Dân trí) Chiều đông lạnh, trong căn nhà lá rách nát, tối tù mù, nằm trên chiếc giường cũ ọp ẹp, anh Biên ôm bụng đau đớn rên la. Người cha già yếu, bệnh tật, thương con đến đứt từng khúc ruột, cũng chỉ biết nằm than trời.... Một bầu không khí ảm đạm, thê lương đến não lòng.
Con đường mòn ngoằn nghèo men theo các đầm lầy, và qua một quả đồi xơ xác, đã đưa chúng tôi đến nơi ở của gia đình bác Lê Thị Nga (63 tuổi), tại Khu 5, xã Tam Sơn, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Hiện ra trước mắt chúng tôi, là căn nhà lá rách nát, xiêu vẹo đang oằn mình chống lại từng đợt gió mùa đông bắc đang tràn tới.
Bước qua ngưỡng cửa thấp, một cảnh tượng thê thảm đập ngay trước mắt chúng tôi. Trên chiếc giường cũ ọp ẹp, người đàn ông trung niên gầy guộc, xanh xao, một tay ôm bụng, một tay chống xuống giường cố lần ngồi dậy nhưng không nổi, lại gục ngã, chị cán bộ xã đi cùng vội chạy lại đỡ anh ngồi dậy. Giọng nói của anh đã rất yếu thều thào, ngắt quãng với những hơi thở khó nhọc, nên phải ghé tai sát vào anh, tôi mới nghe được câu chuyện anh kể.
Anh là Ngô Duy Biên(41 tuổi), năm 2011 sau lần đau bụng dữ dội anh nhập viện cấp cứu, bệnh viện cho biết anh bị viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng, và phải mổ gấp mới giữ được tính mạng. Sau lần chết hụt trở về ấy, nỗi đau đớn thể xác còn chưa lành thì nỗi đau tinh thần còn lớn hơn gấp bội, bởi người vợ “Đầu gối tay ấp” bao năm của anh, thấy chồng bệnh tật như vậy, phũ phàng lẳng lặng bỏ đi đem theo đứa con gái nhỏ.
Trời đông đã về cuối chiều, gió mùa đông bắc rít từng cơn rét cắt da cắt thịt. Tôi chợt rùng mình khi nghĩ đến viễn cảnh của 3 con người khốn khó, bệnh tật đang sống trong căn nhà rách nát, tăm tối, trống huơ trống hoác kia, không biết ngày mai họ sẽ ra sao…? Ra về mà tâm trạng trĩu nặng, trong tôi không làm sao thoát được nỗi day dứt, khi mà, những tiếng ho như cháy họng của người cha, hình ảnh cái bụng “đáng sợ” của người con và cái dáng người mẹ thẫn thờ ôm cái rổ rỗng, với những bước chân vô định.., cứ ám ảnh tôi mãi không thôi.
Con đường mòn ngoằn nghèo men theo các đầm lầy, và qua một quả đồi xơ xác, đã đưa chúng tôi đến nơi ở của gia đình bác Lê Thị Nga (63 tuổi), tại Khu 5, xã Tam Sơn, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Hiện ra trước mắt chúng tôi, là căn nhà lá rách nát, xiêu vẹo đang oằn mình chống lại từng đợt gió mùa đông bắc đang tràn tới.
Bước qua ngưỡng cửa thấp, một cảnh tượng thê thảm đập ngay trước mắt chúng tôi. Trên chiếc giường cũ ọp ẹp, người đàn ông trung niên gầy guộc, xanh xao, một tay ôm bụng, một tay chống xuống giường cố lần ngồi dậy nhưng không nổi, lại gục ngã, chị cán bộ xã đi cùng vội chạy lại đỡ anh ngồi dậy. Giọng nói của anh đã rất yếu thều thào, ngắt quãng với những hơi thở khó nhọc, nên phải ghé tai sát vào anh, tôi mới nghe được câu chuyện anh kể.
Anh là Ngô Duy Biên(41 tuổi), năm 2011 sau lần đau bụng dữ dội anh nhập viện cấp cứu, bệnh viện cho biết anh bị viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng, và phải mổ gấp mới giữ được tính mạng. Sau lần chết hụt trở về ấy, nỗi đau đớn thể xác còn chưa lành thì nỗi đau tinh thần còn lớn hơn gấp bội, bởi người vợ “Đầu gối tay ấp” bao năm của anh, thấy chồng bệnh tật như vậy, phũ phàng lẳng lặng bỏ đi đem theo đứa con gái nhỏ.
Vết mổ làm hậu môn nhân tạo của lần phẫu thuật trước, được trùm sơ sài bằng túi ni lông hiện đã có dấu hiệu nhiễm trùng hoại tử.
Hiện tại, chỗ vết mổ làm hậu môn nhân tạo ruột đã lòi ra ngoài. Lần ấy, bác sĩ hẹn sau 3 tháng phải đến viện làm phẫu thuật tiếp, nhưng vì không có tiền, nên nay đã hơn 3 năm mà anh vẫn chưa tái khám. Cay đắng, phẫn uất vì vợ phụ bạc, bản thân trở thành gánh nặng cho bố mẹ già yếu, mấy lần anh định quyên sinh, nhưng nghĩ thương bố mẹ và cô con gái nhỏ nên anh lại không đành lòng.Vợ con bỏ đi, nên hằng ngày chỉ có người mẹ già ở bên chăm sóc.
Nằm co quắp trên chiếc giường gian bên, chốc chốc lại ho khụ khụ là bố đẻ của anh Biên (bác Ngô Duy Thực, 65 tuổi). Thương con lắm nhưng bác cũng chẳng biết phải làm thế nào. Bởi, sau đợt sốt rét cách đây 10 năm, sức khỏe của bác Thực đột ngột suy giảm, từ một người khỏe mạnh, bác gần như trở thành người tàn phế, bởi cơ thể thường xuyên đau nhức, mệt mỏi không còn chút sức lực nào. Và trong suốt 10 năm qua bác cũng không có tiền để một lần đến viện khám xem mình mắc phải bệnh gì.Đau ốm đã hơn 10 năm, bác Thực chỉ mơ được 1 lần đến viện, để xem mình bị mắc bệnh gì, cũng không thể.
Nghe nói nhà có khách, bác Nga tất tả chạy về, đặt rổ rau dại vừa kiếm được xuống nền đất, vội chào hỏi khách rồi ngó sang con trai, rồi bác lại tất tả chạy sang hàng xóm mượn chiếc đèn dầu, lấy vội thau nước để chuẩn bị làm vệ sinh cho con. Khi bác Nga vừa lật chiếc áo của anh Biên lên, tôi không khỏi giật mình kinh sợ, trên bụng anh Biên một khối u lớn thâm đen, ở giữa là 1 khối đỏ lòm được trùm sơ sài bằng chiếc túi ni lông. Tôi nín thở theo dõi từng động tác rất thành thục của bác Nga, bác cẩn thận gỡ chiếc túi ni lông ra khỏi bụng anh Biên, một đám ruột già đỏ lòm xen lẫn chất thải bung ra, mùi xú uế hôi tanh sực lên nồng nặc. Không tiền mua bông băng và thuốc sát trùng, bác Nga lau rửa vết mổ cho con bằng chiếc khăn mùi xoa cũ.
Tiếng rên la đau đớn to dần khi bác Nga lấy chiếc khăn cũ nhúng nước lau rửa quanh khối ruột, giữa trời đông giá buốt nhưng cơn đau vẫn làm anh Biên toát mồ hôi ướt đẫm trán. Chứng kiến từ đầu đến cuối cái cảnh bác Nga làm “y tá” cho con trai, tôi vừa cảm phục bác vừa không khỏi xót xa. Vệ sinh cho con xong, bác Nga lấy túi ni lông trùm lên phần ruột bị lòi ra ngoài.
Rớm nước mắt bác Nga rầu rĩ: “Nhà hết gạo mấy hôm nay rồi cháu ạ, toàn phải ăn cháo với rau dại thôi, không dám sang hàng xóm vay thêm nữa…Cái vườn cũng bán đợt cho thằng Biên đi viện, nhà chẳng còn gì để bán nữa, mà nợ thì nhiều lắm. Nhà không có tiền để mắc điện nữa, cái đèn dầu cũng bị gió thổi làm vỡ nên lúc nào làm vệ sinh cho thằng Biên, bác phải dìu nó ra ngoài sân cho sáng, hôm nay trời rét, nên bác phải mượn đèn…Thằng Biên nó đau lắm, cứ thế này không biết nó chịu được bao lâu nữa! Nhưng cũng chẳng phải biết làm thế nào, bây giờ tiền đâu mà cho nó đến viện…”, bác nói rồi, nước mắt lại chảy dài trên má.
Hằng ngày mẹ lại dìu anh ra trước sân, trông ngóng, hy vọng một ngày vợ con trở về. 3 con người xiêu vẹo trong ngôi nhà cũng rách nát như chính cuộc đời của họ
Anh Nguyễn Đình Hào, phó chủ tịch UBND xã Tam Sơn, ái ngại cho hay: “Gia đình bà Nga là hoàn cảnh khó khăn và éo le nhất xã, nhiều năm qua đều là hộ nghèo. Gia đình có 2 người bệnh không làm được việc gì, đặc biệt là anh Biên vợ con đã bỏ đi lại đang mắc bệnh rất nặng. Thu nhập cả nhà gần như không có vì chỉ trông vào 2 sào ruộng cấy được 1 vụ lại thường xuyên mất mùa. Hiện tại xã chúng tôi đang đi xin chế độ cho anh Biên, còn về mặt hỗ trợ thì nói thật chưa giúp được gì vì xã chúng tôi là xã nghèo vùng 135. Qua đây đại diện chính quyền địa phương cũng rất mong mỏi quý báo, các ngành các cấp và các nhà hảo tâm giúp đỡ cho gia đình bà Nga…”.Trời đông đã về cuối chiều, gió mùa đông bắc rít từng cơn rét cắt da cắt thịt. Tôi chợt rùng mình khi nghĩ đến viễn cảnh của 3 con người khốn khó, bệnh tật đang sống trong căn nhà rách nát, tăm tối, trống huơ trống hoác kia, không biết ngày mai họ sẽ ra sao…? Ra về mà tâm trạng trĩu nặng, trong tôi không làm sao thoát được nỗi day dứt, khi mà, những tiếng ho như cháy họng của người cha, hình ảnh cái bụng “đáng sợ” của người con và cái dáng người mẹ thẫn thờ ôm cái rổ rỗng, với những bước chân vô định.., cứ ám ảnh tôi mãi không thôi.