Joe Quililan (Philippines) muốn tận dụng khả năng đặc biệt để tham gia vào hoạt động bảo tồn rắn và nâng cao nhận thức về loài bò sát này.
Joe Quililan, sống ở thành phố Cagayan de Oro, bắt được con rắn hổ mang đầu tiên ở khu vực phía bắc Philippines năm 14 tuổi. Một ngày nọ, anh bị con rắn cắn, nhưng thay vì đến bệnh viện, Joe vẫn tiếp tục các công việc trong ngày như chưa có chuyện gì xảy ra.
Thông thường, phần lớn những người trúng nọc độc rắn hổ mang thường sẽ khó thở, tiếp đến là mê man bất tỉnh rồi tử vong. Nhưng Joe thì không. Chàng trai 31 tuổi khẳng định vết cắn đầu tiên đó giúp anh nhận ra mình có khả năng kháng lại nọc độc của rắn hổ mang và suốt mấy năm qua, anh cố gắng khiến bản thân trở nên miễn dịch hoàn toàn với thứ nọc độc này.
Để đạt được mục đích trên, Joe thừa nhận mọi việc không dễ dàng. Anh từng cho rắn cắn cả trăm lần, vài lần nặng tới mức phải nhập viện. Theo Joe, anh từng suýt chết 5 lần và phải cắt một ngón tay, nhưng anh chưa bao giờ từ bỏ.
"Tôi không thể ngừng tiếp xúc với những con rắn hoang dã hiếu chiến được. Tôi từng ra vào viện năm lần, nhưng những vết cắn thực sự đã khiến cho hệ miễn dịch của tôi đối với nọc độc rắn hổ mang trở nên khỏe mạnh hơn", Joe chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn gần đây.
Mỗi tuần, Joe cho rắn cắn một lần, thậm chí cứ ba tuần lại tiêm một lượng nhỏ nọc độc rắn hổ mang vào cơ thể. Chàng trai người Philippines khẳng định cách này không chỉ khiến anh miễn dịch với nọc rắn mà còn trở nên khỏe mạnh hơn nhiều.
Mới đây, Joe xuất hiện trên show Kapuso Mo, Jessica Soho (KMJS) của Good Morning America và khoe khả năng miễn dịch với nọc độc rắn bằng cách cho một con rắn hổ mang cắn mình hai lần.
Sau khi được đưa đến viện, các bác sĩ kiểm tra và xác nhận tình trạng sức khỏe của anh hoàn toàn tốt. Một tiếng sau, Joe được cho xuất viện.
Người ta cũng lấy mẫu máu của Joe gửi tới Viện nghiên cứu Y học Nhiệt đới để phân tích. Kết quả cũng xác nhận các kháng thể trong người anh có thể trung hòa được nọc độc của rắn hổ mang.
"Chúng tôi nhận thấy anh Joe thực sự có các kháng thể có thể chống lại được nọc độc", Eleonor Cervantes, một chuyên gia nghiên cứu khoa học lâu năm, cho biết. "Nhưng máu của anh ấy có thể trung hòa được nọc độc đến mức nào thì chúng tôi vẫn chưa biết chắc. Anh ấy là người đầu tiên có khả năng này".
Từng là nhân viên trong một cửa hàng bán đồ cho thú cưng ở Cagayan de Oro, mới đây Joe tìm được một công việc ở Bộ Tài nguyên Môi trường Philippines. Anh hy vọng sẽ tận dụng được khả năng đặc biệt để bảo tồn rắn, giúp người dân hiểu hơn về loài rắn cũng như vai trò của chúng trong tự nhiên.
"Tôi yêu những con rắn và muốn mọi người hiểu rằng rắn cũng có những vai trò nhất định trong hệ sinh thái và cuộc sống của chúng ta", Joe nói. "Giờ đây tôi không cảm thấy lo lắng gì khi tiếp xúc với rắn bởi tôi đã miễn dịch với nọc của chúng rồi".
Joe Quililan không phải là người đầu tiên trên thế giới sử dụng phương pháp nguy hiểm và đau đớn này để tăng cường hệ miễn dịch. Tim Friede, một người đam mê rắn ở Mỹ, cũng tuyên bố việc tự tiêm nọc độc của rắn vào người đã giúp cho hệ miễn dịch của anh trở nên khỏe mạnh.
Joe Quililan, sống ở thành phố Cagayan de Oro, bắt được con rắn hổ mang đầu tiên ở khu vực phía bắc Philippines năm 14 tuổi. Một ngày nọ, anh bị con rắn cắn, nhưng thay vì đến bệnh viện, Joe vẫn tiếp tục các công việc trong ngày như chưa có chuyện gì xảy ra.
Thông thường, phần lớn những người trúng nọc độc rắn hổ mang thường sẽ khó thở, tiếp đến là mê man bất tỉnh rồi tử vong. Nhưng Joe thì không. Chàng trai 31 tuổi khẳng định vết cắn đầu tiên đó giúp anh nhận ra mình có khả năng kháng lại nọc độc của rắn hổ mang và suốt mấy năm qua, anh cố gắng khiến bản thân trở nên miễn dịch hoàn toàn với thứ nọc độc này.
Để đạt được mục đích trên, Joe thừa nhận mọi việc không dễ dàng. Anh từng cho rắn cắn cả trăm lần, vài lần nặng tới mức phải nhập viện. Theo Joe, anh từng suýt chết 5 lần và phải cắt một ngón tay, nhưng anh chưa bao giờ từ bỏ.
"Tôi không thể ngừng tiếp xúc với những con rắn hoang dã hiếu chiến được. Tôi từng ra vào viện năm lần, nhưng những vết cắn thực sự đã khiến cho hệ miễn dịch của tôi đối với nọc độc rắn hổ mang trở nên khỏe mạnh hơn", Joe chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn gần đây.
Mỗi tuần, Joe cho rắn cắn một lần, thậm chí cứ ba tuần lại tiêm một lượng nhỏ nọc độc rắn hổ mang vào cơ thể. Chàng trai người Philippines khẳng định cách này không chỉ khiến anh miễn dịch với nọc rắn mà còn trở nên khỏe mạnh hơn nhiều.
Mới đây, Joe xuất hiện trên show Kapuso Mo, Jessica Soho (KMJS) của Good Morning America và khoe khả năng miễn dịch với nọc độc rắn bằng cách cho một con rắn hổ mang cắn mình hai lần.
Sau khi được đưa đến viện, các bác sĩ kiểm tra và xác nhận tình trạng sức khỏe của anh hoàn toàn tốt. Một tiếng sau, Joe được cho xuất viện.
Người ta cũng lấy mẫu máu của Joe gửi tới Viện nghiên cứu Y học Nhiệt đới để phân tích. Kết quả cũng xác nhận các kháng thể trong người anh có thể trung hòa được nọc độc của rắn hổ mang.
"Chúng tôi nhận thấy anh Joe thực sự có các kháng thể có thể chống lại được nọc độc", Eleonor Cervantes, một chuyên gia nghiên cứu khoa học lâu năm, cho biết. "Nhưng máu của anh ấy có thể trung hòa được nọc độc đến mức nào thì chúng tôi vẫn chưa biết chắc. Anh ấy là người đầu tiên có khả năng này".
Từng là nhân viên trong một cửa hàng bán đồ cho thú cưng ở Cagayan de Oro, mới đây Joe tìm được một công việc ở Bộ Tài nguyên Môi trường Philippines. Anh hy vọng sẽ tận dụng được khả năng đặc biệt để bảo tồn rắn, giúp người dân hiểu hơn về loài rắn cũng như vai trò của chúng trong tự nhiên.
"Tôi yêu những con rắn và muốn mọi người hiểu rằng rắn cũng có những vai trò nhất định trong hệ sinh thái và cuộc sống của chúng ta", Joe nói. "Giờ đây tôi không cảm thấy lo lắng gì khi tiếp xúc với rắn bởi tôi đã miễn dịch với nọc của chúng rồi".
Joe Quililan không phải là người đầu tiên trên thế giới sử dụng phương pháp nguy hiểm và đau đớn này để tăng cường hệ miễn dịch. Tim Friede, một người đam mê rắn ở Mỹ, cũng tuyên bố việc tự tiêm nọc độc của rắn vào người đã giúp cho hệ miễn dịch của anh trở nên khỏe mạnh.
Comment