Mỗi ngày ông Phúc đều đến bệnh viện để nhận các bào thai bị nạo phá, đem về chôn cất tại nghĩa trang. Đồng thời người đàn ông này còn cưu mang hàng chục cô gái trẻ mang thai ngoài ý muốn cùng những đứa trẻ mồ côi trong ngôi nhà của mình.
Ba Phúc - cái tên thân thương mà hàng chục em nhỏ mồ côi trong trung tâm Phước Phúc (thành phố Nha Trang) vẫn thường gọi người thợ xây Tống Phước Phúc. Đã hơn 10 năm nay, có những lúc tưởng chừng bệnh tật khiến người đàn ông này không đủ sức lực để chăm lo cho những đứa trẻ mồ côi và hàng nghìn ngôi mộ của các hài nhi. Thế nhưng ông vẫn làm, vẫn cố gắng từng ngày bằng tất cả tình yêu thương mà ông có.
Ông Phúc - người cha nuôi của chục em bé mồ côi ở Nha Trang.
Đời này làm gì có ai tốt hơn thế!
Khi chúng tôi đến, ông Phúc cũng vừa tất bật trở về từ nhà thiếu nhi thành phố để chuẩn bị chương trình giao lưu cho các trẻ em mồ côi. Mấy hôm nay căn bệnh thấp khớp lại khiến ông đi đứng khó khăn, người đàn ông đen nhẻm, mái đầu đã chi chít những sợi tóc bạc, ngồi nghĩ ngợi ngay thềm nhà và trầm ngâm nhớ lại những ngày đầu vất vả.
Những ngày đầu làm công việc thiện nguyện, ông Phúc đã gặp không ít khó khăn.
"Cách đây gần 20 năm, có một lần chú vào bệnh viện tỉnh, tình cờ thấy cảnh một thai nhi bị bỏ rơi bên gốc cây, tuy không được chôn cất đàng hoàng nhưng xung quanh nhang khói nghi ngút. Đắn đo một lúc rồi chú đem thai nhi ấy về chôn cất. Sau lần đó chú suy nghĩ rất nhiều về các sinh linh, dù thế nào chúng cũng là một con người, nếu không được sống thì chết cũng nên có một nấm mồ cho đàng hoàng".
Dù rất muốn làm điều gì đó cho các thai nhi bị bỏ rơi, thế nhưng điều kiện kinh tế của vợ chồng ông Phúc thời bấy giờ không đủ để có thể xây dựng phần mộ cho tất cả các thai nhi trong bệnh viện. Mãi cho đến tháng 7/2004, sau khi dành dụm được một khoản tiền nhỏ mua mảnh đất trên núi Hòn Thơm (thành phố Nha Trang), ông Phúc mới bắt đầu nhận hài nhi từ các bệnh viện trong thành phố đem về chôn cất.
Năm 2004, ông Phúc đã lập một nghĩa trang dành riêng cho các thai nhi trên núi Hòn Thơm (Nha Trang).
Chỉ trong một thời gian ngắn đã có hàng nghìn ngôi mộ được xây lên. Thế nhưng càng chôn, ông Phúc càng thấy các cháu chết nhiều quá, rồi ông nghĩ sao mình không tìm cách cứu các em bé khi vẫn còn trong bụng mẹ. Những người mẹ không phải không muốn giữ con, nhưng vì điều kiện kinh tế hay sợ tai tiếng gia đình nên đành nạo phá thai. Vì vậy ông đã quyết định tìm giúp những cô gái mang thai ngoài ý muốn.
Khi số mộ ngày càng tăng, ông Phúc đã suy nghĩ đến việc cứu các trẻ từ trong bụng mẹ.
Ban đầu vợ chú tỏ ra khó chịu khi chú giúp đỡ các cô bầu. Nhưng chú giải thích rõ với vợ rằng chú chỉ giúp cho các em bé trong bụng mẹ, giúp các con có cơ hội được sống, chứ không phải giúp những cô gái ấy. Thế nên vợ chú đã ủng hộ việc chú làm.
Ông tìm giúp các cô gái lầm lỡ mang thai ngoài ý muốn để ngăn chặn việc họ nạo phá thai, khiến các em bé không có cơ hội được sống.
Ông Phúc nhớ lại: "Chú vẫn nhớ như in những ngày đầu một mình cuốc đất xây từng nấm mộ cho các con, trưa đến tranh thủ ăn vội gói mỳ tôm rồi lại tiếp tục xây. Chú làm bằng tình thương của chú với các thai nhi thế nhưng người dân lại không nghĩ như vậy, họ bảo làm gì có người nào tốt như thế!".
Nhiều người đồn rằng ông Phúc nuôi các cô bầu để lấy em bé bán sang Trung Quốc. Có người bảo rằng ông chính là tác giả của các bào thai ấy nên đứng ra nuôi. Hoặc có tổ chức nào đó đứng phía sau ông để làm những chuyện phi pháp. Những lời đồn ngày càng nhiều khiến chính quyền thành phố Nha Trang cũng bắt đầu vào cuộc.
Tháng 10.2006, UBND thành phố Nha Trang ra quyết định cưỡng chế buộc ông Phúc dừng các hoạt động xây mộ trên núi Hòn Thơm. Đứng trước nguy cơ phải dừng việc xây mộ cho các thai nhi, ông Phúc chỉ còn biết cầu trời.
Phép màu xuất hiện khi Nguyên Chủ tịch nước gửi thư ngợi khen
"Ba ngày sau khi có quyết định cưỡng chế, trên trung ương gọi điện thoại cho chú báo là Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết biết đến công việc mà chú đang làm và rất cảm kích tấm lòng của chú, vì vậy ông đã gửi một lá thư để khuyến khích chú tiếp tục duy trì công việc ấy. Chú hạnh phúc không lời nào tả được" - ông Phúc kể lại.
Ông hạnh phúc khi được Chủ tịch nước ngợi khen.
Vài ngày sau, đại diện UBND thành phố Nha Trang đến gặp trực tiếp ông Phúc để trao cho ông lá thư của Nguyên Chủ tịch nước. Thư có đoạn: "Tôi xúc động được biết trong hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn của một người làm nghề thợ xây, nhưng vợ chồng anh từ đầu năm 2004 đến nay đã đùm bọc, nuôi dưỡng tới 24 lượt trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và những bà mẹ lỡ lầm... Anh, chị đang làm những việc nhân nghĩa, quên mình vì người khác, không những là nơi nương tựa cho những mảnh đời bất hạnh, mà hơn thế còn là tấm gương cao đẹp của danh dự và nhân phẩm. Việc làm của anh, chị, cùng với rất nhiều việc làm tình nghĩa khác trong cộng đồng vẫn đang nảy nở, sẽ như hoa thơm diệt trừ cỏ dại để hướng đến chân, thiện, mỹ...".
Kể từ đó trung tâm bảo trợ xã hội của ông Phúc được chính quyền công nhận, được người dân tin tưởng và đóng góp nhiều hơn, giúp cho nhiều hoàn cảnh khó khăn.
Thời gian gần đây, nghĩa trang hài nhi trên núi Hòn Thơm không còn đủ diện tích để xây thêm mộ nên ông Phúc mua mảnh đất rộng 11.000 m2 tại xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) với giá 45 triệu đồng để lập nghĩa trang hài nhi thứ 2.
Khu nghĩa trang thứ 2 được xây dựng tại xã Diên Lâm cách Nha Trang khoảng 20km.
Hài nhi xấu số được ông mang về khâm liệm, rửa sạch sẽ và để trong chiếc hũ sành có ghi tên và ngày tháng mất.
Sau đó được đem chôn tại các phần mộ đã chuẩn bị sẵn.
Nghĩa trang được phân chia làm hai kiểu. Trong ảnh là mộ do cha mẹ của hài nhi nhờ ông Phúc xây.
Còn lại các ô chôn cất đều được lấp đất, phủ xi măng và sơn thành các màu để tạo độ thẩm mỹ. Trên bia mộ, các hài nhi đều được ông Phúc đặt tên theo Thánh và đánh số thứ tự.
Anh Ngọc (30 tuổi) - cháu của ông Phúc là người thường xuyên túc trực ở nghĩa trang để thay ông chăm lo các phần mộ.
Tại trung tâm bảo trợ xã hội của ông Phúc, các bà mẹ đơn thân nếu không đủ điều kiện kinh tế chăm sóc cho các em, thì ông Phúc sẽ nuôi dạy. Điều đặc biệt là tất cả các bé trai trong trung tâm đều có tên là Vinh, còn bé gái thì tên là Tâm. "Các con đều có tên giống nhau, nhưng khác nhau tên đệm, chú sẽ lấy tên của mẹ nó để làm tên đệm, để 10 năm 20 năm sau mẹ chúng quay lại tìm thì vẫn có thể tìm ra con của mình" - ông Phúc tâm sự.
Các em được đi học đầy đủ.
Chăm lo các bữa ăn hàng ngày cho những đứa trẻ.
Tuổi cũng không còn trẻ, sức cũng không còn khỏe thế nhưng chưa ngày nào ông Phúc cho phép mình nghỉ ngơi. Hàng ngày vẫn có những người phụ nữ lầm lỡ tìm đến ông để cầu mong sự giúp đỡ, vẫn có những sinh linh bị nạo phá cần có một nấm mồ êm ấm và họ vẫn cần ông. Dẫu biết tương lai sẽ còn nhiều khó khăn, nhưng ông vẫn bình thản, ông nói: "Chú tin rằng miễn mình làm việc tốt thì sẽ luôn gặp nhiều điều may mắn".
Ông Phúc vui vẻ bên cạnh những đứa trẻ mồ côi mà mình đã bao bọc, nuôi dưỡng
Theo Toàn Nguyễn / Trí Thức Trẻ
Ba Phúc - cái tên thân thương mà hàng chục em nhỏ mồ côi trong trung tâm Phước Phúc (thành phố Nha Trang) vẫn thường gọi người thợ xây Tống Phước Phúc. Đã hơn 10 năm nay, có những lúc tưởng chừng bệnh tật khiến người đàn ông này không đủ sức lực để chăm lo cho những đứa trẻ mồ côi và hàng nghìn ngôi mộ của các hài nhi. Thế nhưng ông vẫn làm, vẫn cố gắng từng ngày bằng tất cả tình yêu thương mà ông có.
Ông Phúc - người cha nuôi của chục em bé mồ côi ở Nha Trang.
Đời này làm gì có ai tốt hơn thế!
Khi chúng tôi đến, ông Phúc cũng vừa tất bật trở về từ nhà thiếu nhi thành phố để chuẩn bị chương trình giao lưu cho các trẻ em mồ côi. Mấy hôm nay căn bệnh thấp khớp lại khiến ông đi đứng khó khăn, người đàn ông đen nhẻm, mái đầu đã chi chít những sợi tóc bạc, ngồi nghĩ ngợi ngay thềm nhà và trầm ngâm nhớ lại những ngày đầu vất vả.
Những ngày đầu làm công việc thiện nguyện, ông Phúc đã gặp không ít khó khăn.
"Cách đây gần 20 năm, có một lần chú vào bệnh viện tỉnh, tình cờ thấy cảnh một thai nhi bị bỏ rơi bên gốc cây, tuy không được chôn cất đàng hoàng nhưng xung quanh nhang khói nghi ngút. Đắn đo một lúc rồi chú đem thai nhi ấy về chôn cất. Sau lần đó chú suy nghĩ rất nhiều về các sinh linh, dù thế nào chúng cũng là một con người, nếu không được sống thì chết cũng nên có một nấm mồ cho đàng hoàng".
Dù rất muốn làm điều gì đó cho các thai nhi bị bỏ rơi, thế nhưng điều kiện kinh tế của vợ chồng ông Phúc thời bấy giờ không đủ để có thể xây dựng phần mộ cho tất cả các thai nhi trong bệnh viện. Mãi cho đến tháng 7/2004, sau khi dành dụm được một khoản tiền nhỏ mua mảnh đất trên núi Hòn Thơm (thành phố Nha Trang), ông Phúc mới bắt đầu nhận hài nhi từ các bệnh viện trong thành phố đem về chôn cất.
Năm 2004, ông Phúc đã lập một nghĩa trang dành riêng cho các thai nhi trên núi Hòn Thơm (Nha Trang).
Chỉ trong một thời gian ngắn đã có hàng nghìn ngôi mộ được xây lên. Thế nhưng càng chôn, ông Phúc càng thấy các cháu chết nhiều quá, rồi ông nghĩ sao mình không tìm cách cứu các em bé khi vẫn còn trong bụng mẹ. Những người mẹ không phải không muốn giữ con, nhưng vì điều kiện kinh tế hay sợ tai tiếng gia đình nên đành nạo phá thai. Vì vậy ông đã quyết định tìm giúp những cô gái mang thai ngoài ý muốn.
Khi số mộ ngày càng tăng, ông Phúc đã suy nghĩ đến việc cứu các trẻ từ trong bụng mẹ.
Ban đầu vợ chú tỏ ra khó chịu khi chú giúp đỡ các cô bầu. Nhưng chú giải thích rõ với vợ rằng chú chỉ giúp cho các em bé trong bụng mẹ, giúp các con có cơ hội được sống, chứ không phải giúp những cô gái ấy. Thế nên vợ chú đã ủng hộ việc chú làm.
Ông tìm giúp các cô gái lầm lỡ mang thai ngoài ý muốn để ngăn chặn việc họ nạo phá thai, khiến các em bé không có cơ hội được sống.
Ông Phúc nhớ lại: "Chú vẫn nhớ như in những ngày đầu một mình cuốc đất xây từng nấm mộ cho các con, trưa đến tranh thủ ăn vội gói mỳ tôm rồi lại tiếp tục xây. Chú làm bằng tình thương của chú với các thai nhi thế nhưng người dân lại không nghĩ như vậy, họ bảo làm gì có người nào tốt như thế!".
Nhiều người đồn rằng ông Phúc nuôi các cô bầu để lấy em bé bán sang Trung Quốc. Có người bảo rằng ông chính là tác giả của các bào thai ấy nên đứng ra nuôi. Hoặc có tổ chức nào đó đứng phía sau ông để làm những chuyện phi pháp. Những lời đồn ngày càng nhiều khiến chính quyền thành phố Nha Trang cũng bắt đầu vào cuộc.
Tháng 10.2006, UBND thành phố Nha Trang ra quyết định cưỡng chế buộc ông Phúc dừng các hoạt động xây mộ trên núi Hòn Thơm. Đứng trước nguy cơ phải dừng việc xây mộ cho các thai nhi, ông Phúc chỉ còn biết cầu trời.
Phép màu xuất hiện khi Nguyên Chủ tịch nước gửi thư ngợi khen
"Ba ngày sau khi có quyết định cưỡng chế, trên trung ương gọi điện thoại cho chú báo là Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết biết đến công việc mà chú đang làm và rất cảm kích tấm lòng của chú, vì vậy ông đã gửi một lá thư để khuyến khích chú tiếp tục duy trì công việc ấy. Chú hạnh phúc không lời nào tả được" - ông Phúc kể lại.
Ông hạnh phúc khi được Chủ tịch nước ngợi khen.
Vài ngày sau, đại diện UBND thành phố Nha Trang đến gặp trực tiếp ông Phúc để trao cho ông lá thư của Nguyên Chủ tịch nước. Thư có đoạn: "Tôi xúc động được biết trong hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn của một người làm nghề thợ xây, nhưng vợ chồng anh từ đầu năm 2004 đến nay đã đùm bọc, nuôi dưỡng tới 24 lượt trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và những bà mẹ lỡ lầm... Anh, chị đang làm những việc nhân nghĩa, quên mình vì người khác, không những là nơi nương tựa cho những mảnh đời bất hạnh, mà hơn thế còn là tấm gương cao đẹp của danh dự và nhân phẩm. Việc làm của anh, chị, cùng với rất nhiều việc làm tình nghĩa khác trong cộng đồng vẫn đang nảy nở, sẽ như hoa thơm diệt trừ cỏ dại để hướng đến chân, thiện, mỹ...".
Kể từ đó trung tâm bảo trợ xã hội của ông Phúc được chính quyền công nhận, được người dân tin tưởng và đóng góp nhiều hơn, giúp cho nhiều hoàn cảnh khó khăn.
Thời gian gần đây, nghĩa trang hài nhi trên núi Hòn Thơm không còn đủ diện tích để xây thêm mộ nên ông Phúc mua mảnh đất rộng 11.000 m2 tại xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) với giá 45 triệu đồng để lập nghĩa trang hài nhi thứ 2.
Khu nghĩa trang thứ 2 được xây dựng tại xã Diên Lâm cách Nha Trang khoảng 20km.
Hài nhi xấu số được ông mang về khâm liệm, rửa sạch sẽ và để trong chiếc hũ sành có ghi tên và ngày tháng mất.
Sau đó được đem chôn tại các phần mộ đã chuẩn bị sẵn.
Nghĩa trang được phân chia làm hai kiểu. Trong ảnh là mộ do cha mẹ của hài nhi nhờ ông Phúc xây.
Còn lại các ô chôn cất đều được lấp đất, phủ xi măng và sơn thành các màu để tạo độ thẩm mỹ. Trên bia mộ, các hài nhi đều được ông Phúc đặt tên theo Thánh và đánh số thứ tự.
Anh Ngọc (30 tuổi) - cháu của ông Phúc là người thường xuyên túc trực ở nghĩa trang để thay ông chăm lo các phần mộ.
Tại trung tâm bảo trợ xã hội của ông Phúc, các bà mẹ đơn thân nếu không đủ điều kiện kinh tế chăm sóc cho các em, thì ông Phúc sẽ nuôi dạy. Điều đặc biệt là tất cả các bé trai trong trung tâm đều có tên là Vinh, còn bé gái thì tên là Tâm. "Các con đều có tên giống nhau, nhưng khác nhau tên đệm, chú sẽ lấy tên của mẹ nó để làm tên đệm, để 10 năm 20 năm sau mẹ chúng quay lại tìm thì vẫn có thể tìm ra con của mình" - ông Phúc tâm sự.
Các em được đi học đầy đủ.
Chăm lo các bữa ăn hàng ngày cho những đứa trẻ.
Tuổi cũng không còn trẻ, sức cũng không còn khỏe thế nhưng chưa ngày nào ông Phúc cho phép mình nghỉ ngơi. Hàng ngày vẫn có những người phụ nữ lầm lỡ tìm đến ông để cầu mong sự giúp đỡ, vẫn có những sinh linh bị nạo phá cần có một nấm mồ êm ấm và họ vẫn cần ông. Dẫu biết tương lai sẽ còn nhiều khó khăn, nhưng ông vẫn bình thản, ông nói: "Chú tin rằng miễn mình làm việc tốt thì sẽ luôn gặp nhiều điều may mắn".
Ông Phúc vui vẻ bên cạnh những đứa trẻ mồ côi mà mình đã bao bọc, nuôi dưỡng
Theo Toàn Nguyễn / Trí Thức Trẻ