Thuật ngữ chuyên ngành xuất bản dùng chữ best seller để chỉ các quyển sách bán chạy nhất. Giờ đây, người ta lại sáng chế thêm một từ mới ‘‘sex seller’’ để nhắc đến trường hợp của bộ tiểu thuyết khiêu dâm Fifty Shades of Grey (tạm dịch là Năm mươi sắc xám) của nữ tác giả E.L James.
Fifty Shades of Grey sẽ ra mắt độc giả Pháp mùa thu 2012 (Reuters)
Bộ tiểu thuyết Fifty Shades of Grey gồm ba tập dày 1500 trang, quyển đầu tiên được phát hành vào mùa hè năm 2011. Tính đến nay, lượng sách bán ra đã lên tới hơn 40 triệu cuốn chỉ riêng trên thị trường Anh. Theo trang mạng amazon, sau khi qua mặt Da Vinci Code, bộ tiểu thuyết dành cho người lớn này còn phá vỡ kỷ lục phát hành trực tuyến, do bộ sách phù thủy tí hon Harry Potter nắm giữ.
Số liệu này chỉ liên quan đến nguyên tác tiếng Anh. Ngành xuất bản chờ đợi thêm nhiều kỷ lục mới vì phiên bản chuyển dịch của Fifty Shades of Grey sẽ được tung ra tại 60 quốc gia vào mùa thu sắp tới. Độc giả ở Pháp nếu thật tình muốn đọc quyển này, phải đợi đến 17/10, ngày phát hành bản dịch tiếng Pháp ( của nhà xuất bản JC Lattès).
Thoạt nghe bút danh E.L James, người ta nghĩ rằng tác giả là đàn ông, chứ không ngờ người kể chuyện ‘‘động trời’’ lại là phái nữ. Điều đáng ghi nhận là trước khi trình làng tiểu thuyết đầu tay dưới dạng sách điện tử, bà E.L James, tên thật là Erika Leonard, ít có kinh nghiệm cầm bút, và không hề có một chút tiếng tăm trên văn đàn. Xuất thân từ ngành sản xuất chương trình truyền hình, tác giả người Anh bắt đầu viết bộ sách Fifty Shades of Grey, như là một câu chuyện tình cảm lãng mạn theo kiểu Twilight, nhưng lại dành cho người lớn.
Truyện Twilight (của nữ tác giả Stephenie Meyer), nói về mối tình liêu trai giữa người trần gian (Bella Swan) và qủy hút máu (Edward Cullen). Bộ sách Fifty Shades nếu có thương nhau nhiều, cắn nhau đau, thì hoàn toàn là trong nghĩa đen chứ ít có nghĩa bóng, bởi vì quan hệ bạo dâm luôn thống trị tình cảm của hai nhân vật chính.
Về nội dung, Fifty Shades of Grey kể lại mối tình giữa Anastasia Steele, một cô sinh viên đại học sắp ra trường và một nhà triệu phú tên là Christian Grey. Ngay từ những giây phút gặp gỡ đầu tiên, cô gái trong trắng, cảm thấy bị cuốn hút bởi ma lực bí ẩn của người đàn ông đào hoa. Hai người trở thành tình nhân, và cũng từ đó mà cô gái ngây thơ khám phá một thế giới đầy rẫy dục vọng, một địa ngục tràn ngập lửa tình, nơi mà tột cùng khoái cảm gắn liền với tra tấn hành hạ, đớn đau thể xác. Dưới bàn tay của nhà triệu phú Christian Grey, Ana trở thành một kẻ nô lệ tình yêu, hết mình phục tùng, tự nguyện dâng hiến, chứ không có chuyện cưỡng bức hay ép buộc tình duyên.
Tủ sách thiếu nhi có bộ truyện Harry Potter. Giới thanh thiếu nữ thì mê đọc Twilight. Phụ nữ ở lứa tuổi trung tuần giờ đây có Fifty Shades of Grey. Đó là nhận định của ông Gordon Willoughby, giám đốc điều hành công ty Kindle, chuyên sản xuất loại máy tính bảng, dùng để đọc sách điện tử. Theo ông, các nhà văn nữ J.K Rowling và Stephenie Meyer đã tạo ra cơn sốt nơi độc giả trong những năm đầu thế kỷ XXI, thì một cách tương tự bà EL James là hiện tượng ‘‘văn học’’ của thập niên này. Nhưng vì sao phụ nữ Anh Mỹ lại tìm đọc và đổ xô đi mua quyển Fifty Shades of Grey. Từ đâu lại nảy sinh cái mốt thổ lộ đời tư, phơi bày những chuyện ‘‘thầm kín’’. Bà Michelle Bassam, chuyên gia người Anh về tình dục học nhận xét :
Theo tôi nghĩ, bộ sách này thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả bởi vì ở các nước Âu Mỹ, phụ nữ giờ đây không còn ngại trực diện với dục vọng. Trong quan hệ đôi lứa, nhiều cặp vợ chồng giờ đây dùng phim ảnh, sách báo hay mạng internet để tránh cho chăn gối nguội lạnh. Phụ nữ cũng vậy, họ dùng rất nhiều cách để nuôi dưỡng trí tưởng tượng. Sau thời kỳ giải phóng tình dục ở các nước Âu Mỹ những năm 1970, xã hội Tây phương giờ đây ít còn đặt vấn đề với điều được gọi là tiểu thuyết khiêu dâm hay phim sex.
Điều đó nằm trong một bối cảnh chung của xã hội. Nhiều tạp chí, sách báo dành cho đối tượng phụ nữ, không còn ngần ngại minh họa hướng dẫn độc giả, đề cập trực tiếp đến các vấn đề sinh lý, giới tính hay tình dục. Do vậy mà những thập niên gần đây, bắt đầu có hiện tượng nhiều cây bút nữ viết sách vừa để phản ánh tình cảm nội tâm, nhưng đồng thời để nói về dục vọng bản thân, mà không sợ người ngoài xem là họ bị ám ảnh, hay có hành vi lệch lạc.
Về phần mình, theo bác sĩ người Pháp Sylvain Mimoun, chuyên nghiên cứu về sinh lý và giới tính, thì sự thành công của bộ tiểu thuyết Fifty Shades of Grey, phản ánh một mặt sự thay đổi trong quan niệm về vai trò của người đàn bà trong gia đình và xã hội. Mặt khác, các phương tiện truyền thông đã giúp cho người đàn bà ít còn bị mặc cảm tự ti, khi đề cập tới tình dục.
Loại tiểu thuyết này chủ yếu nhắm vào đối tượng phụ nữ đã có gia đình. Họ có thể là nội trợ hay đi làm, nhưng nhìn chung thì một khi họ đã lo cho chồng, con cái bắt đầu khôn lớn, thì họ có thời gian để chăm sóc bản thân mình. Loại sách này đánh vào tâm lý của những phụ nữ không thích một cuộc sống đơn điệu tẻ nhạt, nó khơi gợi tính hiếu kỳ và trí tưởng tượng của người đàn bà. Nhưng không phải là sách nói sao thì làm y như vậy. Tác dụng của câu chuyện là nó mở ra những chân trời, mà phụ nữ khi quanh quẩn với cuộc sống gia đình ít khi nào nghĩ tới.
Trong chuyện chăn gối, người phụ nữ cần sự âu yếm vuốt ve. Và để so sánh thì tiểu thuyết khiêu dâm có tác dụng ‘‘vuốt ve’’ trí tưởng tượng, để rồi từ đó kích thích sự ham muốn xác thịt. Có thể là do luân lý đạo đức, người đàn bà thường bị chi phối giữa một bên là hình ảnh của người mẹ, thường là “thánh hiền” phải đạo, và một bên là hình ảnh của tình nhân, lãng mạn khao khát. Theo quan niệm truyền thống cố hữu, thì hai vai trò này thường đối chọi nhau. Nhưng theo tôi nghĩ, phụ nữ có thể dung hoà cả hai : họ có thể chăm sóc con cái chu đáo, nhưng đối với chồng hay người bạn đời, họ vẫn có thể là một tình nhân hấp dẫn.
Theo thăm dò, bộ tiểu thuyết Fifty Shades of Grey được nhiều phụ nữ ở độ tuổi 35-40 hưởng ứng. Có ý kiến khen lẫn chê, nhưng hầu hết các nhà phê bình cho rằng bộ sách này có vẻ rất táo bạo nhưng thật ra chẳng có gì mới lạ. Tờ báo Chicago Tribune đánh giá là Fifty Shades là một cú đột phá của ngành xuất bản chứ không phải là một hiện tượng văn chương. Tờ báo San Francisco Chronicle thì nhận xét rằng : Fifty Shades giống như một kịch bản phim nhiều tập, nhiều hơn là một tiểu thuyết theo đúng nghĩa của nó. Nếu như Fifty Shades làm nổi bật yếu tố bạo dâm, thì thật ra cốt truyện được xây dựng theo mô hình của loại tiểu thuyết tình cảm Barbara Cartland, hay tủ sách hồng Harlequin.
Phụ trang văn học của báo Le Figaro chia sẻ quan điểm này và cho rằng ảnh hưởng rõ rệt nhất của Fifty Shades không phải là các bộ ‘‘dâm thư’’ nổi tiếng, mà lại là các bộ phim truyện ăn khách của làng điện ảnh truyền hình như Bridget Jones hay là Sex and the City. Phải chăng đó là vì tác giả EL James trước kia đã từng làm việc cho ngành truyền hình ?
Tờ báo Libération thì cho rằng ngay cả yếu tố bạo dâm cũng không có gì là mới, vì từ cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ thứ XIX, nhà quý tộc người Pháp Marquis de Sade đã viết khá nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn về chủ đề khổ dâm và bạo dâm, nhưng đằng sau câu chuyện, ông lại cài thêm nội dung đả kích luân lý tôn giáo, đạo đức xã hội. Tên của ông sau đó được đặt cho chứng bạo dâm (sadisme).
Nhưng người đàn bà đầu tiên đề cập trực diện với đề tài này là nhà văn người Pháp Dominique Aury (nhũ danh là Anne Desclos). Dưới bút hiệu Pauline Réage, bà đã viết quyển Histoire d'O được phát hành tại Pháp lần đầu tiên vào năm 1954 (nhà xuất bản Jean-Jacques Pauvert). Vào thời đó, quyển sách này gây ra nhiều cuộc bút chiến dữ dội trên văn đàn, phần lớn là do nội dung quá táo bạo, một phần khác là vì tác giả làm chuyện động trời này lại là thành viên của tờ Nouvelle Revue Française (NRF), tạp chí phê bình văn học nổi tiếng của Pháp.
Hơn 20 năm trước cuộc cách mạng tình dục ở Âu Mỹ, hơn nửa thế kỷ trước khi có hiện tượng Fifty Shades, tác giả người Pháp Pauline Réage đã dùng ngòi bút như lưỡi dao sắc bén để mổ xẻ quan hệ bạo dâm, cách mô tả chi tiết, văn phong khá cầu kỳ. Ngược lại, trong bộ tiểu thuyết Fifty Shades of Grey, vấn đề lớn nhất nằm ở trong cách viết.
Theo tạp chí Lire, tác giả bộ sách này giàu trí tưởng tượng nhưng nghèo nàn văn phong, chữ viết rất nhiều nhưng nghĩa không bao nhiêu. Báo Libération đi xa hơn khi cho rằng : bàn đến giá trị văn học của Fifty Shades, thì cũng như là bán thức ăn nhanh cho người muốn giảm cân. Nói cách khác, khi đọc sách này, phụ nữ Anh Mỹ có thể thẹn thùng đỏ mặt, hừng hực cơn sốt. Người yêu văn chương lại bị dội gáo nước lạnh.
RFI
Fifty Shades of Grey sẽ ra mắt độc giả Pháp mùa thu 2012 (Reuters)
Bộ tiểu thuyết Fifty Shades of Grey gồm ba tập dày 1500 trang, quyển đầu tiên được phát hành vào mùa hè năm 2011. Tính đến nay, lượng sách bán ra đã lên tới hơn 40 triệu cuốn chỉ riêng trên thị trường Anh. Theo trang mạng amazon, sau khi qua mặt Da Vinci Code, bộ tiểu thuyết dành cho người lớn này còn phá vỡ kỷ lục phát hành trực tuyến, do bộ sách phù thủy tí hon Harry Potter nắm giữ.
Số liệu này chỉ liên quan đến nguyên tác tiếng Anh. Ngành xuất bản chờ đợi thêm nhiều kỷ lục mới vì phiên bản chuyển dịch của Fifty Shades of Grey sẽ được tung ra tại 60 quốc gia vào mùa thu sắp tới. Độc giả ở Pháp nếu thật tình muốn đọc quyển này, phải đợi đến 17/10, ngày phát hành bản dịch tiếng Pháp ( của nhà xuất bản JC Lattès).
Thoạt nghe bút danh E.L James, người ta nghĩ rằng tác giả là đàn ông, chứ không ngờ người kể chuyện ‘‘động trời’’ lại là phái nữ. Điều đáng ghi nhận là trước khi trình làng tiểu thuyết đầu tay dưới dạng sách điện tử, bà E.L James, tên thật là Erika Leonard, ít có kinh nghiệm cầm bút, và không hề có một chút tiếng tăm trên văn đàn. Xuất thân từ ngành sản xuất chương trình truyền hình, tác giả người Anh bắt đầu viết bộ sách Fifty Shades of Grey, như là một câu chuyện tình cảm lãng mạn theo kiểu Twilight, nhưng lại dành cho người lớn.
Truyện Twilight (của nữ tác giả Stephenie Meyer), nói về mối tình liêu trai giữa người trần gian (Bella Swan) và qủy hút máu (Edward Cullen). Bộ sách Fifty Shades nếu có thương nhau nhiều, cắn nhau đau, thì hoàn toàn là trong nghĩa đen chứ ít có nghĩa bóng, bởi vì quan hệ bạo dâm luôn thống trị tình cảm của hai nhân vật chính.
Về nội dung, Fifty Shades of Grey kể lại mối tình giữa Anastasia Steele, một cô sinh viên đại học sắp ra trường và một nhà triệu phú tên là Christian Grey. Ngay từ những giây phút gặp gỡ đầu tiên, cô gái trong trắng, cảm thấy bị cuốn hút bởi ma lực bí ẩn của người đàn ông đào hoa. Hai người trở thành tình nhân, và cũng từ đó mà cô gái ngây thơ khám phá một thế giới đầy rẫy dục vọng, một địa ngục tràn ngập lửa tình, nơi mà tột cùng khoái cảm gắn liền với tra tấn hành hạ, đớn đau thể xác. Dưới bàn tay của nhà triệu phú Christian Grey, Ana trở thành một kẻ nô lệ tình yêu, hết mình phục tùng, tự nguyện dâng hiến, chứ không có chuyện cưỡng bức hay ép buộc tình duyên.
Tủ sách thiếu nhi có bộ truyện Harry Potter. Giới thanh thiếu nữ thì mê đọc Twilight. Phụ nữ ở lứa tuổi trung tuần giờ đây có Fifty Shades of Grey. Đó là nhận định của ông Gordon Willoughby, giám đốc điều hành công ty Kindle, chuyên sản xuất loại máy tính bảng, dùng để đọc sách điện tử. Theo ông, các nhà văn nữ J.K Rowling và Stephenie Meyer đã tạo ra cơn sốt nơi độc giả trong những năm đầu thế kỷ XXI, thì một cách tương tự bà EL James là hiện tượng ‘‘văn học’’ của thập niên này. Nhưng vì sao phụ nữ Anh Mỹ lại tìm đọc và đổ xô đi mua quyển Fifty Shades of Grey. Từ đâu lại nảy sinh cái mốt thổ lộ đời tư, phơi bày những chuyện ‘‘thầm kín’’. Bà Michelle Bassam, chuyên gia người Anh về tình dục học nhận xét :
Theo tôi nghĩ, bộ sách này thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả bởi vì ở các nước Âu Mỹ, phụ nữ giờ đây không còn ngại trực diện với dục vọng. Trong quan hệ đôi lứa, nhiều cặp vợ chồng giờ đây dùng phim ảnh, sách báo hay mạng internet để tránh cho chăn gối nguội lạnh. Phụ nữ cũng vậy, họ dùng rất nhiều cách để nuôi dưỡng trí tưởng tượng. Sau thời kỳ giải phóng tình dục ở các nước Âu Mỹ những năm 1970, xã hội Tây phương giờ đây ít còn đặt vấn đề với điều được gọi là tiểu thuyết khiêu dâm hay phim sex.
Điều đó nằm trong một bối cảnh chung của xã hội. Nhiều tạp chí, sách báo dành cho đối tượng phụ nữ, không còn ngần ngại minh họa hướng dẫn độc giả, đề cập trực tiếp đến các vấn đề sinh lý, giới tính hay tình dục. Do vậy mà những thập niên gần đây, bắt đầu có hiện tượng nhiều cây bút nữ viết sách vừa để phản ánh tình cảm nội tâm, nhưng đồng thời để nói về dục vọng bản thân, mà không sợ người ngoài xem là họ bị ám ảnh, hay có hành vi lệch lạc.
Về phần mình, theo bác sĩ người Pháp Sylvain Mimoun, chuyên nghiên cứu về sinh lý và giới tính, thì sự thành công của bộ tiểu thuyết Fifty Shades of Grey, phản ánh một mặt sự thay đổi trong quan niệm về vai trò của người đàn bà trong gia đình và xã hội. Mặt khác, các phương tiện truyền thông đã giúp cho người đàn bà ít còn bị mặc cảm tự ti, khi đề cập tới tình dục.
Loại tiểu thuyết này chủ yếu nhắm vào đối tượng phụ nữ đã có gia đình. Họ có thể là nội trợ hay đi làm, nhưng nhìn chung thì một khi họ đã lo cho chồng, con cái bắt đầu khôn lớn, thì họ có thời gian để chăm sóc bản thân mình. Loại sách này đánh vào tâm lý của những phụ nữ không thích một cuộc sống đơn điệu tẻ nhạt, nó khơi gợi tính hiếu kỳ và trí tưởng tượng của người đàn bà. Nhưng không phải là sách nói sao thì làm y như vậy. Tác dụng của câu chuyện là nó mở ra những chân trời, mà phụ nữ khi quanh quẩn với cuộc sống gia đình ít khi nào nghĩ tới.
Trong chuyện chăn gối, người phụ nữ cần sự âu yếm vuốt ve. Và để so sánh thì tiểu thuyết khiêu dâm có tác dụng ‘‘vuốt ve’’ trí tưởng tượng, để rồi từ đó kích thích sự ham muốn xác thịt. Có thể là do luân lý đạo đức, người đàn bà thường bị chi phối giữa một bên là hình ảnh của người mẹ, thường là “thánh hiền” phải đạo, và một bên là hình ảnh của tình nhân, lãng mạn khao khát. Theo quan niệm truyền thống cố hữu, thì hai vai trò này thường đối chọi nhau. Nhưng theo tôi nghĩ, phụ nữ có thể dung hoà cả hai : họ có thể chăm sóc con cái chu đáo, nhưng đối với chồng hay người bạn đời, họ vẫn có thể là một tình nhân hấp dẫn.
Theo thăm dò, bộ tiểu thuyết Fifty Shades of Grey được nhiều phụ nữ ở độ tuổi 35-40 hưởng ứng. Có ý kiến khen lẫn chê, nhưng hầu hết các nhà phê bình cho rằng bộ sách này có vẻ rất táo bạo nhưng thật ra chẳng có gì mới lạ. Tờ báo Chicago Tribune đánh giá là Fifty Shades là một cú đột phá của ngành xuất bản chứ không phải là một hiện tượng văn chương. Tờ báo San Francisco Chronicle thì nhận xét rằng : Fifty Shades giống như một kịch bản phim nhiều tập, nhiều hơn là một tiểu thuyết theo đúng nghĩa của nó. Nếu như Fifty Shades làm nổi bật yếu tố bạo dâm, thì thật ra cốt truyện được xây dựng theo mô hình của loại tiểu thuyết tình cảm Barbara Cartland, hay tủ sách hồng Harlequin.
Phụ trang văn học của báo Le Figaro chia sẻ quan điểm này và cho rằng ảnh hưởng rõ rệt nhất của Fifty Shades không phải là các bộ ‘‘dâm thư’’ nổi tiếng, mà lại là các bộ phim truyện ăn khách của làng điện ảnh truyền hình như Bridget Jones hay là Sex and the City. Phải chăng đó là vì tác giả EL James trước kia đã từng làm việc cho ngành truyền hình ?
Tờ báo Libération thì cho rằng ngay cả yếu tố bạo dâm cũng không có gì là mới, vì từ cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ thứ XIX, nhà quý tộc người Pháp Marquis de Sade đã viết khá nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn về chủ đề khổ dâm và bạo dâm, nhưng đằng sau câu chuyện, ông lại cài thêm nội dung đả kích luân lý tôn giáo, đạo đức xã hội. Tên của ông sau đó được đặt cho chứng bạo dâm (sadisme).
Nhưng người đàn bà đầu tiên đề cập trực diện với đề tài này là nhà văn người Pháp Dominique Aury (nhũ danh là Anne Desclos). Dưới bút hiệu Pauline Réage, bà đã viết quyển Histoire d'O được phát hành tại Pháp lần đầu tiên vào năm 1954 (nhà xuất bản Jean-Jacques Pauvert). Vào thời đó, quyển sách này gây ra nhiều cuộc bút chiến dữ dội trên văn đàn, phần lớn là do nội dung quá táo bạo, một phần khác là vì tác giả làm chuyện động trời này lại là thành viên của tờ Nouvelle Revue Française (NRF), tạp chí phê bình văn học nổi tiếng của Pháp.
Hơn 20 năm trước cuộc cách mạng tình dục ở Âu Mỹ, hơn nửa thế kỷ trước khi có hiện tượng Fifty Shades, tác giả người Pháp Pauline Réage đã dùng ngòi bút như lưỡi dao sắc bén để mổ xẻ quan hệ bạo dâm, cách mô tả chi tiết, văn phong khá cầu kỳ. Ngược lại, trong bộ tiểu thuyết Fifty Shades of Grey, vấn đề lớn nhất nằm ở trong cách viết.
Theo tạp chí Lire, tác giả bộ sách này giàu trí tưởng tượng nhưng nghèo nàn văn phong, chữ viết rất nhiều nhưng nghĩa không bao nhiêu. Báo Libération đi xa hơn khi cho rằng : bàn đến giá trị văn học của Fifty Shades, thì cũng như là bán thức ăn nhanh cho người muốn giảm cân. Nói cách khác, khi đọc sách này, phụ nữ Anh Mỹ có thể thẹn thùng đỏ mặt, hừng hực cơn sốt. Người yêu văn chương lại bị dội gáo nước lạnh.
RFI
Comment