Bốn đứa trẻ lại bị bệnh tật đeo bám khiến bất cứ ai chứng kiến cuộc sống của chúng cũng đều phải xót xa.
Phận đời 4 đứa trẻ mồ côi thay nhau lo hương khói cho cha mẹ (Ảnh minh họa)
Cuộc sống đang khốn khó trăm bề thì người cha đột ngột mất trong một chuyến đi biển mưu sinh. Người mẹ vốn mắc bệnh hiểm nghèo thì quỵ ngã trước những cú sốc quá lớn để lại 4 đứa con nheo nhóc, bơ vơ giữa cõi đời. Đã vậy, 4 đứa trẻ lại bị bệnh tật đeo bám khiến bất cứ ai chứng kiến cuộc sống của chúng cũng đều phải xót xa.
Gia đình bất hạnh
Đó là hoàn cảnh của gia đình vợ chồng ông Lê Minh Tánh (SN 1971) và bà Nguyễn Thị Quý (SN 1976, ngụ thôn Long Thủy, xã An Phú, TP.Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên). Đương giữa buổi sáng, trước căn nhà lụp xụp của gia đình bất hạnh có một cậu bé ngồi nghịch đất. Thấy người lạ, cậu bé người lấm lem vội chạy vào nhà gọi bà ngoại. Bên trong nhà, hai cô bé cùng nhau bưng cơm lên hai chiếc bàn thờ nằm cạnh nhau. Hai em cho biết hôm nay nhà cúng 100 ngày mất của mẹ, tức bà Quý. Nói rồi những đứa trẻ vẫn hồn nhiên bưng cơm, riêng bà Nguyễn Thị Sỉ (SN 1947, bà ngoại các em) đau đớn không nói nên lời.
Ông Tánh vốn mồ côi cha từ năm 2 tuổi, mẹ ông từ đó ở vậy nuôi con với biết bao cơ cực. Từ bé không được học hành, lớn lên ông Tánh sống cảnh làm thuê làm mướn, đắp đổi qua ngày. Cách đây 15 năm ông Tánh đi làm rồi gặp được bà Quý nên đem lòng thương. Chung sống chưa được bao lâu thì người mẹ ông Tánh mất vì bệnh tật. Sau đó không lâu, bà Quý sinh cô con gái đầu lòng, đó là niềm vui khôn tả mà cũng là gánh nặng với hai vợ chồng. Cái đói cái nghèo cứ đeo bám dai dẳng và chưa bao giờ buông tha cho gia đình. Ông Tánh sức yếu vì bị bệnh gan mãn tính nên lao động không được như người bình thường. Không có thu nhập ổn định, cuộc sống cứ thiếu trước hụt sau nên hai người lấy nhau nhiều năm mà phải sống trong căn nhà dột nát.
Khoảng 8 năm trước, vợ chồng ông Tánh được bà con làng xóm và chính quyền địa phương dựng cho căn nhà nhỏ để trú mưa, trú nắng. Người thân thấy vậy đã giúp đỡ cho ông được đi biển để kiếm tiền mưu sinh. Bản thân mang bệnh tật nhưng ông vẫn cố gắng làm để nuôi vợ con. Bà Quý ở nhà vừa chăm con vừa sớm tối tảo tần làm thuê làm mướn phụ chồng. Bất hạnh ập đến khi năm 2011, sau khi sinh con trai út thì bà Quý phát hiện mình bị ung thư vú. Căn bệnh chữa mãi không thuyên giảm mà gia cảnh mỗi năm càng thêm khánh kiệt. Từ ngày đó, gánh nặng gia đình tập trung hết lên vai người đàn ông trong nhà. Sau này căn bệnh di căn và hết cách cứu chữa, bà Quý biết mình sống nay chết mai nên chỉ hi vọng chồng nuôi các con ăn học nên người. Thế nhưng không ngờ trong những ngày lay lắt trong bệnh tật, bà lại phải chịu nỗi đau mất chồng. Đó là vào cuối tháng 12/2013, trong một chuyến đánh bắt xa bờ, ông Tánh bị lật thúng chết đuối. Tin dữ được mọi người giấu kín đến khi đưa ông Tánh về đất liền thì mới thông báo. Bà Quý đến nơi thì ngất xỉu bởi chồng chỉ còn là cái xác được bọc trong tấm ni lông. Lúc này bà muốn buông xuôi tất cả để giải thoát khỏi nỗi đau nhưng vì 4 đứa con nên phải trụ lại. Trước hoàn cảnh đáng thương, mọi người ủng hộ giúp đỡ 5 mẹ con vượt qua đau thương. Thế nhưng mẹ đã bệnh tật mà 4 đứa trẻ cũng không được khỏe mạnh. Con gái đầu là Lê Thị Thùy Trang (SN 2001) thường xuyên bị tức ngực, ngất xỉu. Cháu thứ 2 là Lê Thị Tuyết Điểm (SN 2002) lại thường đau đầu, chóng mặt không rõ nguyên nhân. Có số tiền mọi người ủng hộ, 3 tháng sau ngày chồng mất, bà Quý đưa 4 đứa con vào TP.Hồ Chí Minh khám bệnh. Lần này một cú sốc nữa khiến người mẹ như gục ngã hoàn toàn. Kết quả khám bệnh cho thấy cháu Thùy Trang bị hở van tim, đó chính là nguyên nhân khiến cô bé thường bị tức ngực. Cô em gái là Tuyết Điểm cũng bị rốn loạn vận mạch não. Trong khi đó cháu gái thứ 3 và cậu con trai út lại bị các bệnh đường ruột nên còi cọc, ốm yếu. Thân bệnh cộng thêm tâm bệnh khiến bà Quý đâm ra đau khổ, tuyệt vọng, người càng suy kiệt. Sau chuyến khám bệnh đó, bà Quý nằm liệt một chỗ mà chưa khi nào thôi đau đáu về những đứa con thơ dại. Sau thời gian chống chọi bệnh tật, tháng 5/2014 vừa qua bà Quý trút hơi thể cuối cùng trước ánh mắt ngây thơ của những đứa con bé bỏng.
Xót thương những phận đời mồ côi
Cả con rể và con gái đều mất, bà Sỉ phải sang nhà ở hẳn để lo cho các cháu. Tuổi cao sức yếu, hàng ngày bà ở nhà đi chợ, lo cơm nước cho các cháu đến trường. Khi phóng viên đến nhà thì cũng là lúc bà lom khom dưới bếp chuẩn bị mâm cơm cúng con gái. Lúc ấy cô cháu nhỏ thấy bà chảy nước mắt đã hồn nhiên nhắc: “Ngoại làm rơi nước mắt vào cơm mẹ cháu kìa, sao ngoại lại khóc?”. Bà Sỉ vội gượng cười, vỗ về cháu bảo chỉ là do khói bếp bay vào mắt. Nói về 4 đứa cháu tội nghiệp, bà Sỉ vừa hướng ánh mắt vào từng cháu vừa đau xót: “Cháu lớn và cháu thứ 2 thì nay học lớp 7, học sáng nên ở nhà phụ giúp bà làm cơm cúng mẹ. Cháu trai út thì mới 4 tuổi, đang ngồi nghịch đất trước nhà. Cháu thứ 3 là Lê Thị Oanh Thư nay 7 tuổi, học lớp 2, sáng nay đi học nên không có ở nhà. Hoàn cảnh các cháu thế này tôi thương lắm nên hàng ngày tôi luôn động viên để cháu bớt nhớ cha nhớ mẹ, cố gắng học hành. Sáng giờ tôi đi chợ rồi về nấu cơm, trước là cúng con gái, sau là cho cháu ăn trưa để đi học”.
Dù còn bé lại đang tuổi ăn học nhưng hai cháu lớn là Thùy Trang và Tuyết Điểm phải phụ bà nhặt cá kiếm tiền lo cuộc sống. Bà Sỉ đến xưởng nhận cá cơm khô về nhà để mấy bà cháu nhặt nhạnh, phân loại cho sạch sẽ. Sau đó lại mang đến để giao lại và nhận tiền công. Mỗi kí cá, bà và các cháu được trả 3 nghìn đồng. Cứ vài ngày bốn bà cháu mới nhặt được một thùng cá kiếm được 30 nghìn, số tiền ít ỏi đó với 5 bà cháu vô cùng lớn lao. “Hôm bữa mấy bà cháu vừa nhặt được 2 thùng cá. Tiền đó ngoại dùng đi chợ mua đồ dùng học tập, mua sắm đồ về để hôm nay cúng cơm cho mẹ”, bé Thùy Trang hồn nhiên kể.
Nói rồi cô bé thắp hương lên bàn thờ cha mẹ. Cảnh ấy khiến người bà rưng rưng: “Mấy chị em ngày hai buổi thay phiên thắp hương cho cha mẹ vậy đó. Vừa rồi có đại diện quỹ bảo trợ đến gặp gia đình để xin nhận các cháu về trung tâm nhưng các cháu không chịu. Tôi không muốn các cháu đi nên cũng có hỏi thử thì các cháu nói không muốn xa cha mẹ, còn nói phải ở lại chứ bỏ nhà đi cha mẹ sẽ buồn lắm. Cu út chưa biết cha mất nên còn bảo sẽ đợi cha về nữa kia. Người lớn nghe vậy chỉ biết ngậm ngùi nhìn nhau chứ chẳng biết nói gì”. Bệnh tật, lại sống cảnh nay đói mai no nhưng 3 cháu lớn đều học hành chăm chỉ. Năm học lớp 6 vừa rồi Thùy Trang và Thuyết Điểm là học sinh khá, trong khi cô bé Oanh Thư là học sinh giỏi. Thầy Lê Đức Huy (Tổng phụ trách đội, Trường THCS Trần Cao Vân) chia sẻ: “Mồ côi, thiệt thòi nhưng chị em Trang và Điểm đều chăm ngoan, học giỏi, thầy cô ai cũng quý mến. Nhà trường và các cơ quan đoàn thể biết được hoàn cảnh nên hỗ trợ cho 2 em rất nhiều, như các suất học bổng, tiền hỗ trợ. Ngoài ra, nhà trường thường xuyên quan tâm để động viên, giúp đỡ không để 2 em phải bỏ học”. Nói về hoàn cảnh của 4 đứa trẻ mồ côi, ông Trần Thanh Quận (Phó Chủ tịch UBND xã An Phú) chia sẻ: “Gia đình anh Tánh trước đây vốn thuộc diện hộ nghèo. Sau này khi hai vợ chồng lần lượt mất đi, 4 đứa con của anh chị rơi vào cảnh mồ côi, rất đáng thương. Cùng với người thân, nhà trường, chính quyền địa phương quan tâm giúp đỡ về vật chất lẫn tinh thần nhưng không thể bù đắp lại hết những thiệt thòi mà các em phải gánh chịu. Các em đang độ tuổi ăn học nên về lâu về dài thì vẫn cần những sự giúp đỡ từ tất cả mọi người để tiếp tục đến trường, tìm được tương lai sau này”.
Phận đời 4 đứa trẻ mồ côi thay nhau lo hương khói cho cha mẹ (Ảnh minh họa)
Cuộc sống đang khốn khó trăm bề thì người cha đột ngột mất trong một chuyến đi biển mưu sinh. Người mẹ vốn mắc bệnh hiểm nghèo thì quỵ ngã trước những cú sốc quá lớn để lại 4 đứa con nheo nhóc, bơ vơ giữa cõi đời. Đã vậy, 4 đứa trẻ lại bị bệnh tật đeo bám khiến bất cứ ai chứng kiến cuộc sống của chúng cũng đều phải xót xa.
Gia đình bất hạnh
Đó là hoàn cảnh của gia đình vợ chồng ông Lê Minh Tánh (SN 1971) và bà Nguyễn Thị Quý (SN 1976, ngụ thôn Long Thủy, xã An Phú, TP.Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên). Đương giữa buổi sáng, trước căn nhà lụp xụp của gia đình bất hạnh có một cậu bé ngồi nghịch đất. Thấy người lạ, cậu bé người lấm lem vội chạy vào nhà gọi bà ngoại. Bên trong nhà, hai cô bé cùng nhau bưng cơm lên hai chiếc bàn thờ nằm cạnh nhau. Hai em cho biết hôm nay nhà cúng 100 ngày mất của mẹ, tức bà Quý. Nói rồi những đứa trẻ vẫn hồn nhiên bưng cơm, riêng bà Nguyễn Thị Sỉ (SN 1947, bà ngoại các em) đau đớn không nói nên lời.
Ông Tánh vốn mồ côi cha từ năm 2 tuổi, mẹ ông từ đó ở vậy nuôi con với biết bao cơ cực. Từ bé không được học hành, lớn lên ông Tánh sống cảnh làm thuê làm mướn, đắp đổi qua ngày. Cách đây 15 năm ông Tánh đi làm rồi gặp được bà Quý nên đem lòng thương. Chung sống chưa được bao lâu thì người mẹ ông Tánh mất vì bệnh tật. Sau đó không lâu, bà Quý sinh cô con gái đầu lòng, đó là niềm vui khôn tả mà cũng là gánh nặng với hai vợ chồng. Cái đói cái nghèo cứ đeo bám dai dẳng và chưa bao giờ buông tha cho gia đình. Ông Tánh sức yếu vì bị bệnh gan mãn tính nên lao động không được như người bình thường. Không có thu nhập ổn định, cuộc sống cứ thiếu trước hụt sau nên hai người lấy nhau nhiều năm mà phải sống trong căn nhà dột nát.
Khoảng 8 năm trước, vợ chồng ông Tánh được bà con làng xóm và chính quyền địa phương dựng cho căn nhà nhỏ để trú mưa, trú nắng. Người thân thấy vậy đã giúp đỡ cho ông được đi biển để kiếm tiền mưu sinh. Bản thân mang bệnh tật nhưng ông vẫn cố gắng làm để nuôi vợ con. Bà Quý ở nhà vừa chăm con vừa sớm tối tảo tần làm thuê làm mướn phụ chồng. Bất hạnh ập đến khi năm 2011, sau khi sinh con trai út thì bà Quý phát hiện mình bị ung thư vú. Căn bệnh chữa mãi không thuyên giảm mà gia cảnh mỗi năm càng thêm khánh kiệt. Từ ngày đó, gánh nặng gia đình tập trung hết lên vai người đàn ông trong nhà. Sau này căn bệnh di căn và hết cách cứu chữa, bà Quý biết mình sống nay chết mai nên chỉ hi vọng chồng nuôi các con ăn học nên người. Thế nhưng không ngờ trong những ngày lay lắt trong bệnh tật, bà lại phải chịu nỗi đau mất chồng. Đó là vào cuối tháng 12/2013, trong một chuyến đánh bắt xa bờ, ông Tánh bị lật thúng chết đuối. Tin dữ được mọi người giấu kín đến khi đưa ông Tánh về đất liền thì mới thông báo. Bà Quý đến nơi thì ngất xỉu bởi chồng chỉ còn là cái xác được bọc trong tấm ni lông. Lúc này bà muốn buông xuôi tất cả để giải thoát khỏi nỗi đau nhưng vì 4 đứa con nên phải trụ lại. Trước hoàn cảnh đáng thương, mọi người ủng hộ giúp đỡ 5 mẹ con vượt qua đau thương. Thế nhưng mẹ đã bệnh tật mà 4 đứa trẻ cũng không được khỏe mạnh. Con gái đầu là Lê Thị Thùy Trang (SN 2001) thường xuyên bị tức ngực, ngất xỉu. Cháu thứ 2 là Lê Thị Tuyết Điểm (SN 2002) lại thường đau đầu, chóng mặt không rõ nguyên nhân. Có số tiền mọi người ủng hộ, 3 tháng sau ngày chồng mất, bà Quý đưa 4 đứa con vào TP.Hồ Chí Minh khám bệnh. Lần này một cú sốc nữa khiến người mẹ như gục ngã hoàn toàn. Kết quả khám bệnh cho thấy cháu Thùy Trang bị hở van tim, đó chính là nguyên nhân khiến cô bé thường bị tức ngực. Cô em gái là Tuyết Điểm cũng bị rốn loạn vận mạch não. Trong khi đó cháu gái thứ 3 và cậu con trai út lại bị các bệnh đường ruột nên còi cọc, ốm yếu. Thân bệnh cộng thêm tâm bệnh khiến bà Quý đâm ra đau khổ, tuyệt vọng, người càng suy kiệt. Sau chuyến khám bệnh đó, bà Quý nằm liệt một chỗ mà chưa khi nào thôi đau đáu về những đứa con thơ dại. Sau thời gian chống chọi bệnh tật, tháng 5/2014 vừa qua bà Quý trút hơi thể cuối cùng trước ánh mắt ngây thơ của những đứa con bé bỏng.
Xót thương những phận đời mồ côi
Cả con rể và con gái đều mất, bà Sỉ phải sang nhà ở hẳn để lo cho các cháu. Tuổi cao sức yếu, hàng ngày bà ở nhà đi chợ, lo cơm nước cho các cháu đến trường. Khi phóng viên đến nhà thì cũng là lúc bà lom khom dưới bếp chuẩn bị mâm cơm cúng con gái. Lúc ấy cô cháu nhỏ thấy bà chảy nước mắt đã hồn nhiên nhắc: “Ngoại làm rơi nước mắt vào cơm mẹ cháu kìa, sao ngoại lại khóc?”. Bà Sỉ vội gượng cười, vỗ về cháu bảo chỉ là do khói bếp bay vào mắt. Nói về 4 đứa cháu tội nghiệp, bà Sỉ vừa hướng ánh mắt vào từng cháu vừa đau xót: “Cháu lớn và cháu thứ 2 thì nay học lớp 7, học sáng nên ở nhà phụ giúp bà làm cơm cúng mẹ. Cháu trai út thì mới 4 tuổi, đang ngồi nghịch đất trước nhà. Cháu thứ 3 là Lê Thị Oanh Thư nay 7 tuổi, học lớp 2, sáng nay đi học nên không có ở nhà. Hoàn cảnh các cháu thế này tôi thương lắm nên hàng ngày tôi luôn động viên để cháu bớt nhớ cha nhớ mẹ, cố gắng học hành. Sáng giờ tôi đi chợ rồi về nấu cơm, trước là cúng con gái, sau là cho cháu ăn trưa để đi học”.
Dù còn bé lại đang tuổi ăn học nhưng hai cháu lớn là Thùy Trang và Tuyết Điểm phải phụ bà nhặt cá kiếm tiền lo cuộc sống. Bà Sỉ đến xưởng nhận cá cơm khô về nhà để mấy bà cháu nhặt nhạnh, phân loại cho sạch sẽ. Sau đó lại mang đến để giao lại và nhận tiền công. Mỗi kí cá, bà và các cháu được trả 3 nghìn đồng. Cứ vài ngày bốn bà cháu mới nhặt được một thùng cá kiếm được 30 nghìn, số tiền ít ỏi đó với 5 bà cháu vô cùng lớn lao. “Hôm bữa mấy bà cháu vừa nhặt được 2 thùng cá. Tiền đó ngoại dùng đi chợ mua đồ dùng học tập, mua sắm đồ về để hôm nay cúng cơm cho mẹ”, bé Thùy Trang hồn nhiên kể.
Nói rồi cô bé thắp hương lên bàn thờ cha mẹ. Cảnh ấy khiến người bà rưng rưng: “Mấy chị em ngày hai buổi thay phiên thắp hương cho cha mẹ vậy đó. Vừa rồi có đại diện quỹ bảo trợ đến gặp gia đình để xin nhận các cháu về trung tâm nhưng các cháu không chịu. Tôi không muốn các cháu đi nên cũng có hỏi thử thì các cháu nói không muốn xa cha mẹ, còn nói phải ở lại chứ bỏ nhà đi cha mẹ sẽ buồn lắm. Cu út chưa biết cha mất nên còn bảo sẽ đợi cha về nữa kia. Người lớn nghe vậy chỉ biết ngậm ngùi nhìn nhau chứ chẳng biết nói gì”. Bệnh tật, lại sống cảnh nay đói mai no nhưng 3 cháu lớn đều học hành chăm chỉ. Năm học lớp 6 vừa rồi Thùy Trang và Thuyết Điểm là học sinh khá, trong khi cô bé Oanh Thư là học sinh giỏi. Thầy Lê Đức Huy (Tổng phụ trách đội, Trường THCS Trần Cao Vân) chia sẻ: “Mồ côi, thiệt thòi nhưng chị em Trang và Điểm đều chăm ngoan, học giỏi, thầy cô ai cũng quý mến. Nhà trường và các cơ quan đoàn thể biết được hoàn cảnh nên hỗ trợ cho 2 em rất nhiều, như các suất học bổng, tiền hỗ trợ. Ngoài ra, nhà trường thường xuyên quan tâm để động viên, giúp đỡ không để 2 em phải bỏ học”. Nói về hoàn cảnh của 4 đứa trẻ mồ côi, ông Trần Thanh Quận (Phó Chủ tịch UBND xã An Phú) chia sẻ: “Gia đình anh Tánh trước đây vốn thuộc diện hộ nghèo. Sau này khi hai vợ chồng lần lượt mất đi, 4 đứa con của anh chị rơi vào cảnh mồ côi, rất đáng thương. Cùng với người thân, nhà trường, chính quyền địa phương quan tâm giúp đỡ về vật chất lẫn tinh thần nhưng không thể bù đắp lại hết những thiệt thòi mà các em phải gánh chịu. Các em đang độ tuổi ăn học nên về lâu về dài thì vẫn cần những sự giúp đỡ từ tất cả mọi người để tiếp tục đến trường, tìm được tương lai sau này”.
Bạn đọc có lòng hảo tâm muốn giúp đỡ hoàn cảnh 4 đứa trẻ mồ côi có thể liên hệ qua địa chỉ: Cháu Lê Thị Thùy Trang (con gái ông Lê Minh Tánh), xóm Đạo, thôn Long Thủy, xã An Phú, TP.Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Số điện thoại: 01696737371 |
Comment