tất cả các trường của Viện Văn Hoá đều nằm bên hữu ngạn sông Cái Tàu, một nhánh của sông Ông Ðốc, cắt ngang rừng U minh hạ. Giám đốc Viện văn Hoá kháng chiến là Hoàng Xuân Nhị, một Giáo Sư Tiến sĩ triết học dạy đại học ở Ðức, tại thủ đô Bá Linh, được vận động về tham gia kháng chiến, lần ấy cũng bị gọi về Trung Ương Cục kiểm thảo, giáo dục lại lập trường giai cấp. Viện Văn Hoá cũng bị Trung Ương Cục giải tán. Số cán bộ, nhân viên xáp nhập vào sở Giáo dục Nam bộ, rồi giải tán luôn cả Sở Giáo Dục, giao cho sở Tuyên Văn của Lưu quý Kỳ sau nàỵ
Học sinh các trường trung học được một ủy ban phân phối của Trung Ương Cục đến thu xếp, tuyển chọn và phân phối cho các cơ quan quân dân chính ở Nam bộ sử dụng. riêng Lê Thoa được theo mẹ về kinh 13 Tân Bằng nghỉ ngơi ít lâu. Người ta cũng không lấy làm lạ khi trường được dẹp, Thoa đá trái cho anh tình nhân cũ, bạn học của Thoa, "nối khố" từ trường thiếu sinh quân khu 8 đến Thái Văn Lung, dan díu với một anh nhân tình mới, xuất thân ở trường võ bị lục quân Trần quốc Tuấn (*). Thoa về kinh 13 vui vẻ với gia đình thì cậu kia, dù xin nghỉ phép không được cũng trốn luôn về ở đậu nhà nhân dân tại kinh 13 để hú hí với người đẹp.
Bà Lê Ðình Chi biết chuyện đó, chẳnh những không rầy mà còn tán đồng cho phép "hai trẻ vui chơi". Thỉnh thoảng, ngày một ngày hai, bà hết làm bánh xèo, tới bánh bò, rồi cháo gà, cháo cá, lần nào bà cũng cho mời thằng rể tương lai đến cùng ăn uống cho vui vẻ cửa nhà.
Trước đó, dù chưa được chiêm ngưỡng tận mắt người đẹp Lê Thoa bằng xương bằng thịt nhưng Trà đã cảm nặng hoa khôi miền Tây qua đại danh nổi như cồn từ miền Tây vọng đến. Trà thu xếp lên đường về Trung Ương Cục, hơn một lần tìm đến Thái Văn Lung, rồi đề nghị Ðảng thu xếp cưới Lê Thoa cho mình. Thế là, một hôm Lê Ðức Thọ đi ghe mui ống, bốn chèo với hai cậu vệ sĩ đến kinh 13, mời bà Lê Ðình Chi "tham gia" công tác lãnh đạo Phụ nữ Cứu quốc Nam bộ, sau đó đề cập đến cô trưởng nữ Lê Thoa. Chiến thuật "bánh khô đi trước, bánh ướt theo sau" mà! Lê Ðức Thọ đề cao Trần Văn Trà lên đến tuyệt đỉnh, rồi nói đến chuyện tương lai, nói chuyện Trung Ương Ðảng quan tâm chăm sóc đến gia đình cán bộ có công, hy sinh vì cách mạng v.v... Bà Lê Ðình Chi xiêu lòng, dù rằng bà đã phát biểu ý kiến rằng tuổi của Trà và Thoa chênh lệch quá, e không xứng đôi vừa lứa, thiên hạ ẽ đồn đãi tiếng không hay cho gia đình, mất danh dự của bà. Lợi lộc, danh vọng, địa vị, bao giờ cũng dễ làm mờ mắt người đời, huống hồ bà Lê Ðình Chi là một phụ nữ khuê các từng sống và lớn lên trong danh vọng và địa vị.
Vậy là, thái độ đối xử của bà Lê Ðình Chi thay đổi hoàn toàn đối với cậu rể hờ mà bà quý chuộng bấy lâu nay. Ðồng thời, bà báo cho Lê Thoa biết tin ông Tư lệnh miền Ðông cậy mai mối, cả Trung Ương Cục chính thức đến hỏi nàng làm vợ, và bà ta đã bỏ phiếu thuận. Phản ứng của Lê Thoa và người yêu cô ta trưa ngày hôm sau là cả hai leo lên cây tràm ở đầu kinh, ôm nhau nhảy xuống sông Trẹm tự tử. Nhưng tự tử theo cái kiểu trước mặt mọi người và cả hai đều biết lội thì không tài nào chết được.
Cả hai đều sống nhăn. Trung Ương Cục được báo tin này liền thu xếp cho người tới nửa đêm rước gia đình bà Lê Ðình Chi đi tuốt về kinh 30 ở Huyện Sử. Mục đích, cách ly cô cậu ra và đánh lạc hướng để cậu kia không hiểu sự thế ra làm sao nữa.
Mặt khác, ngoài việc bà Lê Ðình Chi khóc lóc, dùng tình cảm gia đình làm áp lực mua chuộc Thoa, còn có cả cái gánh môi giới của "các chị" trong Ban chấp hành phụ nữ Nam bộ và các bác ở Ủy ban kháng chiến Hành chánh Nam bộ tuyết phục, "tranh thủ tình cảm", vận động kịch liệt.
Cuối cùng, giữa năm 1951, cái tin bà Lê Ðình Chi và Trung Ương Cục cho người hộ tống "Chiêu quân Lê Thoa" từ U minh đi về miền Ðông cống cho "Hồ Trà" làm cho mọi người sửng sốt. Tức tối nhất có lẽ là cậu nhân tình của Thoa và các "cảm tình viên" từng thầm yêu người đẹp.
Qua bốn sự kiện về tình ái của bốn nhân vật có thể cho phép ta kết luận là các cán bộ lãnh đạo cao cấp của Ðảng đều được hưởng một chính sách, một chế độ riêng về luyến ái, có Ðảng tán trợ che chở và nó còn là một thứ tiêu chuẩn hưởng lạc mà Ðảng có nhiệm vụ phải chu toàn. Lấy vợ đôi, vợ ba, lấy gái tơ đáng tuổi con cháu mình, ép duyên không phải là một thứ hưởng lạc trên cả mọi sự hưởng lạc hay sao? Trong bốn người, chỉ có riêng mỗi luật sư Phạm Văn Bạch vì không phải là lãnh tụ, là cán bộ cao cấp của Ðảng nên mới bị kiểm thảo, khiển trách, không được hưởng tiêu chuẩn trên.
Cho nên cái lý luận: "khuyết điểm về quan hệ nam nữ, khuyết điểm về luyến ái chỉ là khuyết điểm về sinh hoạt râu ria, không căn bản. Ðạo đức cách mạng, căn bản là trung với Ðảng, hiếu với dân, hy sinh cho cách mạng v.v..." được đẻ ra để "bào chữa" cho những người lãnh đạo Ðảng. Nếu không tạo nên lý luận đó, hoá ra Ðảng chủ trương sao? Và sẽ ăn nói ra sao với quần chúng, với đảng viên cấp dưới khi họ chất vấn về hành động của các lãnh tụ, các cán bộ cao cấp lãnh đạo Ðảng? Một mặt, nó giữ được uy tín của lãnh tụ và đạo đức, một mặt nó giải trừ cái mâu thuẫn tai hại có tính cách nguyên tắc và giáo điều "sáng suốt", chế độ tốt của Ðảng" mà Ðảng đã dạy (!).
Tất cả các cán bộ mùa thu từ miền Nam tập kết ra Bắc rồi hồi kết trở về đều đã được "uốn nắn tư tưởng" lại cho đúng với nguyên tắc nàỵ Và họ đã cố gắng "truyền bá" phổ biến.
Nhưng sinh hoạt "râu ria" đó trong thực tại của cái gọi là cuộc cách mạng Miền Nam được diễn biến như thế nào? Ðể dễ tìm hiểu ta có thể chia ra làm hai loại: loại đảng viên và loại quần chúng.
Loại đảng viên, Quân Ủy Miền đã nhiều lần chỉ thị trên giấy tờ cho các cấp biết rằng Ðảng chủ trương theo "Tân luyến ái quan" của Mao Trạch Ðông, tôn trọng hạnh phúc cá nhân, tôn trọng tự do kluyến ái nhưng luyến ái đó phải đi đúng theo chính sách, đường lối của Ðảng; chịu sự kiểm soát, lãnh đạo của Ðảng.
Ði đúng theo chính sách, đường lối của Ðảng có nghĩa là tình yêu của bất cứ đảng viên nào cũng phải thể hiện cho kỳ được tình yêu giai cấp, lập trường giai cấp đấu tranh. Là đảng viên, tuyệt đối không được yêu ai ngoài hai giai cấp "công nông".
Ðảng viên phải quan niệm đứng đắn về tình yêu và hạnh phúc. Chỉ có tình yêu giai cấp, yêu đảng, yêu lãnh tụ, yêu nước mới là thứ tình yêu cao cả, tôn thờ, còn tình yêu trai gái, gia đình là thứ tình ích kỷ, cá nhân, phản bội lại quyền lợi của Ðảng, của tổ chức. Phải biết xem nhẹ tình yêu gia đình vợ con, xem nó là một thứ phụ thuộc không cần thiết, luôn luôn cảnh giác đề phòng vì nó luôn luôn là đầu mối của những tư tưởng xấu xa phản động, ảnh huởng đến công tác, đến đạo đức cách mạng.
Bởi vậy, khi bắt đầu yêu phải chọn những người thuộc giai cấp công nông, rồi báo cáo lên cho Ðảng biết người mình sẽ chọn để Ðảng điều tra, nghiên cứu lại là thuận hay không. Thuận thì đảng viên mới được phép tiến tới "xây dựng, củng cố" tình yêu, bằng cách giáo dục chính trị, giáo dục lập trường giai cấp, giáo dục lập trường đấu tranh cách mạng. Mọi hình thức âu yếm, ca tụng tình yêu, thủ thỉ tâm tình, quyến luyến là thứ lãng mạng tư sản. Ðảng không chấp nhận kiểu yêu đương đó. Tiêu chuẩn chọn lựa lứa đôi phải nhằm vào: người đó có là thành phần cơ bản không? Có phải là người tích cực công tác không? Có phải là người xung phong, gương mẫu, tiên tiến trong đơn vị không?
Khi đã được Ðảng chấp thuận, tổ chức làm lễ tuyên hôn rồi, vợ chồng phải khuyến khích lẫn nhau, giáo dục lẫn nhau, đấu tranh lẫn nhau để tích cực công tác hơn nữa, biết ơn Ðảng nhiều hơn nữa, vì nhờ Ðảng tác thành cho nên hai người mới nên vợ nên chồng. Sinh hoạt trong gia đình, câu chuyện giữa vợ chồng mỗi khi sum họp phải là công tác, phải là đấu tranh tư tưởng lẫn nhau. Nếu may mắn, trong công tác, hai vợ chồng được sống gần nhau thì hai người lại càng phải đề phòng tư tưởng hủ hoá, hưởng thụ hưởng lạc, ích kỷ, xem nặng hạnh phúc lứa đôi mà quên nhiệm vụ, thường ngày phải kiểm thảo phê bình, đấu tranh lẫn nhau để tiến bộ.
Nếu không may, ở xa nhau, khi nào có công tác kết hợp thì gặp nhau một đêm, một buổi cũng đã quá đủ rồị càng xa nhau, càng nhớ nhau lại càng phải công tác hăng hái, xung phong, để đóng góp cho thật nhiều thành tích, chóng đưa nước nhà đến thống nhất, chừng đó tha hồ gần gũi, tha hồ yêu ngày, yêu đêm. Chứ xa nhau, nhớ nhau ảnh hưởng đến sự suy giảm tinh thần chiến đấu, thiếu sự vui vẻ hồn nhiên thì nên đấu tranh tư tưởng lại, nên kiểm điểm bản thân. Nếu được tin vợ con hay chồng con có đau yếu, tai nạn thì cứ yên tâm, không cần gì phải lo cả, mọi sự viếng thăm không cần ích bằng trọng tâm công tác của đơn vị. Vợ hay chồng hoặc con mình có sắp chết đi nữa đã có đảng lo, tập thể lo. Sự thương nhớ vợ chồng, con cái không gì cụ thể và tiến bộ bằng chứng minh sự tích cực công tác tại đơn vị. Nó vừa làm đẹp lòng nhau, vừa làm tăng sự tín nhiệm đối với Ðảng v.v...
Thật là lý tưởng hết sức. Thật là cao quý tuyệt vời!
Ngược lại, từ buổi ban đầu đặt tình yêu không đúng chỗ thì sao? Dĩ nhiên Ðảng không thể chấp nhận được. Ðảng sẽ có biện pháp giáo dục và có kỷ luật để thi hành. Nhẹ thì kiểm thảo phê bình, hơn tí nữa là cảnh cáo ghi lý lịch. Còn nặng thì khai trừ, hạ tầng công tác cho đi "giáo dục" v.v... Nhưng thế nào là nhẹ, là vừa vừa, là nặng?
Nhẹ là chỉ mới đặt vấn đề, mới để ý "quạt" đối phương "cơ sở vòng ngoài". Hoặc bị Ðảng phát hiện ở vài tư tưởng "lòi đuôi" nào đó. Vừa vừa là công khai "tâm tình" với nhau, yêu nhau rồi mà giấu diếm Ðảng, không cho Ðảng biết. Hoặc khi Ðảng biết rồi, trả lời rằng không chấp thuận thì anh ta tỏ ý bất mãn, không hài lòng hay vô tình nói một câu có ý trách móc quyết định của Ðảng. Còn nặng thì lén lút "yêu" đại cho đến khi mang bầu, hoặc bị kẻ khác bắt gặp đang "mùi mẫn" với nhau. Hơn nữa, là những tay bất chấp, không coi hình thức bó buộc kỷ luật ra gì như câu thường nói đùa: "phê bình là nói láo, cảnh cáo là nói chơi, khai trừ là trò con nít".
Cũng cần phải nói thêm ở dâu, những đảng viên thường hoặc những đảng viên mà về mặt chính quyền mang cấp bậc từ Trung đội trưởng trở xuuống, thì đảng ủy Trung đoàn hoặc tỉnh ủy đủ quyền hạn quyết định thuận hay không thuận cho phép lập gia đình. Nhưng từ đại đội trở lên, huyện ủy trở lên đều do Cục Chính trị hoặc Quân Ủy và Khu ủy đồng ý, Trung ương Cục quyết định thuận thì mới được tiến hành. Các cấp dưới chỉ là cấp trung gian, chuyển đạt nhận xét của mình để ở trên dựa vào đó phán quyết.
Ta hãy nghe thêm vài sự kiện về "luyến ái" của số cán bộ đảng viên này để biết thực tại của nó ra sao.
Sự kiện thứ nhất là trường hợp của con gái Hai Cà Bí thư đảng ủy khu A, xảy ra 1963. Ông ta có cô con gái "rượu", tuổi mới 18, đưa đến gửi gấm cho học cứu thương rồi công tác ở tại một bệnh xá của khu A. Tại đây có một anh y sĩ, cán bộ mùa thu tập kết về, xuất thân là thợ hớt tóc (thành phần cơ bản đấy!) chịu trách nhiệm về khoa nội. Cô ta được Ban chỉ huy bệnh xá phân công công tác ở khoa này dưới quyền điều khiển của y sĩ nọ. "Lửa gần rơm không trèm thì trụa", ở đây hai cô cậu này không thoát khỏi câu châm ngôn dó. Y sĩ nhà ta tuy xuất thân là thợ hớt tóc, rồi được vào Ðảng, Ðảng cho đổi nghề đi học cứu thương, học y tá. Trước khi về Nam được cho đi học lớp y sĩ nên cái nghề nghiệp ở trong mát tạo cho anh ta cái nước da trắng trẻo dễ coi, gương mặt không đến nỗi "xí" gì cho lắm. Cô nọ lại đang ở cái tuổi thèm yêu, khao khát dục tình nên dù gặp anh y sĩ lớn hơn mình gần gấp đôi số tuổi, có bộ mã dễ coi, lại chưa có vợ, cứ "hát" những câu yêu đương, ân ái mãi cũng đâm ra xiêu lòng.
Câu chuyện đổ bể, chi bộ quân y báo cáo cho Ðảng ủy khu A biết. Hai Cà tức lắm, đòi cô con gái về nhà riêng đập cho một trận, cấm không được yêu nữa. Nhưng cô con gái cứ khăng khăng nhất định yêu cho kỳ được, vì đã lỡ "ấy" với nhau rồi. Hai Cà chết điếng, tức vô tả. Sau đó một ngày, triệu hồi anh y sĩ đến văn phòng hỏi tội, bảo thẳng cho biết là đứng về phương diện gia đình ông ta không chấp nhận. Ðứng về phía Ðảng ông ta cũng không đồng ý. Ông ta hét lên:
- Ðồng chí là thằng không ra gì. Ðảng đã giáo dục, dạy dỗ đồng chí như thế nào mà bây giờ đồng chí lại yêu đương một cách trái cựa vậy. Lập trường giai cấp của đồng chí để đâu?
Thì ra trong lúc quá nóng, Hai Cà nói không cần nghĩ nên mới bị anh y sĩ trả lời cho một câu nổ đom đóm mắt:
- Dạ, báo cáo đồng chí, Ðảng đã dạy rằng tự do luyến ái đúng lập trường giai cấp là yêu những người xuất thân ở giai cấp công nông, thì, trong trường hợp chúng tôi yêu nhau thật là đúng tiêu chuẩn do Ðảng đề ra. Người tôi yêu là con của một cán bộ, trung thành với cách mạng, xuất thân thành phần cơ bản. Chả lẽ con của đồng chí lại thuộc về giai cấp bóc lột, phản động sao?
Hai Cà cứng họng, đuổi anh ta ra và chỉ thị cho Ban Chính trị khai trừ anh y sĩ, hạ tầng công tác, thuyên chuyển công tác cho đi giữ kho muối và xúc tiến biện pháp kiểm thảo giáo dục, cảnh cáo toàn khu A. Trong khi Ban Chính trị thi hành thủ tục thì vợ Hai Cà đến cho hay: "Con gái mình lớn bụng rồi". Hai Cà chết sững. Bà vợ theo năn nỉ mãi, bảo đã lỡ rồi, nếu cứ làm cho nó hả tức thì tội nghiệp cháu ngoại nó không cha, không ai nuôi nó phải cực và danh dự gia đình chẳng còn gì.
Nhờ vậy quyết định vừa gửi đi được thu hồi lại ngay, thay bằng một quyết định khác: "khai trừ ra khỏi đảng sáu tháng, sụt một cấp từ Thiếu úy (C. phó) xuống còn Chuẩn úy (B trưởng) ghi lý lịch về tội "vô kỷ luật không chấp hành mệnh lệnh Ðảng" chứ không phải là tội dâm ô, vô kỷ luật, phản giai cấp, làm "hoen ố danh dự của Ðảng" như trước đây. Dưới quyết định vẫn kèm theo một câu: "cho phép làm lễ tuyên hôn nhưng phải thi hành kỷ luật trước, trong phạm vi nội bộ".
Trường hợp trên đây là trường hợp của đảng viên, lại là cán bộ mùa thu được tập kết ra Bắc rồi trở về Nam công tác, cảnh cáo lý lịch cũng chỉ vì yêu. Thì như vậy, ai có thể nghe được "khuyết điểm và quan hệ nam nữ, về tình ái chỉ là một khuyết điểm thuộc sinh hoạt "râu ria không đáng kể". Dĩ nhiên, đó chỉ là một lập luận được đẻ ra sau những vụ hôn nhân của các lãnh tụ, cán bộ cao cấp của Ðảng, nhằm bảo vệ uy tín Ðảng và cá nhân lãnh tụ.
Ðối với quần chúng ngoài Ðảng, những hình ảnh thông thường nhất ở tất cả đơn vị, cơ quan và các nơi được gọi là vùng giải phóng là việc ngồi nghe kiểm thảo ngay lưng "vì quan hệ nam nữ không đứng đắn" vì Ðảng không cho phép yêu, hay ngược lạị Cái cảnh dòm ngó, lén lút theo dõi, rình bắt những cuộc nói chuyện tay đôi ở chỗ vắng người như là một thói quen, một sinh hoạt cần thiết mà Ðảng giáo dục cho mọi người.
Bất kỳ một ai muốn yêu phải được phép của "tổ chức" dù là đảng viên, đoàn viên hay quần chúng cũng vậỵ Ái tình chỉ huy là thế. Nếu kể từ trường hợp, với những nét khác nhau của nó thì không sao kể xiết. Không một mối tình nào không được tạo bằng nước mắt.
Ở một trường hợp thông thường, như giữa hai quần chúng nam nữ yêu nhau, báo cáo lên tổ chức, tổ chức bảo rằng:
- Ðồng chí nữ có tác phong tiểu tư sản, công tác không tích cực và nhiều cá tính xấu, tổ chức không bằng lòng cho đồng chí xây dựng hôn nhân.
Hoặc:
- Ðồng chí nam kia tuy là thành phần cơ bản nhưng lập trường Cách mạng, lập trường giai cấp không vững, có tư tưởng cầu an, đôi lúc tỏ ra vô kỷ luật, vì vậy tổ chức xét trường hợp của hai đồng chí thấy không được. Nếu đồng chí lấy đồng chí nam kia, đồng chí không tiến bộ được.
Rồi những hình thức từ chối khác như:
- Tình hình hiện tại, tất cả toàn dân toàn quân tập trung nỗ lực vào chiến đấu chống kẻ thù. Ai ai cũng gác mọi chuyện riêng tư, tình cảm ích kỷ cá nhân ra, tại sao hai đồng chí lo tính chuyện hạnh phúc cá nhân, tình yêu đôi lứa? Tuổi của các đồng chí còn trẻ quá mà! Mới hai mươi ngoài việc chi đã vội?
Hay:
- Chiến trường ta đang chiến đấu là chiến trường du kích gian khổ khó khăn. Ðảng yêu cầu các đồng chí dẹp chuyện yêu đương, hôn nhân lại vì yêu phải lấy nhau, rồi sinh con đẻ cái, điều đó làm nặng nề thêm cho tổ chức. Cái chính là làm suy giảm tinh thần chiến đấu của các đồng chí. Các đồng chí không tiến bộ nổi. Chiến đấu mà còn nghĩ tới vợ con, chồng con thì chiến đấu nỗi gì?
Hoặc:
- Các đồng chí thấy đó, toàn miền Bắc đang phát động phong trào ba khoan, phong trào ba sẵn sàng thì tại sao ở tuyến dầu của Tổ quốc, các đồng chí còn có thể yêu nhau được chứ?
Dĩ nhiên đám nam nữ thanh niên họ bất mãn, thắc mắc. Càng bất mãn hơn khi thấy cán bộ mùa thu thì luôn luôn "quạt" đầu này, "tấn công tình cảm" đầu kia, "theo em" nơi nọ. Nhất là những nhân vật trong Ban chỉ huy đơn vị và cấp ủy Ðảng của đơn vị. Họ dàm làm thế là vì Quân ủy Miền đã có chỉ thị cho các cấp phải tích cực giúp đỡ, lo "kiếm vợ" cho những "cán bộ mùa thu" lớn tuổi còn độc thân.
Là Ban Chỉ huy, là cấp ủy của đơn vị tức người có quyền nhất ở đơn vị thì làm sao các cán bộ thường, chiến sĩ có quyền ngăn cản được? Cho nên dựa vào chủ trương của Quân ủy, lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình cũng như lợi dụng mấy cậu thanh niên "choai choai" bị cấm chỉ "quạt". Ban Chỉ huy, cấp ủy tha hồ dùng đủ mọi cách để lấy cho kỳ được các cô đẹp nhất, trẻ nhất đáng tuổi con cháu, có mặt tại đơn vị mình hay ở tại các đơn vị bạn, dưới sự ủng hộ tích cực của các Thủ trưởng và cấp ủy đơn vị. Nếu địa vị, danh vọng, lợi lộc không mua chuộc được lòng của các cô gái trẻ tuổi, mới lớn lên đang độ thèm... hơi hướng con trai, (nhưng con trai chịu bất lực) thì áp dụng biện pháp "quân sự". Khi toàn Ban Chỉ huy, toàn cấp ủy tán trợ, còn ai kêu ca vào đâu được. "Thành đã bị phá", mọi việc đã rồi thì cô gái đành cắn răng cam chịu mà thôi.
Mâu thuẫn trong phạm vi hưởng "quyền lợi tình ái", ở mọi cơ quan, đơn vị ngày càng lớn lên thêm giữa chỉ huy và lính, giữa cán bộ và chiến sĩ, giữa cấp ủy và đảng viên, giữa đảng viên và quần chúng.
Nhiều cậu thanh niên không nhịn được, nổi nóng hỏi anh Chỉ huy, hỏi cấp ủy tại sao có sự vô lý, bất công đó. Người ta giải thích rằng:
- Những cán bộ mùa thu họ đã hy sinh suốt cả quãng đời niên thiếu, mấy chục năm liền của mình cho Cách mạng, cho nhân dân. Vì lẽ đó, họ chưa lập gia đình. Ðảng có bổn phận phải lo hạnh phúc cho họ và an ủi họ. Tại sao họ già mà lấy mấy cô gái trẻ, nhỏ bằng nửa tuổi họ hả? Có gì đâu, tại hai người thoả thuận lấy nhau mà! Tự do luyến ái mà! Và dù họ có dùng hình thức này hay hình thức nọ để lung lạc đi nữa, thì các đồng chí xem trên quan điểm cách mạng, chẳng có gì đáng trách cả. Vì nhân dân, vì cách mạng tạo nên cái già thì cái già đó đâu thể gọi già. Quãng đời làm cách mạng, hy sinh cho đất nước phải trừ ra. Giả dụ như đồng chí A năm nay bốn mươi tuổi, tham gia cách mạng từ 1945 đến nay, vị chi là hai mươi hai năm. Trừ hai mươi hai năm làm cách mạng ra, đồng chí A năm nay xem như 18 tuổi thì đồng chí nữ kia năm nay 18, tức là hau người bằng tuổi nhau. Thanh niên 18 cưới thanh nữ 18 mà các đồng chí bất mãn cho là chênh lệch, không xứng đôi hả? Tư tưởng của các đồng chí thật là phi cách mạng, phi nhân dân, sai lầm vô cùng. Những đồng chí thanh nữ cũng phải thấy như thế mới là người tiến bộ, lập trường cách mạng vững vàng, tư tưởng xác đáng. Chẳng những vậy, các đồng chí nữ càng phải yêu hơn, tha thiết hơn, say mê 22 năm cách mạng đáng tôn thờ đó. Ðó là lập trường là lý luận của Ðảng đó! Nếu không vì cách mạng, năm ngoài 20 tuổi họ vẫn có vợ, có gia đình như bao nhiêu thanh niên khác.
Quả là lý luận cách mạng "tuyệt vời"! Thế mà các cậu thanh niên lại cho là kỳ quái, nhạo báng rùm beng, cười mỉa mai, nhức cả đầu cán bộ cấp ủy. Hành động đó sẽ dẫn đến kiểm thảo, cảnh cáo rồi khai trừ không sao tránh được. Không khí đã căng thẳng, giờ lại càng căng thẳng hơn.
Ðể đáp lại chủ trương và lập luận kể trên, ở tại các đơn vị R, thuộc các khu A, B, C, E, H, vùng rừng núi, đám nam nữ thanh niên kể từ giữa năm 1966 đâm ra liều mạng, thà chịu cảnh cáo, khai trừ mà được yêu, thoả mãn nhu cầu của tuổi trẻ. Họ cũng dùng lối "tốc chiến tốc thắng", "bao vây, thọc sâu, chia cắt", "công kiên chiến", "cường tập" v.v... Mỗi khi đưa ra kiểm thảo, cảnh cáo, họ làm ra vẻ hối hận, ăn năn, đau khổ vì lỗi lầm của mình trước buổi họp của toàn đơn vị như sau:
- Thưa các đồng chí, chúng tôi thành khẩn nhận khuyết điểm trước Ðảng, trước các đồng chí. Vì một phút nông nỗi, quên lời giáo dục của Ðảng, chúng tôi đã làm giảm phẩm chất cao quí mà tập thể đã nâng đỡ, rèn luyện cho bấy lâu naỵ Dù Ðảng bảo rằng "khuyết điểm về quan hệ nam nữ", về luyến ái chỉ là khuyết điểm sinh hoạt "râu ria", "không căn bản", nhưng chúng tôi nhận thấy đó là một lỗi lầm hệ trọng, biểu hiện tư tưởng dâm ô, vô kỷ luật, vô luân lý, ảnh hưởng tư tưởng phản động, lạc hậu của đế quốc phong kiến. Trước mặt các đồng chí hôm nay, tôi xin thay mặt cho hai đứa chúng tôi nhận khuyết điểm, hối hận, ăn năn thành khẩn hứa trước các đồng chí rằng từ nay chúng tôi quyết tâm sửa chữa không dám tái phạm. Chúng tôi xin cam chịu và nhận lãnh mọi biện pháp kỷ luật của Ðảng và tổ chức, không dám oán thán điều gì, vì chúng tôi nhận thấy được lỗi lầm của mình. Trước tiên, tôi xin thành thật báo cáo trước các đồng chí tuần tự diễn biến của sự kiện từ lúc đầu cho đến bây giờ. Sau đó xin phân tích khuyết điểm, nhận xét dựa theo bản tự kiểm của chúng tôi. ............... Như vậy, chúng tôi đã coi thường kỷ luật đảng, coi thường tập thể, có những hành động dâm ô, đã hủy hoại sinh mạng chính trị của riêng mình, đã mất lập trường giai cấp, lập trường cách mạng, đã xa rời tập thể, mất đạo đức, xấu xa để đến nỗi bây giờ đã có thai hai tháng. Chúng tôi hối hận vô cùng. Giờ trước sự thể xảy ra chỉ biết xin Ðảng thương, cho phép chúng tôi lấy nhau để cái thai kia được chăm sóc, và chúng tôi xin làm tròn bổn phận cha mẹ đối với con. Và từ nay về sau, hai chúng tôi xin thành khẩn hứa với các đồng chí không dám phạm phải khuyết điểm sai lầm này nữa.
Một tràng cười nổi lên trong cuộc họp, và có giọng nói át đi, hét lớn lên:
- Hai đồng chí đặt Ðảng, đặt tổ chức trước sự đã rồi. Dù có thi hành biện pháp kỷ luật nào thì các đồng chí cũng đã ăn nằm với nhau, đã lấy nhau rồi. Thành khẩn gì? Thành khẩn hứa không phạm khuyết điểm lần nữa khi hai người đã thành vợ chồng, đã lấy nhau? Các đồng chí thoả mãn rồi, còn phạm gì nữa chớ. Thật là ngụy biện, khó nghe, qua mặt Ðảng, qua mặt tổ chức, như là một trò đùa, đồng chí xem Ðảng là con nít hả?
Tất cả những điều trên đây chứng tỏ cho mọi người biết "khuyết điểm về quan hệ nam nữ, về luyến ái chỉ là khuyết điểm thuộc về sinh hoạt râu ria, không căn bản" không còn đúng nữạ Và "Tân luyến ái quan" của Mao Trạch Ðông, chủ trương tự do kết hôn của Ðảng chỉ là một quyển sách và một danh từ dùng để trang trí, làm đẹp cho hình thức bề ngoài của chế độ.
Có lẽ đứng ở một góc nhìn vào đó, người ta cho rằng tình yeu mà có nước mắt, có đau khổ mới đáng được gọi là yêu chăng? Trong công tác, trong cách mạng, đối với Ðảng, đối với dân đều cần phải có sự thử thách để chứng minh lòng trung thành tuyệt đối thì tại sao ở phạm vi luyến ái không cần sự thử thách bằng nước mắt?
Kết Luận
Ðảng VC từ ngày thành lập chỉ là một đảng cướp với lý lẽ tuyên truyền láo khoét và đạo đức giả lừa gạt đồng bào.
Từ những tên chóp bu như Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ, Hà Huy Giáp, Trần Văn Trà, Võ Nguyên Giáp,... cũng như bọn đảng viên cao cấp trong Ðảng VC toàn là một bọn ma giáo đểu cáng và dùng bạo lực như các lãnh chúa thời Trung Cổ để chiếm đoạt gái đẹp núp dưới những chiêu bài vì cách mạng, vì nhân dân, vì tổ quốc. Theo thời gian, bộ mặt chúng đã bị phơi bầy. Chúng chỉ là những tên cướp sát nhân với tư cách đê tiện nhất.
Ðảng VC là 1 bất hạnh cho quê hương chúng ta. Chúng đã reo rắc bao lầm than, thống khổ cho dân tộc VN. Ðã đến lúc chúng ta, già cũng như trẻ, tất cả mọi người hãy đồng tâm đoàn kết giải thể chế độ độc tài, đảng trị này. Ðể chúng ta sẽ có một ngày về.
Một ngày về vinh quang, đoàn tụ trê quê hương yêu dấu.
----------------------------------
(*) R - căn cứ mật của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, tổ chức bù nhìn do Hà Nội dựng nên để bịp dư luận thế giới. Căn cứ nầy nằm dọc theo biên giới Việt Miên.
Oh dear à...ngừ đọc là Tám hà ...Và họ request audio chứ hủng phải là sách đọc...em đang dl và up load cho họ...Về R , tựa sách có lẽ giống như về bưng biền á..em đoán vậy.
Comment