Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Những hoàn cảnh của những thân phận không may

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Những hoàn cảnh của những thân phận không may


    Ông Lương Minh Quang bị khiếm khuyết đôi mắt, hàng ngày bán bánh thửng ở góc đường Nguyễn Tri Phương - Thành Thái (trước nhà số 502 Nguyễn Tri Phương, quận 10, TP HCM). Mỗi ngày, ông và vợ cùng nhau làm khoảng 50 - 60 cái bánh, sau đó ông đi xe bus, đôi lúc đi xe ôm đến địa điểm này để bán đến tối mới về. Ông từng đi bán vé số nhưng vì ông bị mù nên nhiều người lợi dụng, lừa lấy sạch tiền, vé số. Sau nhiều nghề không thành, ông và vợ làm bánh để ông đem bán. Số tiền kiếm được ông dùng để thuê nhà, mua thức ăn cho gia đình. Già cả nên tháng nào vợ chồng ông cũng phải dành dụm một khoản để mua thuốc.

    Studs tổng hợp

  • #2
    Tội nghiệp!
    Hạnh phúc, khổ đau hai mặt nối liền, có thật nhiều hạnh phúc tất có thật nhiều đau khổ!

    Comment


    • #3

      Ông Phạm Văn Bích (65 tuổi, quê ở Bình Định) làm nghề chạy xích lô tại Sài Gòn. Vì mưu sinh nên ai thuê ông chở gì ông cũng chở. Nhiều lần người đi đường bắt gặp ông vất vả đẩy hàng chục cuộn nhựa to gấp mấy lần chiếc xe. Có ngày ông đẩy gần 30 cuộn từ quận 5 đến ngã tư Hàng Xanh với tiền công chỉ vỏn vẹn 100.000 đồng, hoặc có hôm ông chở hàng xuống tận Đại Nam, phải đi từ 6h tối đến 6h sáng mới xong. Ông không nhà cửa, không người thân, thường ngủ ngoài hành lang sát nhà số 81 Bạch Đằng, quận Bình Thạnh.

      Ảnh: Quang Tuấn.

      Comment


      • #4


        Người phụ nữ tên Thu Dày (51 tuổi, ngụ tại khóm 1, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, Cà Mau) bị tật nguyền cả đôi chân. Tuy nhiên, vì cuộc sống mưu sinh, hàng ngày chị phải mang theo cậu con trai chỉ hơn 2 tuổi ra tận thành phố để bán vé số kiếm sống. Hình ảnh chị cố gượng sức đẩy đứa con của mình trên chiếc xe tự chế tại các chốt đèn giao thông đã quen thuộc với nhiều người. Ảnh: Nguyen Van Dum.

        Comment


        • #5
          Trời ơi! Đã 52 tuổi lại tật nguyền mà có con mới 2 tuổi?!. rồi làm sao nuôi con? Nhà nước bây giờ giàu quá, nhiều đại gia nữa mà không có kế hoạch gì giúp đỡ những dân nghèo này

          Comment


          • #6


            Dù thời tiết mưa gió hay bão bùng, mỗi tối sau giờ tan chợ, người dân ở khu chợ Nguyễn Tri Phương (TP HCM) lại thấy hình ảnh một cụ bà dáng gầy gò, nhỏ bé, tóc bạc trắng đi bộ dọc theo lề đường để nhặt rác do các cửa hàng vứt ra. Cụ cần mẫn nhặt nhạnh những mẩu giấy vụn, tấm bìa carton hay thậm chí chỉ là những bao đựng rác…

            Comment


            • #7
              Khổ thật! Phía trước là những ngôi nhà đồ sộ, những chiếc xe đắt tiền bóng láng, phía sau là những hình bóng già yếu, nghèo nàn, lam lũ!

              Comment


              • #8
                cach mang de cuu nguoi ngheo ,sao con te hon truoc 1975 ?WHY? CHANG LE CU KEU GOI KHUC RUOT NGAN DAM LAM TU THIEN ???????

                Comment


                • #9
                  Mọi sự đau khổ cũng tại sống ở xứ CSVN, nếu sống ở xứ Tây phương thì những người này đã được chính quyền giúp đỡ rồi


                  Je suis comme je suis
                  Je suis faite comme ça
                  Que voulez-vous de plus?
                  Que voulez-vous de moi?

                  Comment


                  • #10


                    Tấm hình được chụp vào khoảng 5h45 phút sáng 23/7 tại thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp. Em bé cố gắng đẩy chiếc máy ép mía to gấp mấy lần cơ thể mình để bắt đầu một ngày mưu sinh. Ảnh do độc giả ở địa chỉ email nguyenthihieu19892015@... chia sẻ.

                    Comment


                    • #11
                      Tuỗi đó lẽ ra nó và những đứa trẻ khác cần được đến trường để đào tạo kiến thức để trở thành một công dân tương lai ý thức hệ, VN cần phải thay đổi trong môi trường giáo dục.
                      Ở Vn mua một chiếc xe gọi là "siêu" được nổi tiếng và vinh dự hơn là một nhà từ thiện.

                      Comment


                      • #12
                        Đứa bé 3 tuổi trong thùng xốp đã đi nhặt rác kiếm sống cùng mẹ từ khi mới sinh ra”, Minh Quân – thành viên nhóm từ thiện tại Hà Nội cho biết.

                        Ngày 31/7, trên một diễn đàn dành cho giới trẻ chia sẻ hình ảnh người mẹ đi xe đạp, phía sau là cô con gái 3 tuổi ngồi trong thùng xốp. Sau vài giờ đăng tải, bức ảnh thu hút hơn 6.000 like (thích) cùng hàng trăm bình luận.





                        Bức ảnh về cuộc sống khó khăn của hai mẹ con thu hút dân mạng. Ảnh: Đ.C.C.V.


                        Khoảnh khắc này do một bạn trẻ ghi lại tại đường Thụy Khê (Tây Hồ, Hà Nội). Trên chiếc xe đạp cũ kĩ, người mẹ nghèo cùng con gái 3 tuổi ngày đêm rong ruổi khắp các nẻo đường để mưu sinh. Em bé được đặt trong thùng xốp ghi dòng chữ “có trẻ nhỏ, xin tránh đường”, buộc vào yên xe của mẹ.
                        Bạn Trần Minh Quân – thành viên của nhóm từ thiện tại Hà Nội – cho biết: “Người mẹ trong bức ảnh tên Tươi. Chị quê Nam Định, có 2 người con – cháu lớn 7 tuổi đang sống với ông bà, cháu nhỏ 3 tuổi cùng mẹ nhặt rác kiếm sống ở thủ đô từ khi mới sinh ra”.
                        Nhóm từ thiện của Minh Quân gặp hai mẹ con trong chuyến đi giúp đỡ người vô gia cư. Sau mỗi ngày lăn lộn kiếm sống, chị Tươi và con gái thường ngủ lại công viên, vườn hoa, gầm cầu…trên địa bàn thành phố.
                        “Lần đầu tiên nhóm mình gặp chị vào ngày trời trở lạnh, nhìn hoàn cảnh của hai mẹ con, nhiều thành viên không cầm được nước mắt. Cháu bé có nước da đen nhẻm nhưng đôi mắt luôn sáng ngời hy vọng.
                        Sau lần gặp gỡ tình cờ ấy, nhóm mình chỉ kịp tặng chị và cháu quần áo ấm, thức ăn. Cả nhóm ngỏ ý giúp chị vào chùa ngủ nhưng chị không đồng ý, buồn bã đáp: “Bản thân chị không trong sạch, chỉ sợ làm vấy bẩn chốn linh thiêng” – Quân nhớ lại.





                        Nhóm các bạn trẻ ở Hà Nội tặng quần áo và thức ăn cho mẹ con chị Tươi. Ảnh: Nguyễn Văn Hiệp.


                        Dù cuộc sống khó khăn, hai mẹ con vẫn cố gắng kiếm sống bằng chính sức lao động của mình. Chị Tươi chia sẻ với nhóm tình nguyện rằng, mong muốn lớn nhất của cuộc đời chị là hai đứa con được học hành đầy đủ, sau này có công ăn việc làm, không phải khổ như mẹ.
                        Nhóm từ thiện của Minh Quân thành lập vào cuối năm 2014, gồm 10 thành viên đều là những người bạn thân thiết. Nhóm chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe người già và trẻ nhỏ vô gia cư ở Hà Nội.


                        Quân cho biết, vì không có nhà tài trợ nên mọi kinh phí hoạt động đều do các thành viên tự nguyện đóng góp. Mỗi tuần, nhóm sẽ đến một vài địa điểm để tặng đồ ăn, quần áo và tìm chỗ ngủ ổn định cho người có hoàn cảnh khó khăn.
                        Bên cạnh những ý kiến đồng cảm, không ít dân mạng lên án, phản đối hành động của người mẹ. Họ cho rằng, việc làm này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng em bé.


                        Mới đây, ảnh chụp người mẹ khắc khổ, chở con khoảng 3 tuổi nằm ngủ trên yên sau xe đạp cũng gây tranh cãi trong cộng đồng mạng Việt.

                        Comment


                        • #13
                          Hoan nghênh những hội từ thiện và cãm phục những tấm lòng tình nguyện, dấn thân của tuỗi trẻ VN để cứu giúp những người kém mai mắn !

                          Comment


                          • #14
                            Hình ảnh trên chỉ là một trong.... triệu trệu người ở VN .... giới trẻ 8/9X VN ngày nay cũng đã nhìn thấy được một Xã Hội VN mới quá nhiều đau thương !!


                            Ra Khỏi Nhà Ăn Chơi Cho Thoả
                            Nếm Đắng Cay Lết Bánh Rồi Về

                            Comment


                            • #15


                              Sáng 23/11, ở đoạn km 1942 + 200 m trên tuyến quốc lộ 1 thuộc địa phận ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, Long An, nam thanh niên khuyết tật bán vé số tên Nguyễn Thanh Trung (17 tuổi, quê Tiền Giang) bị hai thanh niên đi xe máy cướp toàn bộ xấp vé 108 tờ (10.000 đồng/tờ) rồi chạy mất. Thấy Trung ngồi khóc bên đường và biết được tình cảnh đáng thương của cậu, nhiều người đi đường dừng lại, hỗ trợ 5.000, 10.000, hay 50.000 đồng nhưng cậu đều lắc đầu từ chối. Thậm chí có người nhét tiền vào túi, Trung cũng nhất quyết móc ra trả lại. Khi bò đến trước một quán hủ tiếu, Trung được chủ quán mời vào ăn và tặng thêm 10.000 đồng nhưng cậu cũng chỉ cảm ơn và lắc đầu.

                              Comment

                              Working...
                              X