Chỉ có nửa khuôn mặt
Ảnh chụp ngang khuôn mặt của Alan. (Ảnh: Wcbstv).
(Dân trí) - Từ lúc mới sinh, Alan Doherty đã khuyết hẳn nửa khuôn mặt dưới - một hiện tượng dị hình bẩm sinh cực kỳ hiếm gặp. 17 năm nay, cậu không thể ăn uống cũng như trò chuyện. Tất cả thức ăn phải truyền qua ống dạ dày. Ngay cả việc thở cũng phải dùng công cụ đặc biệt.
“Trước nay tôi vẫn luôn tự hỏi không biết thức ăn mùi vị thế nào” - Alan gõ vào chiếc máy tính có gắn thiết bị phát thanh.
Khi được hỏi đang trông đợi điều gì nhất, Alan không do dự lướt tay trên bàn phím: “Có một chiếc cằm hoàn hảo để mọi người không nhìn chằm chặp vào tôi”.
Thứ Bảy tuần trước (9/6), cậu thiếu niên bất hạnh này đã vượt qua chặng đường hàng nghìn cây số từ hạt Donegal (Ai-len) tới tận thành phố New York, hy vọng giới chuyên gia hàng đầu nước Mỹ có thể mang tới cho cậu phép màu làm thay đổi số phận.
Vậy là hai ngày sau, nhóm phẫu thuật kỳ cựu nhất bệnh viện Mount Sinai đã tiến hành tái tạo khuôn mặt biến dạng của Alan, theo đó, một mẩu xương hông được trích ra để cấy thành cằm và xương khuôn mặt dưới.
“Phải trải qua một giai đoạn điều trị và chỉnh hình khá lâu nữa mặt Alan mới đạt được độ cân xứng hoàn hảo. Ước chừng sau 1 năm đến năm rưỡi, cậu bé sẽ tự tin với khuôn mặt hoàn thiện như người thường” - Tiến sĩ Elliot Rose khẳng định.
Xét trên phương diện y học, ngoài Alan Doherty thì chỉ có duy nhất một trường hợp “thiếu nửa mặt” khác trên thế giới, và ca phẫu thuật tái tạo mặt này có thể ghi nhận là nỗ lực đầu tiên trong việc điều trị chứng dị hình “quái đản”.
Ảnh chụp ngang khuôn mặt của Alan. (Ảnh: Wcbstv).
(Dân trí) - Từ lúc mới sinh, Alan Doherty đã khuyết hẳn nửa khuôn mặt dưới - một hiện tượng dị hình bẩm sinh cực kỳ hiếm gặp. 17 năm nay, cậu không thể ăn uống cũng như trò chuyện. Tất cả thức ăn phải truyền qua ống dạ dày. Ngay cả việc thở cũng phải dùng công cụ đặc biệt.
“Trước nay tôi vẫn luôn tự hỏi không biết thức ăn mùi vị thế nào” - Alan gõ vào chiếc máy tính có gắn thiết bị phát thanh.
Khi được hỏi đang trông đợi điều gì nhất, Alan không do dự lướt tay trên bàn phím: “Có một chiếc cằm hoàn hảo để mọi người không nhìn chằm chặp vào tôi”.
Thứ Bảy tuần trước (9/6), cậu thiếu niên bất hạnh này đã vượt qua chặng đường hàng nghìn cây số từ hạt Donegal (Ai-len) tới tận thành phố New York, hy vọng giới chuyên gia hàng đầu nước Mỹ có thể mang tới cho cậu phép màu làm thay đổi số phận.
Vậy là hai ngày sau, nhóm phẫu thuật kỳ cựu nhất bệnh viện Mount Sinai đã tiến hành tái tạo khuôn mặt biến dạng của Alan, theo đó, một mẩu xương hông được trích ra để cấy thành cằm và xương khuôn mặt dưới.
“Phải trải qua một giai đoạn điều trị và chỉnh hình khá lâu nữa mặt Alan mới đạt được độ cân xứng hoàn hảo. Ước chừng sau 1 năm đến năm rưỡi, cậu bé sẽ tự tin với khuôn mặt hoàn thiện như người thường” - Tiến sĩ Elliot Rose khẳng định.
Xét trên phương diện y học, ngoài Alan Doherty thì chỉ có duy nhất một trường hợp “thiếu nửa mặt” khác trên thế giới, và ca phẫu thuật tái tạo mặt này có thể ghi nhận là nỗ lực đầu tiên trong việc điều trị chứng dị hình “quái đản”.
Comment