Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

MừNg NgÀy QuÂn LựC VNCH 19/6

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • MừNg NgÀy QuÂn LựC VNCH 19/6


    MừNg NgÀy QuÂn LựC VNCH 19/6









    Tiếng Hát Hậu Phương June 07 2016















  • #2


    Một ít Tâm tình ngày Quân lực VNCH



    (NSVN) Nói đến những ngày lễ niệm, người ta thường nghĩ đến những vị anh hùng dân tộc, những hy sinh xương máu trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Nhưng với ngày mười chín tháng sáu, mọi người không chỉ nhớ đến một kỷ niệm hay một anh hùng dựng nước, giữ nước mà tưởng niệm cả một quân đội anh dũng đã dâng hiến tất cả tâm hồn và xương máu trong công cuộc bảo vệ Tổ Quốc trước sự xâm lăng của cả một khối Cộng Sản Quốc tế…


    Nhân ngày quân lực VNCH (19-6), chúng tôi muốn dâng trọn tâm tình để nhớ đến một số anh hùng cận đại nhất, đã hy sinh đi đền nợ nước như Hoàng cơ Minh, Nguyễn khoa Nam, Lê văn Hưng, Hồ ngọc Cẩn ,v,v. Chắc chắn những tên tuổi này không xa lạ gì trong lòng tất cả nhân dân Việt Nam, nhất là đối với những tâm hồn còn nghĩ đến quốc gia dân tộc. Những vị anh hùng nêu trên và tất cả chiến hữu của họ đã hy sinh oanh liệt trong công cuộc “Bảo quốc An dân”. Xương máu họ đã hãnh diện được dùng để tô đậm những trang sử cũ và viết lên một trang sử mới hào hùng, sáng ngời trong giai đoạn đen tối nhất của lịch sử và cũng là một di sản tinh thần, niềm tự hào cho dân tộc trong hiện tại và mai sau… Nhắc đến quân lực VNCH, không ai có thể quên được những trận địa hãi hùng Charlie, Dakto, Đồng Xoài, Bình Giả, Trị Thiên, An Lộc ,v,v, với bao nhiêu xương máu đã hy sinh …Cái chết của những chiến sỹ VNCH không những là một ngọn đuốc thiêng soi sáng cho những người còn đang miệt mài bước theo dấu chân chính nghĩa mà còn soi sáng cho toàn thể nhân dân Việt Nam trong hoàn cảnh đấu tranh hiện tại. Nhắc đến những chiến sỹ đã ra đi, không khỏi khiến cho những tâm hồn còn tha thiết đến quê hương nghiêng mình ngưỡng phục mà cúi đầu tự vấn lại chính mình…Sinh ra trên cõi đời, mỗi người đều có những trách nhiệm phải chu toàn. Đó là những trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và tổ quốc. Dưới con mắt của tất cả những người Việt Nam yêu tự do thì người chiến sỹ VNCH đã chu toàn những trách nhiệm ấy trước lịch sử. Tuy rằng cuộc chiến đã bị thất bại trên bàn cờ quốc tế…



    Tưởng nhớ đến tất cả những chiến sỹ VNCH đã sinh, chúng tôi không thể không tự hỏi, mình đã làm được gì cho quê hương trong cơn khổ nạn này và bồi đắp được những gì trong cái gia sản bất khuất, hào hùng của tiền nhân để lại?… Đã gần ba mươi năm qua, một thời gian đủ cho một thế hệ sinh ra và trưởng thành. Người lính trẻ nhất năm xưa, ngày nay tóc cũng đã điểm sương… Tuy thời gian làm thay đổi tất cả. Nhưng tâm hồn, ý chí và tình yêu của họ vẫn nguyên vẹn như ngày nào vì cuộc chiến cho chính nghĩa dân tộc vẫn còn dang dở…

    Tuy hoàn cảnh đã thay đổi, ngày nay cuộc chiến không chỉ dành riêng những chiến sỹ VNCH còn sống sót, mà đang được nối tiếp nơi quảng đại quần chúng với nhiều thế hệ con, em cho đến ngày tự do dân chủ thực sự phải được trở lại trên quê hương, những chữ “Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm” muôn đời bất diệt trong tâm hồn của những người lính VNCH chân chính…


    Hôm nay, những người chiến sỹ còn lại của năm xưa đã và đang cùng toàn dân nêu cao chính nghĩa của giống nòi trong mọi lãnh vực, mọi mặt trận đấu tranh với niềm tự hào của dân tộc. Niềm tự hào đó chính là sự kết tinh của tiền nhân và tất cả những tâm huyết của toàn dân trong hiện tại và đặc biệt là những người con yêu của Tổ Quốc đang miệt mài đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho quê hương… Sự chiến đấu hào hùng của những chiến sỹ VNCH đã nghiễm nhiên đi vào lịch sử dân tộc mộït cách oai hùng, vĩnh cửu. Do đó, không thể vì bất cứ lý do gì mà dung túng cho tất cả những thành phần phản trắc đi ngược lại chính nghĩa của toàn dân chỉ vì những ích kỷ, tham lam nhất thời mà để lại sự tủi hổ, điếm nhục cho ngàn sau…

    Điều đáng buồn, Đất nước, Quê hương vẫn còn đấy trong khổ ải khốn cùng. Nhưng bọn lãnh đạo Bắc Bộ Phủ lại không thể có được một phần tư tưởng và lòng thương nước, yêu nòi của người lính VNCH, để biết nêu cao chính nghĩa dân tộc, xây dựng quê hương…Chúng không thể có những “Nòng súng nhân đạo để cứu người lầm than “ mà chỉ có những nòng súng dã man giết hại dân tộc, bán rẻ Giang Sơn.. Tất cả toàn dân chỉ mong muốn đám “nghịch đồ” này biết ăn năn thay đổi. Chỉ cần chúng có được một phần liêm sỉ và hùng tâm của những người như Hoàng cơ Minh, Nguyễn khoa Nam, Lê văn Hưng, Hồ ngọc Cẩn ,v,v để làm căn bản trong hành động, có lẽ dân tộc mình bớt lầm than và bảo toàn được đất tổ. Đáng tiếc thay, sự mong muốn của toàn dân chỉ là ảo vọng hão huyền… Do đó, đất nước mỗi ngày một lầm than khổ ải… Riêng anh hùng Hoàng cơ Minh, tưởng nhớ về ông, chúng tôi không khỏi não lòng và phẫn uất với một vài kẻ đã cố gắng xuyên tạc và bôi nhọ cá nhân ông hay mặt trận mà ông đã khổ công gầy dựng, nhưng ông yên tâm an nghỉ, con đường còn dài, những chiến hữu của ông, nhân dân của ông vẫn còn đang kiên trì phát huy tinh thần yêu nước để kết hợp sức mạnh dân tộc trên mọi hình thức đấu tranh hôm nay…Lịch sử sẽ sáng suốt phê phán và những cái não trạng hèn mọn kia sẽ phải chết ngộp với những bãi nước miếng phỉ nhổ của dân tộc… Trong tinh thần nêu cao chính nghĩa và ý chí bất khuất, chúng ta cũng không thể quên được những người lính VNCH Nguyễn hữu Luyện, Lý Tống và còn nhiều nữa đang tiếp tục chiến đấu trong lý tưởng “Danh dự-Tổ Quốc-Trách Nhiệm” . Nói đến Lý Tống, chúng ta phải hiểu hành động của anh được xuất phát từ tinh thần của người chiến sỹ VNCH là lấy lòng nhân để thắng bạo tàn, lấy chính nghĩa, lẽ phải để thắng độc tài đảng trị.. Khi ra đi, anh Lý Tống đã chấp nhận cái chết cho riêng bản thân mình để kêu gọi đồng bào trong nước nổi dậy lật đổ chính quyền CS như các nước CS Đông Âu. Đây mới là tinh thần “Bi, Trí, Dũng” của một bậc chính nhân quân tử mà người lính VNCH lúc nào cũng phải ghi nhớ từ thủa mới bước vào quân trường…Do đó, cố nhạc sỹ Phạm đình Chương đã viết câu “Nòng súng nhân đạo, cứu người lầm than” với cái nhìn trung thực của một tấm lòng thành trong bản nhạc “Anh đi chiến dịch” khi xưa…

    Theo thiển nghĩ của tôi, là một con người, lúc mới lọt lòng mẹ ai cũng phải mang tiếng khóc chào đời. Nhưng điều cốt yếu phải sống làm sao cho ra một con người có ý nghĩa để đến khi nằm xuống, từ giã cõi đời có được một nụ cười trọn vẹn và để lại sự kính ngưỡng cho hậu thế như những anh hùng cận đại “Nguyễn khoa Nam, Lê văn Hưng, Hồ ngọc Cẩn, Hoàng cơ Minh và tất cả những chiến sỹ VNCH đã hy sinh cho đại nghĩa… Người ta thường nói đến quan niệm “Sinh ký, tử quy”, chết chính là một sự trở về nguyên thủy, từ cát bụi trở về với cát bụi. Tuy nhiên sau khi chết thì cái tinh thần và tình yêu phải được vĩnh cửu với gia đình, bạn bè, chiến hữu và xa hơn nữa là lịch sử dân tộc mới không uổng phí một kiếp người…


    Với chúng tôi, người lính VNCH không bao giờ chết. Sự ra đi của họ chỉ là sự trở về với đất mẹ bên hồn thiêng sông núi và vĩnh cửu sáng ngời trong lịch sử nhân loại và là một di sản thiêng liêng để lại cho đời sau. Có lẽ chúng tôi nhân định điều này cũng không có gì qúa đáng. Bởi vì hiện tại người dân Việt Nam trên toàn thế giới đã và đang tiếp tục đứng lên đấu tranh và những chữ “Danh Dự- Tổ Quốc- Trách Nhiệm” không phải chỉ dành riêng cho người lính VNCH mà luôn luôn tồn tại và bất diệt trong lòng tất cả mọi người Việt Nam còn nặng tình với quê hương và dân tộc …

    Trong ngày quân lực hôm nay, chúng tôi xin kính cẩn dâng lên một nén hương lòng và tin tưởng ở bên kia thế giới, tất cả những anh hồn chiến sỹ VNCH nói chung và các anh “Nguyễn khoa Nam, Lê văn Hưng, Hồ ngọc Cẩn, Hoàng cơ Minh “…nói riêng cũng được yên lòng nghỉ ngơi với những bước chân hùng tráng đang rầm rập tiến bước trên con đường chính nghĩa và mãi mãi nối tiếp qua nhiều thế hệ cho đến khi tự do, dân chủ và nhân quyền thực sự trở lại trên quê hương chúng ta…





    (Cảm xúc ngày Quân Lực 19-6)

    Nhạt bóng quê nhà khuất nẻo xa
    Thuyền ai lờ lững dưới trăng tà
    Hỏi ai, ai biết về đâu nhỉ
    Mây hững hờ trôi, mây xót xa
    Từ ấy mang mang sầu viễn xứ
    Giang hồ phiêu bạt, kiếp lưu vong
    Thù nhà nợ nước, chưa tròn nghĩa
    Một mảnh tình chung, ôi nhớ mong
    Nhớ thủa ra đi làm lính chiến
    Xây đời êm ấm, giữ quê hương
    Nghe theo tiếng gọi hồn sông núi
    Hạnh phúc về vui khắp nẻo đường
    Vận nước xoay vần, chim rũ cánh
    Hoa sầu, tơi tả rụng bên song
    Rong rêu chợt chứa chan dòng lệ
    Quốc vọng canh thâu đắng mặn lòng
    Quê hương còn đó, sao xa quá
    Ai xót chăng ai, một chữ tình
    Tìm nhau, chia xẻ bầu huyết quản
    Tái tạo sơn hà, ánh bình minh
    Rực sáng non sông, ngày hội ngộ
    Giã từ nhung nhớ, nối duyên quê
    Tẩy trần, nâng chén cùng dân tộc
    Vạn nẻo năm Châu , một lối về

    Phạm Thanh Phương


    Comment


    • #3

      Mừng ngày Quân Lực VNCH 19-6 tại San Jose









      Người Việt Nhớ Ngày Quân Lực







      Quân sử Việt Nam có thể ghi Ngày Quân Lực 19-6-1965 như ngày Quân Đội VNCH đứng ra chấp chánh. Đó là ngày chấm dứt cuộc tranh chấp có tính chánh trị phe phái của các nhân vật chánh trị thượng tầng sau cuộc đảo chánh chấm dứt đệ nhứt Cộng Hòa và bao lần đảo chánh, chỉnh lý bằng quân sự.

      Nhưng người dân Việt bây giờ nhớ ngày Quân Lực khác hơn. Nhớ đó như ngày ghi ơn những thế hệ người Việt Nam đã gia nhập Quân Đội VNCH vì dân chiến đấu, vì nước hy sinh để bảo vệ xóm làng, bảo vệ tự do, dân chủ trước làn sóng xâm lăng của CS Bắc Việt, trong cuộc chiến tranh tự vệ, mà thế giới sử gọi là Chiến Tranh VN. Ơn đó lớn, nhớ nhiều nên Tượng Đài Chiến sĩ Việt Mỹ là tượng đài người Việt chung lưng đôi cật, góp công góp của dựng lên đầu tiên ở Thủ Đô Người Việt tỵ nạn, trước hơn các nơi có người Việt tỵ nạn CS định cư, trước hơn các tượng đài tưởng niệm thuyền nhân, danh nhân Việt trong Chiến Tranh VN, trên thế giới.

      Kiểu nhớ ngày Quân Lực VNCH đó tuy bình dân, nhưng lâu dài hơn các kiểu nhớ khác. Văn học bình dân, dân gian, ca dao, tục ngữ nhiều người nhớ và nhớ lâu, nhiều hơn văn học Hán Nôm trong văn học sử VN. Quan chỉ nhứt thời, dân mới vạn đại. Kiểu nhớ khác với kiểu nhớ lịch sử giống như kiểu nhớ ngày President Day, Father Day, Mother Day của Mỹ. Chắc chắn không người Mỹ nào còn nhớ hết tên tuổi, nhiệm kỳ, việc làm của gần 50 tổng thống Mỹ. Như khi rời ghế nhà trường và thi xong môn lịch sử, đa số trả lại cho thầy. Giáo dục là những gì còn lại sau khi đã quên hết. Cái còn lại của môn lịch sử trong lòng người Mỹ cũng như Việt là nhớ ơn những người đã làm dân giàu, nước mạnh, tiếng tốt.

      Nhờ kiểu nhớ bình dân đó, mà khi các đơn vị Quân Đội tan hàng sau 30-4-75 vì bị thế lực quốc tế bức tử, người quân nhân VNCH vẫn thấy mình chưa giải ngũ. Và suốt hơn 40 năm giã từ vũ khí, những cựu quân nhân VNCH bây giờ là những người sống và làm việc dân chính ở mọi ngành nghề trong ngoài nước, ít hay nhiều vẫn tiếp tục tranhh đấu cho chánh nghĩa tự do, dân chủ. Chánh nghĩa mà trước đây đã thúc đẩy những người ấy để một bên những ngày hoa mộng của tuổi trẻ, đi vào Quân Đội VNCH để chiến đấu. Còn người dân VNCH vẫn thấy quân dân VNCH như cá với nước. Người dân gọi là chạy giặc là chạy ra vùng quân đội VN Cộng Hoà, chủ lực quân, địa phương quân, nghĩa quân kiểm soát, gìn giữ an ninh cho đồng bào. Chớ không ai chạy vào bưng biền do CS tạm chiếm.

      Có khoảng 400.000 quân nhân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc VN trong chiến tranh. Nếu so với dân số Mỹ và số 2 triệu thương vong Mỹ trong cuộc Chiến Tranh Nam Bắc của Mỹ, tỷ lệ tổn thất của QLVNCH cao gấp đôi của Mỹ. Nếu không thực sự dũng cảm chiến đấu, thì không thể tổn thất lớn lao như vậy. Khi VN Cộng Hoà bị bức tử, số tướng tá tuẫn tiết chết theo thành để bảo toàn danh dự Quân đội VN Cộng Hoà, rất nhiều, làm dân chúng VN, quân đội đồng minh, Mỹ, Nam Hàn rất kính trọng. CS Bắc Việt đã đày những quân nhân VNCH đi tù biệt xứ, lao động khổ sai, tra tấn tinh thần bằng nhiều hình thức, những quân nhân VNCH thà chết chớ không phản bội chánh nghĩa Quốc Gia. Đến đỗi Mỹ hối hận, phải “trao đổi” mật với giá mắc để CSVN cho những chiến sĩ VN Cộng Hoà này đi tỵ nan chánh trị ở Mỹ.

      Và suốt 41 năm tỵ nạn CS ở ngoại quốc, bất cứ lúc nào và nơi nào có cuộc đấu tranh chống CS của các cộng đồng và đoàn thể người gốc Việt, là có bóng dáng người quân nhân VNCH. Màu cờ sắc áo của các quân binh chủng VNCH làm người Việt Hải Ngoại cảm thấy những cựu quân nhân ấy là người của mình, thấy được bảo vệ an ninh trong các cuộc tập hợp đấu tranh. Hình ảnh đó cũng khiến cho thế hệ hậu duệ của quân dân cán chính VNCH dù sanh sau chiến tranh vẫn thông cảm vì sao cha anh mình tuổi già, sức yếu vẫn tiếp tục đấu tranh. Từ đó thế hệ thứ hai càng ngày càng kề vai lãnh trách nhiệm bớt hay thay thế cho những người đi trước như bao nhiêu cá nhân và đoàn thể thanh thiếu niên Việt đang làm ở Mỹ. Rõ rệt đã có tình liên đới giữa thế hệ trong hàng ngũ người Việt Hải ngoại trong cuộc đấu tranh chưa hoàn tất.

      Chớ kiểu nhớ ngày Quân Lực là ngày Quân Đội đứng ra chấp chánh ít ai còn nhớ nữa. Trong nước khi xưa, thời gian chấp chánh của Quân Đội với Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc gia và Ủy Ban Hành Pháp Trung ương với hai ông tướng cầm đầu chẳng được bao lâu. Quốc Hội lập hiến được bầu, Hiến Pháp được thông qua, khai nguyên đệ nhị VN Cộng Hòa. Chánh quyền tam lập do dân trực tiếp hay gián tiếp bầu ra. Tướng tá tuy còn ảnh hưởng nhưng vì là do thời chiến, chớ không phải do hiến pháp. Hiến pháp VNCH không có điều khoản nào giao quyền cho quân đội lãnh đạo đất nước. Và Quân đội VNCH chưa bao giờ đương trường đứng ra nhận nhiệm vụ lãnh đạo quốc gia. Đôi khi tổng thống do dân bầu vốn là tướng có vận động Quốc Hội tạm thời ủy quyền toàn diện để thống nhất chỉ huy, cứu nguy đất nước. Nhưng thất bại tại Quốc Hội và trong lòng dân.

      Ngoài nước bây giờ, tướng tá từng chấp chánh Đệ Nhị Cộng Hoà người đã qui tiên, người về chín suối. Lon lá bây giờ chỉ có giá trị vang bóng một thời hơn là quyền thế. Thời gian tướng tá chấp chánh thành bại đã qua, ít ai đặt vấn đề tranh luận lại. Trái lại những hy sinh cao quí của cả một thế hệ chiến đấu cho tự do, dân chủ VN, bảo vệ nửa phần của đất nước trong cuộc chiến tranh tự vệ trước làn sóng xâm lược của CS, dần dần sự thật được trả lại cho lịch sử. Lịch sử Mỹ bị Phản Chiến phủ mờ khói bụi của tấm hình Tướng Loan dí súng vào đầu tù binh được xét lại. Nhà báo viết về vụ Tướng Loan đã tỏ ra hối tiếc vì đó là hình ảnh “cá biệt”, trường hợp đặc biệt của chiến trường, chớ không phải là nguyên tắc hành động, tác phong quen thuộc của quân nhân VNCH. Tinh thần chết theo thành của những quân nhân tuẫn tiết được đem ra đặt tên đường ở Mỹ, do cộng đồng VN vận động. Cờ VN biểu tượng thiêng liêng hàng triệu quân dân cán chính VNCH hy sinh tánh mạng để bảo vệ được chánh quyền và dân chúng Mỹ thừa nhận. Sau khi được nhiều tiểu bang, cả trăm quận hạt, thành phố Mỹ thừa nhận như biểu tượng tự do, dân chủ của người Mỹ gốc Việt./.


      (Vi Anh)









      Ngày Quân Lực VNCH 19.6










      Comment

      Working...
      X