Năm 2009, khi gia đình Hector Siliezar đến thăm thành phố Maya cổ đại Chichen Itza, với chiếc iPhone mang theo, ông đã chụp được 3 bức ảnh kim tự tháp El Castillo (Mexico) - nơi từng là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất của người Maya thờ vị thần đầu người mình rắn Kukulkan.
Tại thời điểm này, trời đang bắt đầu có bão và Siliezar đã nhanh chóng trở về sau khi hoàn thành xong 3 tấm ảnh. Sau đó, xem lại các bức hình vừa chụp, Siliezar không khỏi ngạc nhiên khi thấy trong 2 bức ảnh đầu tiên chỉ có những đám mây đen bay trên đỉnh kim tự tháp nhưng bức thứ 3 thì lại có điều không bình thường.
Bức ảnh với chùm ánh sáng bí ẩn gây nhiều tranh cãi (Ảnh: Hector Siliezar)
Theo đó, một chùm ánh sáng bí ẩn bỗng xuất hiện ngay trên đỉnh kim tự tháp, hướng thẳng phía bầu trời khi tiếng sét vang lên.
Siliezar gần đây đã chia sẻ bức ảnh của mình với các chuyên gia chuyên nghiên cứu về những điều huyền bí. Ông cho biết các thành viên trong gia đình mình đều không nhìn thấy chùm ánh sáng đó, nó chỉ xuất hiện trên máy ảnh.
Ngay lập tức, bức ảnh đã trở thành đề tài nóng bỏng trên một số diễn đàn với 2 luồng ý kiến trái ngược nhau. Người thì cho rằng tia sáng đó là dấu hiệu ám chỉ ngày tận thế 21/12/2012 - ngày đánh dấu sự kết thúc một chu kỳ trong lịch của người Maya, người lại nghĩ đó đơn giản chỉ là kết quả từ một lỗi trục trặc của chiếc iPhone.
Kỹ sư Jonathon Hill đến từ Đại học bang Arizona, người chuyên nghiên cứu về các loại máy ảnh được sử dụng trong các sứ mệnh sao Hỏa của NASA, nói rằng “chùm ánh sáng” trong bức ảnh chụp kim tự tháp El Castillo là một trường hợp điển hình của sự biến dạng hình ảnh.
Không phải ngẫu nhiên khi mà trong ba bức hình, chùm sáng lại chỉ xuất hiện ở bức được chụp khi có tiếng sét vang lên trên bầu trời..
Cường độ tia chớp có thể gây ra sự bất thường trong bộ cảm biến CCD của máy ảnh; hoặc tạo ra một cột gồm các điểm ảnh, hoặc tạo ra một ánh phản xạ bên trong ống kính máy ảnh – cái mà được ghi nhận bởi thiết bị cảm biến. Trong cả hai trường hợp này, độ sáng vượt quá mức bình thường sẽ được bổ sung vào các điểm ảnh trong cột đó ngoài ánh sáng thu được trực tiếp từ hiện trường.
Ngoài ra, trên thực tế, khi được tách ra bởi phần mềm photoshop hoặc phần mềm phân tích hình ảnh khác, các chùm sáng đi theo hướng thẳng đứng trong hình ảnh.
Theo Livescience, Đất Việt
............................
Tại thời điểm này, trời đang bắt đầu có bão và Siliezar đã nhanh chóng trở về sau khi hoàn thành xong 3 tấm ảnh. Sau đó, xem lại các bức hình vừa chụp, Siliezar không khỏi ngạc nhiên khi thấy trong 2 bức ảnh đầu tiên chỉ có những đám mây đen bay trên đỉnh kim tự tháp nhưng bức thứ 3 thì lại có điều không bình thường.
Bức ảnh với chùm ánh sáng bí ẩn gây nhiều tranh cãi (Ảnh: Hector Siliezar)
Theo đó, một chùm ánh sáng bí ẩn bỗng xuất hiện ngay trên đỉnh kim tự tháp, hướng thẳng phía bầu trời khi tiếng sét vang lên.
Siliezar gần đây đã chia sẻ bức ảnh của mình với các chuyên gia chuyên nghiên cứu về những điều huyền bí. Ông cho biết các thành viên trong gia đình mình đều không nhìn thấy chùm ánh sáng đó, nó chỉ xuất hiện trên máy ảnh.
Ngay lập tức, bức ảnh đã trở thành đề tài nóng bỏng trên một số diễn đàn với 2 luồng ý kiến trái ngược nhau. Người thì cho rằng tia sáng đó là dấu hiệu ám chỉ ngày tận thế 21/12/2012 - ngày đánh dấu sự kết thúc một chu kỳ trong lịch của người Maya, người lại nghĩ đó đơn giản chỉ là kết quả từ một lỗi trục trặc của chiếc iPhone.
Kỹ sư Jonathon Hill đến từ Đại học bang Arizona, người chuyên nghiên cứu về các loại máy ảnh được sử dụng trong các sứ mệnh sao Hỏa của NASA, nói rằng “chùm ánh sáng” trong bức ảnh chụp kim tự tháp El Castillo là một trường hợp điển hình của sự biến dạng hình ảnh.
Không phải ngẫu nhiên khi mà trong ba bức hình, chùm sáng lại chỉ xuất hiện ở bức được chụp khi có tiếng sét vang lên trên bầu trời..
Cường độ tia chớp có thể gây ra sự bất thường trong bộ cảm biến CCD của máy ảnh; hoặc tạo ra một cột gồm các điểm ảnh, hoặc tạo ra một ánh phản xạ bên trong ống kính máy ảnh – cái mà được ghi nhận bởi thiết bị cảm biến. Trong cả hai trường hợp này, độ sáng vượt quá mức bình thường sẽ được bổ sung vào các điểm ảnh trong cột đó ngoài ánh sáng thu được trực tiếp từ hiện trường.
Ngoài ra, trên thực tế, khi được tách ra bởi phần mềm photoshop hoặc phần mềm phân tích hình ảnh khác, các chùm sáng đi theo hướng thẳng đứng trong hình ảnh.
Theo Livescience, Đất Việt
............................
Comment