Những thành phố có nguy cơ chìm xuống đáy biển
Chúng ta từng được biết đến thành phố Atlantic với những công trình kiến trúc vĩ đại mang hơi thở của nền văn minh cố đại đã chìm trong nước.Theo tác đông của khí hậu hiện tượng trái đất nóng dần lên làm mực nước biển dâng cao làm một số thành phố sau có nguy cơ trở thành Atlantic thứ 2
sưu tầm
Chúng ta từng được biết đến thành phố Atlantic với những công trình kiến trúc vĩ đại mang hơi thở của nền văn minh cố đại đã chìm trong nước.Theo tác đông của khí hậu hiện tượng trái đất nóng dần lên làm mực nước biển dâng cao làm một số thành phố sau có nguy cơ trở thành Atlantic thứ 2
Như một hệ quả tất yếu, ta ngày càng phải đối mặt với những nguy cơ đe dọa trực tiếp mạng sống của hàng triệu người, trong đó sự dâng cao của mực nước biển là kẻ thù nguy hiểm nhất...
1. Mumbai, Ấn Độ
Nằm ở bờ biển phía Tây Ấn Độ, Mumbai - thành phố đông dân thuộc Top đầu thế giới này đứng đầu tiên trong danh sách nguy cơ biến mất khi mực nước biển dâng cao.
Theo đánh giá của các chuyên gia, Mumbai phải đối mặt với rất nhiều kịch bản đáng báo động về lũ lụt, bão lớn khi Trái đất ngày một nóng lên. Theo đó, hơn 2,8 triệu người sẽ bị đe dọa mạng sống trực tiếp nếu thảm kịch diễn ra.
Bức ảnh trên ghi lại hình ảnh trận ngập lụt năm 2007, khi các tín đồ Hinđu giáo mang tượng thần đầu voi thiêng liêng di tản trong nước lũ.
2. Thượng Hải, Trung Quốc
Với đặc trưng địa lý của mình, Thượng Hải đã được đặt tên với ý nghĩa là “thành phố trên nước”. Nơi đây vốn nằm ở vùng thấp trong đồng bằng sông Dương Tử, có sông Hoàng Phố chảy qua.
Trong bối cảnh mực nước biển dâng cao cộng thêm điều kiện cơ sở hạ tầng ngầm xuống cấp, những trận triều cường lên cao, cũng như mưa lớn, bão lụt luôn rình rập bào mòn vùng đất nền tại đây, đe dọa sự tồn vong của khoảng 2,4 triệu người sống ở Thượng Hải.
3. Miami, Hoa Kỳ
Nằm ở phía Nam Florida, thành phố này chỉ cao hơn mực nước thủy triều có 1,8m, trong khi theo dự đoán của giới khoa học, tới năm 2100, mực nước biển sẽ tăng thêm 1,5m.
Điều đó cũng đồng nghĩa là các khu vực như nhà máy phát điện, sân bay, nhà tù, bệnh viện, khu vực xử lý chất thải là những nơi có nguy cơ cao nhất bị nước biển nhấn chìm.
Theo ước tính, nếu viễn cảnh ấy diễn ra, hơn 2 triệu người tại Miami sẽ bị đe dọa tới sinh mạng một cách trực tiếp.
4. Alexandria, Ai Cập
Từng là một trung tâm thương mại, chính trị, văn hóa thời cổ đại, được đặt theo tên của Alexandre Đại đế nhưng hiện tại, Alexandria đang phải đối mặt với nỗi ám ảnh biến đổi khí hậu hiển hiện ngay trước mắt.
Trong thế kỷ XXI, người ta dự đoán rằng, mực nước biển Địa Trung Hải sẽ tăng từ 0,3 - 0,9m.
Chính điều đó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới Alexandria, có nguy cơ cướp đi sự sinh tồn của khoảng 1,3 triệu người sống ven bờ biển.
5. Tokyo, Nhật Bản
Nằm bên vịnh Tokyo, giữa vùng đồng bằng trũng của ba con sông lớn, đó chính là thủ đô Tokyo của Nhật Bản.
Kết quả nghiên cứu từ 117 trạm khí tượng xung quanh thành phố, càng ngày, những vận động địa chất dưới lòng Tokyo càng phức tạp, cùng với lượng mưa ngày một nhiều và nặng hơn, rất có thể dẫn tới lũ lụt lớn.
Và nếu điều ấy xảy ra, một lượng không nhỏ dân số Tokyo sẽ biến mất vĩnh viễn dưới đáy biển, ước tính khoảng 1,1 triệu người.
6. Bangkok, Thái Lan
Bức hình trên ghi lại cảnh Hoàng gia Thái Lan đang diễu hành xà lan trên sông Chao Praya, Bangkok để kỉ niệm 60 năm trị vì của vua Bhumibol Adulyadej.
Tuy nhiên, trái ngược với khung cảnh này, thực ra thành phố đang phải đối mặt với nguy cơ chìm dần xuống đáy biển.
Bản thân Bangkok được xây dựng trên nền đất đầm lầy nên trước tình hình nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, không thể nói trước điều gì về tương lai của “Venice phương Đông”.
7. Jakarta, Indonesia
Jakarta, Indonesia nằm gần biển và nằm trong mạng lưới có sự tham gia của 13 con sông khác nhau. Hầu như cứ vào mỗi mùa mưa, thành phố đều rơi vào tình trạng ngập lụt.
Điển hình nhất là năm 2007, khi nước lụt làm tê liệt hơn 70% thành phố, gây thiệt hại khoảng 700 triệu USD (khoảng 14.560 tỷ VNĐ), khiến hơn 450.000 cư dân phải di tản lên khu vực cao để tránh lũ.
8. Bangladesh
Thủ đô Bangladesh, Dhaka chỉ cao hơn mực nước biển khoảng 13m. Bên cạnh đó, nó còn nằm giữa 4 con sông thường xuyên gây ra lũ lụt.
Các nhà khoa học lo ngại, khi nhiệt độ trung bình tăng cao, mực nước biển tăng lên, lũ lụt nhiều hơn, song song với lượng băng tan từ trên núi, khoảng 850.000 cư dân Dhaka sẽ trực tiếp hứng chịu hậu quả từ biến đổi khí hậu.
9. Lagos, Tây Phi
Nơi cuối cùng có nguy cơ trở thành “Atlantis thời hiện đại” đó chính là thành phố Lagos, Tây Phi.
Với hơn 21 triệu người sinh sống trong những khu vực thiếu cơ sở hạ tầng, hệ thống thoát nước không đầy đủ, đặc biệt là các khu ổ chuột, Lagos phải đối mặt với những cơn triều cường, ngập úng vài lần mỗi ngày.
Và với kịch bản xấu nhất, khi có sự gia tăng không ngừng nghỉ của mực nước biển, thành phố này sẽ biến mất trong tương lai gần là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
sưu tầm