Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Hai thiếu nhi nói được 11 thứ tiếng

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hai thiếu nhi nói được 11 thứ tiếng

    Đó là hai chị em Võ Thị Ngọc Diễm, 8 tuổi và Võ Minh Tuấn, 6 tuổi. Ở nhà thường được gọi là “Mít” và “Ổi”. Hai chị em nói được 11 thứ tiếng: Việt, Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Nhật Bản, Ấn Độ, Ả Rập, tiếng Bắc Kinh và tiếng Quảng của Trung Quốc.


    Chị em Diễm, Tuấn với cô giáo dạy tiếng Bồ Đào Nha

    Riêng cháu Diễm viết được mỗi thứ tiếng một bức thư ngắn, còn cháu Tuấn mới viết được chữ của dăm thứ tiếng.


    Hai cháu là con của anh Võ Minh Oai, quê gốc Cái Răng - Cần Thơ, định cư ở Mỹ từ năm 1990. Ông bà nội của các cháu hiện đang sống ở nhà số 153/5 khóm 9 phường Lê Bình, Cái Răng.

    Cháu Diễm biết nói rất sớm. Năm cháu lên một, anh Oai đã phát hiện năng khiếu ngôn ngữ của con. Anh là bác sỹ nha khoa hành nghề tại North Carolina. Khi cháu Diễm biết nói, nhân viên của anh Oai vui đùa với cháu bằng ngôn ngữ của họ, chỉ thời gian ngắn, cháu đã biết trò chuyện.


    Từ đó, anh thuê cô giáo đến nhà dạy theo giờ, các thứ tiếng xen kẽ nhau liên tục ngày này qua ngày khác. Cứ khoảng 3 tháng, cháu nói được một thứ tiếng.


    Năm 2 tuổi cháu đã nói được 4 thứ tiếng, sau đó anh Oai cho cháu học 8 thứ tiếng rồi 11 thứ tiếng. Theo anh Oai thì cháu còn thích học thêm các thứ tiếng mới nữa nhưng anh không cho.

    Anh Oai cho biết thêm, em của Diễm, Võ Minh Tuấn cũng biết nói 11 thứ tiếng, tuy nhiên năng khiếu ngôn ngữ không bằng chị Diễm. Anh có quay một cuộn phim giới thiệu việc học tiếng của cháu Diễm lúc mới 5 tuổi, gửi về quê. Cuộn phim dài khoảng 60 phút, trong đó 10 thứ tiếng học với cô giáo, riêng tiếng Việt học với mẹ.

    Trong băng cho thấy Diễm học hết sức thoải mái. Cháu ngồi bất cứ nơi nào, trên ghế, trên giường, dưới sàn nhà, vừa chơi vừa học. Cháu Diễm học nói vài tiếng, viết vài chữ lại đứng lên ghế hoặc lăn ra đất ngọ nguậy tay chân, có khi chui vào gầm bàn tìm thứ nọ thứ kia.

    Một đoạn, cháu Diễm chơi hơi lâu, anh Oai nhắc “con phải nghe lời cô giáo”. Cháu đứng lên phụng phịu “cô giáo cũng phải nghe lời con mới công bình”. Đoạn khác cô giáo ngồi đọc cho cháu viết một bức thư bằng tiếng Nhật gửi bà nội.

    Cô đọc từng tiếng, cháu Diễm vừa chơi vừa viết. Khi đọc lại, anh Oai bảo cháu đọc bằng tiếng Việt. Cháu lẩm nhẩm tiếng Nhật, dịch ra tiếng Việt nhưng đến một đoạn có vẻ khó khăn, cháu nói “bà nội, bà nội, how are you”, rồi nằm lăn ra ghế đọc lại “bà nội có khỏe không”.

    Học tiếng Việt thì đánh vần cuốn sách in ở Việt Nam với những câu: “Đi đến nơi nào, lời chào đi trước, lời chào dẫn bước, chẳng sợ lạc nhà, lời chào kết bạn, con đường bớt xa”. Hoặc hát “ông trăng tròn, tròn như trái banh con con”.

    Đoạn phim cháu học tiếng Ả Rập. Cô giáo mặc trang phục đạo Hồi, trước khi vào học buộc khăn che kín tóc cho cháu Diễm như đứa bé đạo Hồi. Hai cô trò ngồi trong gian bếp, xung quanh là bàn tủ, chén bát, xoong nồi, họ như hai mẹ con vừa nấu nướng vừa trò chuyện rầm rì.

    Bà nội cháu lấy những bức thư cháu Diễm gửi cho bà năm 2004, lúc mới 5 tuổi, đều viết bằng thứ chữ lạ. “Không hiểu cháu viết gì?”, bà giáo mỉm cười nói. Về sau đem hỏi mới biết đó là chữ Ả Rập, Tây Ban Nha và Nhật Bản.

    Trao đổi với anh Võ Minh Oai qua e-mail, anh cho biết: Hiện cháu Diễm nói lưu loát, đọc và viết được cả 11 thứ tiếng. Những tiếng khó đọc, khó viết như Trung Quốc, Ấn Độ cháu đọc, viết chậm hơn so với các tiếng có mẫu tự La-tinh. Cháu yêu thích tất cả 11 thứ tiếng nhưng nói tiếng Việt và tiếng Anh nhiều nhất.

    Cháu Diễm biết nói rất sớm. Năm cháu lên một, anh Oai đã phát hiện năng khiếu ngôn ngữ của con. Anh là bác sỹ nha khoa hành nghề tại North Carolina. Khi cháu Diễm biết nói, nhân viên của anh Oai vui đùa với cháu bằng ngôn ngữ của họ, chỉ thời gian ngắn, cháu đã biết trò chuyện.



    Từ đó, anh thuê cô giáo đến nhà dạy theo giờ, các thứ tiếng xen kẽ nhau liên tục ngày này qua ngày khác. Cứ khoảng 3 tháng, cháu nói được một thứ tiếng.



    Năm 2 tuổi cháu đã nói được 4 thứ tiếng, sau đó anh Oai cho cháu học 8 thứ tiếng rồi 11 thứ tiếng. Theo anh Oai thì cháu còn thích học thêm các thứ tiếng mới nữa nhưng anh không cho.



    Anh Oai cho biết thêm, em của Diễm, Võ Minh Tuấn cũng biết nói 11 thứ tiếng, tuy nhiên năng khiếu ngôn ngữ không bằng chị Diễm. Anh có quay một cuộn phim giới thiệu việc học tiếng của cháu Diễm lúc mới 5 tuổi, gửi về quê. Cuộn phim dài khoảng 60 phút, trong đó 10 thứ tiếng học với cô giáo, riêng tiếng Việt học với mẹ.

    Trong băng cho thấy Diễm học hết sức thoải mái. Cháu ngồi bất cứ nơi nào, trên ghế, trên giường, dưới sàn nhà, vừa chơi vừa học. Cháu Diễm học nói vài tiếng, viết vài chữ lại đứng lên ghế hoặc lăn ra đất ngọ nguậy tay chân, có khi chui vào gầm bàn tìm thứ nọ thứ kia.

    Một đoạn, cháu Diễm chơi hơi lâu, anh Oai nhắc “con phải nghe lời cô giáo”. Cháu đứng lên phụng phịu “cô giáo cũng phải nghe lời con mới công bình”. Đoạn khác cô giáo ngồi đọc cho cháu viết một bức thư bằng tiếng Nhật gửi bà nội.

    Cô đọc từng tiếng, cháu Diễm vừa chơi vừa viết. Khi đọc lại, anh Oai bảo cháu đọc bằng tiếng Việt. Cháu lẩm nhẩm tiếng Nhật, dịch ra tiếng Việt nhưng đến một đoạn có vẻ khó khăn, cháu nói “bà nội, bà nội, how are you”, rồi nằm lăn ra ghế đọc lại “bà nội có khỏe không”.

    Học tiếng Việt thì đánh vần cuốn sách in ở Việt Nam với những câu: “Đi đến nơi nào, lời chào đi trước, lời chào dẫn bước, chẳng sợ lạc nhà, lời chào kết bạn, con đường bớt xa”. Hoặc hát “ông trăng tròn, tròn như trái banh con con”.

    Đoạn phim cháu học tiếng Ả Rập. Cô giáo mặc trang phục đạo Hồi, trước khi vào học buộc khăn che kín tóc cho cháu Diễm như đứa bé đạo Hồi. Hai cô trò ngồi trong gian bếp, xung quanh là bàn tủ, chén bát, xoong nồi, họ như hai mẹ con vừa nấu nướng vừa trò chuyện rầm rì.



    Đó là hai chị em Võ Thị Ngọc Diễm, 8 tuổi và Võ Minh Tuấn, 6 tuổi. Ở nhà thường được gọi là “Mít” và “Ổi”. Hai chị em nói được 11 thứ tiếng: Việt, Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Nhật Bản, Ấn Độ, Ả Rập, tiếng Bắc Kinh và tiếng Quảng của Trung Quốc.

    Riêng cháu Diễm viết được mỗi thứ tiếng một bức thư ngắn, còn cháu Tuấn mới viết được chữ của dăm thứ tiếng.

    Hai cháu là con của anh Võ Minh Oai, quê gốc Cái Răng - Cần Thơ, định cư ở Mỹ từ năm 1990. Ông bà nội của các cháu hiện đang sống ở nhà số 153/5 khóm 9 phường Lê Bình, Cái Răng.
    Theo Sáu Nghệ

    Tiền Phong


    Bạn đọc có thể xem phóng sự của Đài truyền hình Brazil về cháu Diễm tại địa chỉ: http://media.putfile.com/HomeSchool-Web
    Last edited by culan; 27-08-2007, 10:44 AM.
    Attention: Quét virus trước khi dùng softwares :bam: :leo: :LT:

  • #2
    bạn đã đóng góp bài vở !

    Comment


    • #3
      Nguyên Văn Bài Viết Của cungdanxua View Post
      bạn đã đóng góp bài vở !
      thank bạn đã thank
      Attention: Quét virus trước khi dùng softwares :bam: :leo: :LT:

      Comment


      • #4
        ước gì mình nói dược một nửa của mấy đứa nhỏ này nhỉ?????????
        Tha hồ đi cưa gái......kakakak

        Comment

        Working...
        X