Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Những chuyện " ma " ở Việt Nam

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Những chuyện " ma " ở Việt Nam

    Làm đám cưới cho...hai hồn ma

    Hai gia đình bàn nhau sắm lễ vật cho đám cưới người âm. Họ tìm mua một hình nộm đàn ông, một hình nộm đàn bà cùng nhiều đồ vật tượng trưng cho đám cưới như khăn áo, mũ mão... Hai gia đình cùng lên tổ chức hôn lễ cho vợ chồng “thần giữ của”. Lễ cưới tiến hành thu hút rất đông người hiếu kỳ đến ngó nghiêng chỉ trỏ.


    Gò đất nơi diễn ra đám cưới “người âm”.
    Sự việc xảy ra tại gò đất có tên Núi Bạch Tuyết thuộc địa bàn thôn Linh Thượng (xã Vân Côn, Hoài Đức, Hà Nội), nơi bao đời này lưu truyền lời đồn là kho báu, từng chôn sống trinh nữ làm thần giữ của.



    Đánh chết rắn, bị “thần linh” bắt vạ



    Giải thích về cái tên núi Bạch Tuyết, các cao niên trong thôn cho biết, theo truyền thuyết, trước kia ở ngọn núi này có một cái hang có tới 3 cửa. Thời phong kiến, giặc ngoại xâm đô hộ vơ vét cơ man nào là vàng bạc, châu báu. Đến khi thua trận phải rút về nước, chúng không thể mang hết của cải, đành cất giấu một phần vào "hang 3 cửa".
    Để trấn yểm không cho ai xâm phạm, chúng chôn sống theo một thiếu nữ còn trinh trắng, làm "thần giữ của" cho hang. Thiếu nữ xấu số đó tên là Bạch Tuyết Hoa, ngọn núi sau đó cũng mang tên của nữ thần giữ của.
    Cũng theo các cao niên, núi Bạch Tuyết ngày nay đã không còn nguyên trạng, chỉ còn tồn tại một khối đá do bốn tảng đá lớn ghép lại. Với hình thù đó, người trong thôn quen gọi là quán Bạch Tuyết. Tuy nhiên, dù chỉ lớn hơn hòn "giả sơn" trang trí các khuôn viên một chút, quán Bạch Tuyết vẫn ẩn chứa nhiều truyền thuyết liêu trai không rõ thực hư.
    Một phụ nữ ngụ thôn Linh Thượng, có thâm niên hàng chục năm bán nước chè cạnh quán Bạch Tuyết, vẫn còn rùng mình khi kể lại chuyện nữ thần giữ của "bắt mạng" người sống làm chồng. Chàng trai được chọn đó mới tròn 18 tuổi, nổi tiếng đẹp trai, tính tình lại rất hiền lành. Vào khoảng 12h trưa một ngày tháng 8/1997, chàng trai cùng một số bạn bè lên quán chơi. Tình cờ nhìn thấy một con rắn hổ mang to bằng cổ tay bò từ trong núi ra, chàng trai phản xạ nhanh, dùng một cây gỗ lớn đánh chết con rắn.
    Sau sự việc, trở về nhà, chàng trai bắt đầu có những biểu hiện kỳ lạ. Cậu liên tục nói với mọi người: “Bạch Tuyết chọn tôi làm chồng, tôi sắp phải về cùng Bạch Tuyết”. Trông cậu lúc đó như người mất hồn, đôi mắt đờ đẫn không còn sinh khí. Người nhà không ai hiểu đã có chuyện gì xảy ra.
    Biết chuyện cậu giết rắn, lại tưởng con em mình sợ quá nên mới như thế. Ai ngờ vài hôm sau, chàng trai tự tử. Mọi người bấy giờ mới giật mình, hiểu câu "Bạch Tuyết chọn tôi làm chồng" như là điềm báo chàng trai sẽ chết.



    Hành động lạ của chàng trai nhất quyết đòi… chết



    Mang câu chuyện ly kỳ tới gặp gia đình chàng thanh niên, được người cha khẳng định là có thật. Gia đình ông có bảy người con, chàng trai là con út. Từ bé, cậu đã hiền lành ngoan ngoãn, chăm chỉ làm việc, hay giúp đỡ mọi người. Không chỉ thế, cậu còn rất khôi ngô, trở thành niềm tự hào của cả gia đình.
    Nhớ lại biến cố khủng khiếp, người cha cho biết: "Buổi trưa hôm đó, đi chơi về, nó bỗng bảo tôi: “Bố ơi, con sắp lấy cô Bạch Tuyết làm vợ rồi”.
    Trông con như người mất hồn, gia đình rất lo lắng. Sau biết chuyện nó đánh rắn trên núi, người nhà bèn bảo nhau phải mời “thầy” về xem con có phạm phải thánh thần nào không để làm lễ giải hạn".
    Bấy giờ, một ông “thầy” sau khi xem đã phán: Trong tháng 8 âm lịch này phải giữ chàng trai trong nhà, nếu qua được ngày 30 là thoát, bằng không sẽ mất mạng, phải giữ con ở nhà. Gia đình nghe thế thì vội vàng cắt cử người luân phiên theo chàng trai như hình với bóng.
    Không chỉ cấm cản, không cho chàng trai ra ngoài, người nhà sắm một mâm lễ to, lên núi Bạch Tuyết, cầu xin nữ thần giữ của tha cho con mình. Sau buổi lễ, chàng trai có vẻ linh lợi trở lại. Nghĩ rằng mọi sự đã ổn thỏa, người nhà cũng lơi dần canh gác.
    Đến ngày 1/9 âm lịch, trong thôn có một đám cưới. Người làng với nhau không thể từ chối, cha mẹ chàng trai đành phải đi dự. Trước đó, họ đã cẩn thận gọi vài bạn bè của chàng trai đến nhờ trông hộ.
    Lâu không được gặp nhau, những người bạn tổ chức ăn uống, hát hò vui vẻ. Mải vui chơi, các bạn cũng không để ý chàng trai đã biến mất lúc nào. Khoảng 17h, bố mẹ trở về, không thấy con đâu. Mọi người bèn hốt hoảng tủa đi tìm. Khi mở cửa phòng chàng trai, cha mẹ đổ sụp khi thấy con mình đã lủng lẳng trên xà nhà.
    Hô nhau đưa người xấu số xuống, thân thể cậu không một vết thương, khuôn mặt vẫn hồng hào như người đang nằm ngủ. Ngày còn sống, cậu chưa bao giờ chụp hình nên không có ảnh để lại. Thấy khuôn mặt đã chết vẫn như đang sống, người nhà đành chụp lại để có ảnh thờ. Tuy nhiên chỉ dùng mấy ngày làm lễ, sau đó, cha mẹ không đủ can đảm nhìn lại tấm ảnh đó trên ban thờ.
    "Ngày đó, chúng tôi rất băn khoăn bởi thời hạn cuối tháng đã qua, sao con tôi vẫn bị "bắt". Tuy nhiên, khi lên làm lễ trên núi Bạch Tuyết, một “ông thầy” đã giải thích: Tháng 8 âm lịch đó là tháng thiếu, chỉ có 29 ngày. Vì thế, tuy là ngày 1/9 âm lịch nhưng thực chất lại là ngày cuối cùng của tháng 8.
    Nghe thế, chúng tôi đành an ủi, thôi thì số phận đã an bài", người cha chàng trai giải thích.
    Sau đó, bát nhang thờ chàng trai được đưa lên nhà một người anh ở gần núi, với ý nghĩa để "vợ chồng thần giữ của" được gần nhau.

    Cả làng tổ chức đám cưới "âm"



    Bẵng đi hơn chục năm, câu chuyện nữ thần "bắt mạng" người sống làm chồng tưởng đã vùi chôn vào dĩ vãng. Nhưng đến khoảng năm 2009, người dân sống bên núi Bạch Tuyết lại chứng kiến chuyện ly kỳ, lời đồn "ma bắt chồng" lại dậy sóng.
    Một phụ nữ sinh sống cách chân núi khoảng hơn 100m bỗng gặp chuyện dị thường. Biết đây là vùng núi thiêng, mỗi ngày rằm, mồng Một, chị đều sang thắp hương, trước đó đều không xảy ra chuyện gì.
    Tuy nhiên đến một ngày tháng 10/2009, khi đến làm lễ, chị bỗng thấy người ớn lạnh. "Tôi còn nhớ rõ đó là ngày 10/10. Tôi vẫn nhìn thấy mọi người nhưng hành động và lời nói thì không sao kiểm soát được. Cứ như có người nào đó điều khiển, tôi không nhớ nổi mình vừa làm gì", người phụ nữ kể lại.



    Một số người chứng kiến hôm đó cho biết, thiếu phụ múa may quay cuồng, luôn miệng tự nhân: Ta là Bạch Tuyết Hoa. Thấy lạ quá, nhiều người xúm lại trêu: “Thế Bạch Tuyết Hoa cần gì?”.
    Lúc đó, thiếu phụ như nổi giận, phán: “Ta và chồng ta lấy nhau mà chưa có lễ cưới, chưa được sự chấp thuận của gia đình. Nếu không làm lễ cưới, sẽ giáng họa xuống cả làng”. Tuy khá sợ hãi trước những lời nói, hành động khác thường nhưng người dân vẫn không tin lắm, nghĩ rằng thiếu phụ lẩn thẩn.
    Được gia đình đưa về nhà, trong 10 ngày liền, thiếu phụ liên tục có hiện tượng lạ, người lả đi, sùi bọt mép. Chị cứ luôn miệng đòi hỏi phải có lễ vật đám cưới cho vợ chồng "thần giữ của". Người nhà cực chẳng đã phải tìm đến nhà chàng trai tự tử hỏi, mới ngã ngửa biết, dù tin con mình bị nữ thần "cưới" làm chồng nhưng gia đình chưa làm lễ lạt gì.



    Sau đó, hai gia đình bàn nhau sắm lễ vật cho đám cưới người âm. Họ tìm mua một hình nộm đàn ông, một hình nộm đàn bà cùng nhiều đồ vật tượng trưng cho đám cưới như khăn áo, mũ mãng... Hai gia đình cùng lên tổ chức hôn lễ cho vợ chồng thần giữ của. Lễ cưới tiến hành thu hút rất đông người dân trong vùng đến dự. Ngay sau đó, thiếu phụ trở lại bình thường, không còn hiện tượng bị "nhập" nữa.


    Trao đối về những câu chuyện kỳ quái, ông Nguyễn Sỹ Tiến, cán bộ văn hóa xã Vân Côn cho biết, những người tự nhiên bị bệnh, nói nhăng nói cuội không phải là hiếm trong cuộc sống. Còn việc núi chôn vàng, yểm thần giữ của chỉ là truyền thuyết trong dân gian. Những việc làm sặc mùi mê tín dị đoan này cần bị bài trừ, dẹp bỏ.
    Theo Xa lộ pháp luật

  • #2
    Hồn ma báo oán ở trường bắn tử tù



    i


    Những người liệm hay chôn cất cho tử tù đều gặp phải những chuyện không hay, người nhẹ thì bị điên, tai nạn, nặng thì tử vong đầy bí ẩn.



    Mộ Phước "tám ngón"..
    Trường bắn Long Bình (quận 9, TP HCM) được lập từ năm 1976 trên khoảng đất trống rộng hơn 7ha, là nơi hành quyết lượng tử tù nhiều nhất cả nước. Hàng chục năm tồn tại, nó là vùng đất dữ mang trong mình nhiều câu chuyện rùng rợn.
    Những ngôi mộ san sát nhau lúc trước nay chỉ còn là những cái hố vừa được đào xới còn nguyên dấu tích. Mộ các tử tù đã được dời đến một nghĩa trang tại Bình Dương, nhường chỗ cho các dự án đô thị đang triển khai.
    Trường bắn nằm cạnh con đường lớn nhưng bị chia cắt bởi một bờ dốc cao. Giữa trường bắn rộng lớn có một cây cao, đứng trơ trọi. Bên dưới tán cây là những ngôi mộ chi chít. Có khi một loại dây leo trùm lên một lúc bốn, năm ngôi mộ thành một “cụm” mộ sâu hun hút. Giữa những lùm cỏ dại quá thân người, mộ tử tù rất ít ngôi “ngoi” lên được hết mặt cỏ um tùm.
    Nằm ở ngay “mặt tiền” trường bắn là mộ Nguyễn Hữu Thành, tức Phước “tám ngón” thấy có nhiều chân nhang, cả vỏ lon bia uống dở. Anh Nguyễn Văn Hùng, cửu vạn gần trường bắn nói rằng mộ đại ca Phước được năng thăm viếng nhất bởi giang hồ khắp chốn. Không chỉ có vậy, nó còn nổi tiếng linh nên một thời, dân cờ bạc, số đề ào ào đến cầu may. Cứ giữa trưa hoặc ban đêm là lại có nhiều con bạc cùng thầy bà đến cầu cơ xin số. Từ mộ đại ca Phước lan sang các mộ khác. Nhiều kẻ trúng lớn quay lại cúng heo quay, xây cho các tử tù mộ bằng bê tông để trả lễ. Không biết có linh thật không mà có dạo nạn cầu cơ xin số đề ở pháp trường này thành một cơn sốt.
    Chính quyền nhiều lần ra quân càn quét mới dẹp yên được. Trong một lần càn quét như thế, có người đã cố tình bắn sứt một mảng bia mộ của Phước “tám ngón” để trấn tĩnh đám khát bạc mê muội. Mộ Phước đại ca cũng từng bị đào trộm như Năm Cam và Châu Phát Lai Em nhưng bất thành vì quá nặng mùi tử khí. Kẻ đào mộ Năm Cam là để lấy tiền người nhà còn đào mộ đại ca Phước chỉ để lấy tiếng.
    Ông Tư Bé (60 tuổi) sinh ra và lớn lên gần trường bắn nên mọi điều về nó ông đều biết. Ông kể, tử tù đầu tiên bị xử ở trường bắn này là một ông già ăn trộm vịt bị hai cha con gia chủ phát hiện nên dùng búa tạ đập đầu giết chết cả hai người. Từ đó đến khi đóng cửa, trường bắn đã hành quyết hơn 500 tử tù. Lúc trước, mỗi lẫn có xử bắn dân tình xung quanh đến nườm nượp, người ngoại tỉnh nghe tin cũng khăn gói về xem. Ông nhớ nhất vụ tử hình Nguyễn Hữu Giộc (Mười Vân), nguyên Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai sau ngày giải phóng có lượng “khán giả” đông nhất, vòng trong vòng ngoài có đến vài nghìn người.


    “Đã ra đến pháp trường thì coi như đã chết trong lòng rồi, hồn vía phiêu bạt chỉ còn cái xác rỗng mà thôi”, ông Tư nói. Những kẻ tội ác tày đình giết người không ghê tay nhưng ra đến nơi mềm như cọng bún hoặc cứng đờ như khúc gỗ, đội thi hành án phải kéo lê lên dựa cột. Nhiều kẻ còn vãi ra ướt sũng quần.
    Sau khi tổ năm người dùng súng AK bắn ở cự ly gần, đội trưởng thi hành án gí súng lục vào đầu tử tù bắn một phát ân huệ trước khi đội mai táng tẩm liệm đem đi chôn. “Cái trường bắn này từ lâu là đất dữ đầy ám khí, người ta còn kể rằng ở đây rất nhiều ma. Đêm đến nghe nhiều tiếng khóc ai oán. Kẻ kêu đói, kẻ than đau. Cũng phải, có cái chết nào hơn bị hành quyết đâu”, ông nói tỉnh queo.




    Những ang thờ người chết vì tai nạn trên đoạn đường trước trường bắn..
    Ông Tư khẳng định còn rất nhiều lời đồn đoán rùng rợn khác khiến người ta kinh sợ vùng đất dữ này. “Chuyện đâu không biết, riêng thằng cháu họ tôi trước làm nghề tẩm liệm xác, bây giờ bị điên rồi, phần do rượu, phần do ám ảnh”, ông gằn giọng. Khoảng mười năm về trước, xóm ông có ông già lấy cái cột trói tử tội về làm giàn bầu. Vụ đầu cây ra trái sum suê nhưng được ít lâu ông treo cổ chết luôn trên cái giàn bầu chẳng biết vì lý do gì.
    “Nhiều người nói rằng những người đó bị âm hồn tử tù về bắt. Tôi không biết có nên tin hay không nhưng thấy cũng lạ”, ông kể tiếp. Gần đây, lại xảy ra nhiều cái chết kỳ lạ khác ở đoạn đường chạy ngang trường bắn. Nhiều người đang chạy, bỗng dưng té xe hoặc đâm đầu vào cây chết bất đắc kỳ tử. Riêng đoạn đường ngắn trước mặt trường bắn này đã có mười mấy người chết. Kỳ lạ hơn, nhiều người trong số họ từng khâm liệm hoặc đào mồ chôn tử tù.
    Ông Hai Thổ, người từng làm nghề chôn cất tử tù ngày trước, kể: “Bữa trước, tui đang chạy tự nhiên thấy tối sầm lại, người cứng đơ. Sém chút nữa thì đâm xe vào gốc cây mất mạng rồi”. Ông tâm sự, người ta hay đồn đoán về việc báo oán. Riêng ông không tin. Ngày trước, ông làm nghề chôn cất tử tù phần vì miếng cơm manh áo, phần vì nghĩa hiệp.
    Ông cho biết, pháp trường thường có hai đội, một đội tẩm liệm và một chuyên đào huyệt chôn xác tử tù. Người tẩm liệm thì được trả 200.000-300.000 đồng, chôn cất thì ít hơn, nhiều nhất chỉ được 100.000 đồng. Ông Hai Thổ hành nghề phụ hồ kiếm sống, mỗi lần có người kêu chôn xác thì tham gia.
    Việc tẩm liệm và chôn cất xác tử tù ngày trước thường do hai “ông trùm” là Lê Hoàng Phước (tự Tỷ) Phạm Quốc Thanh (tự Thanh "Mập") thay nhau đảm nhận. Đây cũng chính là hai người cầm đầu đường dây trộm xác Năm Cam và đồng bọn ngày trước. Chính Thanh "Mập" rủ Hai Thổ tham gia đào xác nhưng ông từ chối. Sau vụ án chấn động, ông “giải nghệ”, không làm cái nghề rùng rợn ấy nữa. “Thanh Mập cũng vừa đi rồi. Nó chết ngay trước mặt trường bắn”, ông Hai kể giọng buồn bã.


    Vài tháng sau khi trường bắn đóng cửa, giữa trưa, Thanh chạy xe ngang trường bắn bất ngờ ngã dúi xuống mặt đường rồi chết trên đường đưa đi cấp cứu. Cái chết của Thanh “Mập” và nhiều người khác chính là lúc khởi phát tin đồn báo oán nhắm vào những người từng hành nghiệp tại pháp trường này. Riêng ông nghĩ đó chỉ là trùng hợp, vì ở đời ai gây oán mới nhận oán. Ông chỉ làm việc nghĩa, việc đúng đắn thì chẳng có gì phải sợ.


    Hai Thổ tâm sự, lâu lắm rồi ông cũng không quay lại trường bắn Long Bình. Ông không sợ gì cả, nhưng đó là nơi hiu quạnh, buồn bã mà ai cũng muốn quên đi. Trường bắn lúc đầu lập nên, dân xung quanh hiếu kỳ lắm nhưng dần dà ai cũng sợ. “Bây giờ thì nó đã thật sự được dẹp bỏ, không còn ai bị ám ảnh nữa”, ông nói. Dân tình quanh trường bắn ai cũng thấy nhẹ lòng, không còn nhớ đến tiếng còi hú của xe chở tử tù hay những tiếng súng khô khốc những sớm mai yên tĩnh nữa.
    Theo Công Lý

    Comment


    • #3
      Những chuyện kinh dị về 'hồn ma cung nữ đòi nợ' ở Yên Tử


      Yên Tử (Quảng Ninh) không chỉ là danh thắng, mà còn là một đỉnh non thiêng, bởi nó là núi của tâm linh. Vậy nên, dãy núi ấy có vô số chuyện kỳ bí cũng là điều dễ hiểu. Trong vô vàn những câu chuyện bí ẩn, khó tin, thì chuyện ở suối Giải Oan khiến không ít người phải rùng mình sợ hãi.



      Suối Giải Oan.
      50 người bị “hồn ma” dựng giường đòi đá sỏi



      Những chuyện tâm linh huyễn hoặc thường qua lời kể của người nọ, người kia, có thêm mắm dặm muối, nên thường trở nên “tam sao thất bản”, không còn đáng tin cậy nữa. Tuy nhiên, chuyện kể từ một vị lãnh đạo, một nhà nghiên cứu văn hóa, thì quả là đáng lưu tâm.
      Một ngày giữa năm 2007, khi đang lang thang ở suối Giải Oan - nơi 100 cung nữ trẫm mình khi không thuyết phục được vua Trần Nhân Tông quay về kinh đô, ông Lê Quang - Phó Giám đốc Trung tâm quản lý Di tích – Danh thắng Yên Tử - gặp một cảnh tượng khá lạ: Mấy chục người đàn bà vừa quỳ vừa lạy, vừa khóc bên bờ suối. Có người chắp tay với nén hương nghi ngút khói, vái lấy vái để.


      Thấy khó hiểu, ông Quang liền tìm gặp tài xế chở những phụ nữ này đến suối Giải Oan hỏi chuyện. Anh này kể rằng, hồi đầu năm, vào đúng dịp lễ hội Yên Tử, anh được công ty chỉ định chở 50 chị em thuộc hội phụ nữ ở một phường của thành phố Lạng Sơn về trẩy hội Yên Tử theo hợp đồng. Chị em đi lên Yên Tử theo đường cáp treo, nhưng khi về, vì muốn khám phá Yên Tử nhiều hơn nên đã đi theo đường bộ. Cuối buổi hành hương, chị em làm lễ cúng bái linh đình ở chùa Giải Oan.



      Những hòn cuội dưới chân cầu do những người từng lấy ở suối Giải Oan, mang trả lại. Ảnh: Lao Động.
      Cúng xong ở chùa, thì chị em kéo ra miếu Bạch Mẫu Giải Oan, là ngôi miếu nhỏ nằm dưới gốc cây ngay cạnh suối. Cúng bái, hóa vàng, thụ lộc xong, chị em kéo nhau xuống suối Giải Oan để rửa chân, rửa tay. Theo sáng kiến của một số người, thì rửa tay chân, thậm chí tắm ở suối Giải Oan, sẽ có làn da mịn màng, trắng nõn như… cung nữ. Nhiều chị em còn té cả nước lên người, ướt cả quần áo.
      Không biết nghe thông tin ở đâu mà lúc về, mỗi người nhặt vài hòn cuội cho vào túi. Người lấy ít thì cũng 2-3 hòn, người nhiều lấy đầy túi, cả chục hòn cuội lớn bé. Chị em bảo rằng, trong mỗi hòn cuội đều ẩn chứa các linh hồn cung nữ, nên dùng sỏi cuội này kỳ cọ thân thể, sẽ được phù hộ, khiến da dẻ trắng đẹp, mịn màng chả khác gì… cung nữ thời Trần.
      Thấy chị em tin tưởng vào điều đó, nên anh tài xế cũng nhảy xuống suối nhặt vài viên. Anh mang mấy viên cuội về với mục đích làm kỷ niệm. Vợ anh thấy ông chồng bày mấy cục sỏi trên tủ, thì mắng dở hơi. Nhưng khi anh kể chuyện dùng sỏi kỳ cọ, da dẻ sẽ hồng hào, mịn màng như cung nữ, thì… ngày nào cô vợ cũng lôi ra kỳ cọ!
      Ngay sau hôm dùng sỏi để kỳ cọ thì vợ anh như biến thành người khác, với đôi mắt thâm quầng vì mất ngủ. Chị bảo rằng, cả đêm không ngủ được, vì hễ cứ nhắm mắt lại mơ thấy những cung nữ xinh đẹp, với màu áo trắng, làn da trắng muốt, nhìn chị bằng đôi mắt giận dữ và hét lên: “Trả đá cuội cho ta”.
      Giấc mơ hãi hùng đến đỉnh điểm khi chị có cảm giác dựng người lên, rồi giật mình tỉnh giấc. Sau nhiều đêm gặp ác mộng, sợ hãi mấy hòn sỏi, chị không dùng để tắm nữa, mà đặt lại tủ. Thế nhưng, những cung nữ vẫn tìm gặp chị trong giấc mơ.


      Vài hôm sau, doanh nghiệp vận tải gọi anh lái xe này lên và phân công chở 50 phụ nữ ở phường nọ về lại Yên Tử. Lúc lên xe, anh mới kinh hoàng biết rằng, 50 phụ nữ từng hành hương về Yên Tử, từng lấy đá cuội ở Yên Tử về làm dụng cụ kỳ cọ cơ thể, đều bị… dựng giường. Anh lập tức gọi điện cho vợ thắp hương, rồi mang ngay những viên cuội ra công ty, để trả lại Yên Tử.

      Suốt hành trình 4 tiếng đồng hồ từ Lạng Sơn về Yên Tử, anh tài xế được nghe 50 chuyện kinh hãi từ chị em phụ nữ. Tựu trung lại, chị em nào cũng gặp ác mộng, bị “cung nữ” trẫm mình ở suối Giải Oan dựng giường đòi đá cuội. Sau nhiều ngày mất ngủ, ai cũng phờ phạc, lo lắng. Chuyến về Yên Tử lần trước háo hức, vui vẻ, thì chuyến về lần này đầy lo âu.
      Đến Yên Tử, việc đầu tiên của chị em là tìm lên chùa Giải Oan. Chị em được sư trụ trì hướng dẫn cách sắp lễ, cúng bái. Hương khói nghi ngút, vàng hóa cháy bùng bùng.
      Xong các nghi lễ, chị em xách mấy chiếc làn đựng đầy đá cuội ra suối Giải Oan. Họ vái lạy khẩn thiết, vừa cầu xin các “cung nữ” tha thứ, xin được trả lại “vật thiêng”. Chị em phụ nữ rải những viên cuội về với suối. Xong việc, nhóm phụ nữ này lên xe về thẳng, chứ không còn tâm trạng nào để tham quan nữa.
      Theo lời ông Lê Quang, không chỉ ở suối Giải Oan, mà khắp dãy núi thiêng Yên Tử đã xảy ra rất nhiều chuyện kỳ bí, khó lý giải.



      Sư Yến chỉ nơi để những phiến đá được trả lại. Ảnh: Lao Động.
      Doanh nghiệp liêu xiêu vì xẻ đá suối Giải Oan



      Mặc dù Yên Tử nườm nượp người, nhưng con đường hành hương cuốc bộ vẫn khá vắng. Đường vào suối Giải Oan, lên chùa Giải Oan khá vắng người. Khi tôi đến, sư Yến đang ngồi trên ghế đá chỉ đạo đám thợ lát nền sân chùa cho cẩn thận, đẹp đẽ. Hỏi chuyện mấy chục người phụ nữ ở Lạng Sơn lấy đá cuội ở suối Giải Oan, bị “vong hồn” các cung nữ đòi lại, sư Yến bảo rằng, chuyện đó diễn ra thường xuyên, quá nhiều, nên không nhớ được.
      Sư Yến bảo: “Mỗi năm, có vài chục vụ phải mang đá cuội trả lại suối. Không ai có thể lấy bất cứ thứ gì ở suối Giải Oan, nếu Bạch Mẫu không cho. Nhiều người chỉ lấy viên cuội về mà ốm đau, suýt chết.

      Tuy nhiên, Bạch Mẫu thiêng lắm, độ trì cho thầy nhiều lắm. Có thời gian, thầy muốn xuống núi, vì già rồi, muốn tìm về ngôi chùa thanh tịnh, gần nhà, nhưng Bạch Mẫu không cho đi đâu. Hồi đó thầy ốm yếu lắm, cứ một ngày khỏe thì 10 ngày ốm. Thế nhưng, Bạch Mẫu độ cho thầy, nên mỗi ngày thầy lại khỏe ra, đôi mắt tinh anh mười phần”.
      Bạch Mẫu được cho là hồn thiêng của các cung nữ đã trẫm mình xuống con suối vì không thuyết phục được Thượng hoàng Trần Nhân Tông rời núi. Cạnh con suối Giải Oan, ngoài ngôi chùa cùng tên, còn có ngôi miếu nhỏ dưới gốc cây đa lớn, ngay cạnh con suối, là miếu Bạch Mẫu Giải Oan. Sư Yến tiết lộ rằng, Bạch Mẫu đã độ trì cho bà được nhìn thấy hình ảnh rồng thiêng hiện trên dãy Yên Tử (?!).

      Sư Yến từng là người tu hành mấy chục năm ở dãy Yên Tử, bà từng ngủ với rắn độc khổng lồ ở chùa Một Mái, ngồi tu thiền trong mái đá mà hổ dữ chầu chực miệng hang, vui đùa cùng bọn khỉ trong rừng tùng, chứng kiến vô số chuyện linh thiêng khó tin trên dãy Yên Tử, nhưng bà chưa từng gặp nhiều chuyện kỳ lạ, linh thiêng như ở con suối Giải Oan.



      Những phiến đá được trả lại cho chùa Giải Oan. Ảnh: Lao Động.
      Sư Yến dẫn tôi ra chái chùa, nơi đặt tấm bia ghi công đức những người xây dựng chùa Giải Oan. Dưới tấm bia đó là hàng chục phiến đá được cắt xẻ, gọt giũa kỹ lưỡng, rất đẹp. Có phiến đá trạm trổ hình rồng phượng, chữ nho, chữ quốc ngữ…

      Sư Yến bảo: “Nhiều doanh nghiệp, cá nhân, sau khi cúng bái ở chùa Giải Oan, miếu Bạch Mẫu Giải Oan, thì cho công nhân khai thác đá ở lòng con suối này. Họ chỉ cưa lấy một mảnh đá, thường là để làm bát hương, mái đao trên nóc mộ, cột trụ công trình thờ tự, và nhiều nhất là chạm khắc bia, làm biển hiệu… với mong muốn được may mắn, được Bạch Mẫu Giải Oan - tức là các cung nữ - phù hộ.

      Tuy nhiên, Bạch Mẫu không ủng hộ việc tự do lấy đồ vật của chốn linh thiêng, nên tất cả những người lấy đá ở suối Giải Oan đều phải trả lại. Trong mỗi viên đá ở con suối Giải Oan này đều có linh hồn cung nữ, nên không thể cưa đá đem về nhà làm những việc trần tục được”.
      Sư Yến dùng chiếc gậy chọc chọc vào đống đá đã được cưa xẻ và bảo tôi bê một phiến đá ra. Đó là phiến đá hình vuông, cỡ 40x40, dày chừng 10cm. Mặt phiến đá có khắc dòng chữ quốc ngữ: Tòa nhà trung tâm triển lãm quốc tế H. Bên dưới dòng chữ quốc ngữ là mấy chữ nho.
      Sư Yến kể rằng, chủ nhân của tòa nhà này là một đại gia giàu có ở Hải Phòng. Cứ vài tháng anh này lại hành hương về Yên Tử. Anh thường dâng lễ rất thành kính lên chùa và ngồi hàng giờ thiền trên những tảng đá ở suối Giải Oan.

      Hồi năm ngoái, sau khi cúng bái ở chùa Giải Oan, vị đại gia này đã xin phép sư Yến cho lấy một tảng đá ở suối, mang về làm một vật gì đó mang tính biểu tượng cho doanh nghiệp của mình. Sư Yến đã ra sức can ngăn, nói rằng bất kỳ ai lấy thứ gì ở suối Giải Oan đều phải trả lại, song vị đại gia này chỉ cười chứ không tin.
      Theo vị đại gia này, anh ta là người thành kính với Đức Phật, có tâm nên nghĩ rằng, các cung nữ sẽ phù hộ cho anh làm ăn phát đạt, chứ không thể làm hại anh. Sau khi làm lễ ở miếu Bạch Mẫu Giải Oan, anh này xuống suối tự tay lựa một hòn đá và sai cả chục cán bộ cùng khênh khối đá to cỡ cái thúng lên xe, chở về Hải Phòng.

      Vị đại gia ở Hải Phòng lấy khối đá tạc tấm biển này đã phải trả lại cho chùa Giải Oan. Ảnh: Lao Động.

      Thời điểm đó, vị đại gia này vừa hoàn thành tòa nhà lớn, cao hàng chục tầng giữa trung tâm TP.Hải Phòng. Tại tòa nhà này, sẽ diễn ra các cuộc triển lãm mang tầm quốc tế và khu vực, là nơi doanh nghiệp các nước giao lưu với nhau, giới thiệu hàng hóa để đẩy mạnh xuất khẩu và nhập khẩu.
      Sau khi suy đi tính lại, vị đại gia này đã xẻ phiến đá làm tấm bảng, khắc tên tòa nhà, và dự tính sẽ ốp ở ngay cổng tòa nhà - vị trí trang trọng nhất. Hôm chuẩn bị xẻ khối đá, vị đại gia này còn thuê một ông thầy cúng bái, yểm tâm ghê gớm lắm.
      Thế nhưng, chừng 10 tháng sau, vị đại gia này cùng gia đình và một số cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp tìm đến chùa Giải Oan, với khuôn mặt phờ phạc, méo xẹo. Theo anh ta, từ khi mang khối đá về, đêm nào anh cũng mơ thấy những cung nữ, mặc quần trắng, múa may trước mặt, rồi đòi lại khối đá. Cuối giấc mơ, anh ta có cảm giác như bị dựng giường, rồi bỗng nhiên bật dậy, mồ hồi đầm đìa.
      Từ ngày mang khối đá về xẻ tấm biển hiệu, doanh nghiệp của đại gia này khủng hoảng trầm trọng. Các hợp đồng làm ăn liên tục đổ vỡ. Các dự án bất động sản gặp rất nhiều khó khăn. Nợ nần chồng chất, không có khả năng chi trả. Gia đình vị đại gia lục đục.
      Một số cán bộ trực tiếp tham gia vào việc khênh tảng đá về cũng toàn gặp xui xẻo, trục trặc trong cuộc sống, gặp tai nạn. Và, điều cuối cùng, là tòa nhà triển lãm được xây dựng hoành tráng, nằm giữa trung tâm thành phố, song chẳng có khách hàng thuê mướn.
      Lúc thất bại thảm hại, vị đại gia này mới kiếm một thầy bói nổi tiếng đất cảng. Vị thầy bói này mới hỏi rằng: “Anh có lấy thứ gì của chùa chiền, miếu mạo không?”. Vị đại gia kia liền toát mồ hôi. Bữa đó, vị đại gia kia đến với mấy mâm lễ rất lớn cùng một xe tải chở đầy vàng mã.
      Sư Yến cùng mấy ông thầy cúng hành lễ bên suối buổi sáng, rồi hóa vàng cháy rừng rực bên suối Giải Oan. Làm xong các nghi lễ, thì đặt hòn đá tại chùa để sư Yến tiếp tục cúng bái giải hạn cho vị đại gia nọ. Xong xuôi đâu đấy, sư Yến mang khối đá đặt ở chái chùa, nơi có rất nhiều khối đá, do các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác mang trả.


      Thêm một góc nhìn khác


      Khu vực quanh suối Giải Oan chỉ có 4 người sinh sống gồm sư Yến và gia đình gồm 3 thành viên của chị Nguyễn Thị X. Chị X cùng chồng thuê một gian nhà nhỏ của Trung tâm quản lý Di tích – Danh thắng Yên Tử để bán hàng. Sống cạnh suối Giải Oan ngót chục năm, nên chị X hiểu rõ nhất về con suối này.
      Theo chị, du khách đến suối Giải Oan đều mang nhiều tâm sự. Chị từng chứng kiến rất nhiều cô gái có hoàn cảnh éo le như trót mang bầu bị ruồng bỏ, mắc AIDS, bệnh trọng… ngồi bên suối Giải Oan khóc lóc, tâm sự như thể đang nói chuyện với các cung nữ hiện diện trước mặt. Tâm sự, khóc lóc xong, họ đều trở nên thanh thản, và tìm được lối thoát cho cuộc đời mình.
      Về lời đồn cung nữ báo oán những người lấy đá sỏi, chị X bác bỏ hoàn toàn. Chị bảo: “Con người không ai trọn vẹn cả, có lúc vận hạn, lúc may mắn. Lúc may mắn thì không sao, nhưng gặp hạn thì lại đổ cho lấy đá, thì oan cho các cung nữ lắm.
      Cung nữ giờ được phong là Bạch Mẫu, được gọi là Cô, được thờ cúng chu đáo, chứ có phải oan hồn vất vưởng, đói ăn đâu mà hại người lành? Em ở đây theo dõi thấy người lấy đá thì nhiều, nhưng thỉnh thoảng mới có người trả lại. Những người trả đá cuội chắc là gặp vận đen trong cuộc sống thôi”.
      Mặc dù bác bỏ chuyện ma quỷ, oan hồn, song chị X tin rằng, linh hồn các cung nữ luôn bảo vệ người hiền, người bị oan trái, người yếu đuối. Vì thế, người dân quanh vùng hễ gặp chuyện buồn, chuyện oan, đều tìm đến miếu Bạch Mẫu tâm sự, trút bỏ nỗi lòng. Đêm về, họ sẽ mơ thấy các cung nữ và được các cung nữ hướng dẫn, khai mở cho.
      Sáng nào cũng vậy, mỗi khi trở dậy, gia đình chị X thay nhau lên miếu Bạch Mẫu thắp hương. Vì thế, bao năm nay, vợ chồng, con cái đều khỏe mạnh, chẳng bao giờ ốm đau. Thậm chí, mới đây, anh Th - chồng chị - khi ngồi trên xe máy ở chỗ suối Giải Oan, bị sét đánh trúng khiến xe bốc cháy, mà người không hề gì. Sau vụ đó, chị X càng tin vào sự linh thiêng của Cô ở suối Giải Oan.


      Chuyện kể rằng, sau 2 lần lãnh đạo nhân dân đánh thắng quân Nguyên Mông, Vua Trần Nhân Tông đã quyết từ bỏ ngai vàng về tu ở Yên Sơn, sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm và xây dựng nơi đây trở thành trung tâm văn hóa, kinh đô Phật giáo.


      Vì không muốn vua cha vào Yên Tử nên Trần Anh Tông ngầm sai các cung tần mỹ nữ tìm đến can ngăn, nhưng Trần Nhân Tông vẫn một lòng theo đạo và khuyên mọi người hãy trở về với triều đình hoặc quay về quê cũ làm ăn.
      Để tỏ lòng tận trung, các cung nữ đã nhảy xuống dòng suối Hổ Khê quyên sinh... Vua Trần xót thương cho số phận của họ nên đã lập đàn tràng làm lễ siêu độ, đồng thời lập ra chùa Giải Oan. Dòng suối Hổ Khê cũng được đổi tên thành suối Giải Oan từ đó.
      Theo Phong Nguyệt
      Lao Động
      Last edited by Poupi; 01-06-2013, 02:56 PM.

      Comment

      Working...
      X