Không hiểu do trùng khớp thế nào, mà hầu hết những gia đình tham gia phá núi Dưỡng Chân, chỗ hình đuôi con rùa đều gặp họa sát thân.
Những cái chết đau lòng
Ông trưởng làng Mỹ Cụ (Chính Mỹ, Thủy Nguyên, Hải Phòng) Trần Văn Ngoang cũng xác nhận việc những gia đình sống ở phía Tây núi Rùa, được đồn đại là đuôi con rùa đều gặp cảnh chết chóc lạ lùng. Mấy thanh niên chết trẻ, mấy người vợ bỏ chồng về với đất lại là cháu ông.
Ông Ngoang vạch cỏ dẫn tôi lên đỉnh núi Rùa, rồi vòng về hướng Tây. Phía đuôi con rùa này đã bị đào nham nhở, vẫn còn đất đỏ lộ ra, vết máy xúc cào. Nhiều chỗ vách núi dựng đứng cao tới 20m, sâu hoắm.
Vết tích móc núi lấy đất ở phía Tây núi Dưỡng Chân, nơi được đồn là đuôi rùa.
Dọc vách núi ấy, vô số đường hầm xây bằng gạch lộ ra. Có đường hầm bị máy xúc múc đi gần hết, có đường hầm mới bắt đầu lộ ra. Thậm chí, tôi đang đi với ông Ngoang ở sát vách núi, chân dẫm lên lớp đất đỏ, bỗng sụt một cái, lộ ra một ngôi mộ gạch.
Theo ông Ngoang, tất cả những gia đình phá núi lấy đất đều đã trúng mộ gạch và thu được ít nhiều đồ cổ. Sau khi lấy đồ cổ, họ cho máy xúc múc hết cả gạch chở đi làm nguyên liệu san lấp mặt bằng.
Ông M. dùng cả gạch lấy từ mộ Hán để chêm dây phơi.
Ngay sườn núi sát khu vườn nhà ông M. cũng lộ ra mấy dấu tích hầm mộ. Khắp vườn nhà ông vương vãi gạch từ mộ Hán. Thậm chí, ông buộc dây phơi quần áo cũng chêm bằng viên gạch cổ cho chắc chắn. Tôi đang chụp ảnh, nhòm ngó những vách mộ, thì một người đàn bà có khuôn mặt buồn rười rượi đi tới chào ông Ngoang và tôi. Hóa ra là bà Nguyễn Thị T., là vợ ông M.
Bà T. mời tôi và ông Ngoang vào nhà uống nước. Ngôi nhà trống hoác, chỉ có mấy bao thóc vứt chềnh ềnh giữa nhà. Bàn thờ ở góc nhà, khung ảnh chàng trai khôi ngô tuấn tú được phủ bởi tấm vải voan mỏng màu hồng.
Đau lòng trước cái chết của con nên có thời gian bà T. phát điên.
Bà T. kể với giọng buồn: “Đấy là cháu K. nhà tôi. Cháu mất 3 năm trước, lúc 26 tuổi. Cháu học giỏi lắm, nhưng nhà nghèo, nên không đi thi đại học được. Năm 18 tuổi, cháu nó to khỏe, nhanh nhẹn, chịu khó, nên được nhận làm công nhân ở nhà máy Lilama. Cả nhà trông mong vào cháu. Vậy mà…”.
Theo bà T., tối hôm đó, K. từ nhà máy về chơi, nên gọi hai cậu bạn cùng xóm đến nhà ăn uống vui vẻ. Lâu ngày không gặp nhau, nên trò chuyện khuya lắm. Tối ấy, hai cậu bạn ngủ luôn lại nhà. Sớm hôm sau, hai cậu bạn dậy ra về, nhưng K. vẫn ngủ. Ông Lê Văn M. thấy con ngủ muộn thì vào gọi. Nhưng gọi mãi không thấy K. thưa. Ông M. sờ vào người con thì con trai ông đã lạnh ngắt từ bao giờ.
Di ảnh con trai bà T.
Điều khủng khiếp tiếp tục xảy đến với gia đình, là đúng 49 ngày sau cái chết của K., gia đình lại đón nhận cái chết lạ lùng của anh L., 40 tuổi, cách nhà K. mấy mảnh vườn, là anh em con bá con dì với K.
Hôm trước, mọi người còn thấy anh L. đi lại ngoài đường, bơi bì bõm dưới sông. Thế nhưng, sớm hôm sau, bà D., là chị gái bà T., gọi mãi không thấy con dậy. Anh L. đã chết tự bao giờ, thân thể lạnh ngắt.
Rồi tiếp sau đó thời gian, anh N., cũng là người trong họ, khi bế con về ông ngoại chơi, chả hiểu sao đứa bé đang rất khỏe mạnh, bỗng chết ngay trên tay bố.
Làm tang ma cho con, cho cháu một thời gian, thì đến vợ ông M., tức bà T. phát điên. Việc bà T. phát điên do chính lời bà kể. Không hiểu do quá đau buồn vì cái chết của con, hay do “Thần Rùa, Thần Rắn” quở trách, mà bà lại lâm vào hoàn cảnh như vậy.
Bà Tâm dẫn chúng tôi ra bụi tre trên sườn núi sau nhà bà với dáng vẻ rón rén sợ sệt. Đứng trên bụi tre bà chỉ mấy nóc nhà nằm ngay sát đuôi rùa, từng phá núi đào đất đi bán. Dọc ven quả núi bị đào nham nhở, đứt long mạch đó là nơi trú ngụ của đại gia đình anh em, bố con ông Tr., R., S., X., N., Th., rồi các gia đình các anh T., N., xa hơn chút, phía sườn Bắc là nhà ông L.… Những gia đình này đều có người chết bất đắc kỳ tử.
Ông Ngoang chỉ dấu tích mộ Hán lộ ra do các gia đình đào đất núi Dưỡng Chân.
Khởi đầu cho sự thương tâm là gia đình ông Trần Văn R.. Ông R. đẻ được hai cậu con trai, thì một bị tật nguyền, khoèo tay, khoèo chân.
Nhà nghèo, nên khi có doanh nghiệp mua đất, ông R. bán tích cực nhất. Cách đây 6-7 năm gì đó, cậu con đòi lấy vợ bên xã Kỳ Sơn. Ông R. tổ chức cưới xin cho con đàng hoàng, chỉ thiếu có nhạc sống xập xình.
Đêm trước ngày cưới, cậu con trai đòi thuê dàn nhạc, bố bảo thôi, vì nhà nghèo, cưới xin tiết kiệm, nhạc nhẽo làm gì. Giận bố, tủi hổ với bạn bè, S. tu nguyên chai thuốc sâu và chết ngay tại chỗ.
Rạp đã mắc, cỗ bàn đã chuẩn bị xong xuôi, và mấy chục mâm cỗ cưới biến thành cỗ đám ma đầy nước mắt. Chuyện này, ông trưởng làng Mỹ Cụ Trần Văn Ngoang vẫn còn nhớ như in và nhắc lại ông vẫn rất buồn, bởi S. là cháu ông.
Chồng đào núi, vợ chết
Tiếp theo, bi kịch lan tới nhà ông chú của S., là anh Trần Văn X. Theo người dân trong xóm thì anh X. cũng đào núi hăng hái nhất, đục đuôi cụ rùa đến sát đỉnh, xúc đi hàng ngàn xe đất đá.
Anh X. đã đào tung mấy hầm gạch trong lòng núi, nhưng chẳng rõ có thu được nhiều của quý không. Ông Thớ kể rằng, ông từng xem máy xúc múc hết cả mộ gạch. Mỗi mộ gạch phải chở mấy xe tải mới hết.
Mộ Hán lộ ra khỏi vách núi.
Anh X. đào núi được 3 năm thì vợ anh qua đời. Lý do vợ anh qua đời là vì con chó hàng xóm cắn. Mà con chó có to lớn, dữ dằn gì cho cam, nó bé tý bằng cái hoa chuối. Con chó đớp một cái vào chân, chỉ xước nhẹ, nên chị vợ chả để ý. Thời gian sau, chị kêu mệt, rồi qua đời khi mới 37 tuổi, để lại 2 đứa con cho anh X. nuôi.
Hàng xóm sát vách nhà anh X. là anh Trần Văn T. cũng gặp cảnh trớ trêu giống hệt anh X. Anh T. cũng tích cực đào đất đá ở núi Dưỡng Chân bán, một là kiếm tiền, hai là mở rộng vườn tược.
Đào đất được 2 năm, thì cô con gái mới chập chững biết đi của anh mắc bệnh lạ, cứ rụng tóc sạch sẽ, rồi bé bỏ bố mẹ về với tổ tiên.
Cái chết con gái không làm vợ chồng anh T. sợ hãi “Thần Rùa”. Chỉ đến khi vợ anh, chị Nguyễn Thị Ng., đột nhiên kêu mệt, nằm nghỉ trên giường vài hôm, rồi tắt thở không rõ nguyên nhân, mới khiến anh T. hoảng hồn, tin vào lời đồn bị “Thần Rùa” quở phạt.
Chị Ng. hoàn toàn khỏe mạnh, không mắc bất cứ căn bệnh gì. Chị mất đột ngột khi mới 30 tuổi. Sau cái chết của vợ và con, anh T. không dám đụng vào núi Rùa nữa, làm lễ cúng bái ghê lắm.
Ngôi mộ Hán này đã bị một gia đình múc gần hết, chỉ còn một chút vách mộ bám trong núi.
Cũng là hàng xóm với anh X., anh T., và cũng rơi vào thảm cảnh giống hệt là anh N. Anh N. cũng cho máy xúc vào vườn nhà mình đục núi múc đất bán. Thật thương tâm, vợ anh, chị Kh., cũng chết bất đắc kỳ tử khi mới 35 tuổi.
Chẳng ai rõ chị Kh. mắc bệnh gì. Chị Kh. là phụ nữ rất khỏe mạnh, xốc vác, làm lụng mọi việc từ trong nhà đến đồng áng, nên cái chết của chị gây sốc cho cả xóm. Người thì bảo “Thần Rùa” gọi đi, người thì bảo con rắn quẫy đuôi nên chết.
Sau vụ chết chóc hàng loạt xảy đến với tất cả những gia đình tham gia đào núi, những gia đình này đã tổ chức đi xem bói. Ông thầy bói tên Duy ở Trại Sơn cách làng 10km bảo quả núi này hình quy ẩn xà, tức con rắn quấn chặt con rùa. Do đó, việc các gia đình phá tung phần đất hình con rắn đã giết con rắn, làm động long mạch, nên không tránh được tai kiếp.
GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn Hóa Việt Nam: “Không nên kết luận một cách dễ dãi”.
Quan điểm về long mạch và chuyện trấn yểm để quyết định đời sống của một cộng đồng dân cư là có tồn tại. Trong dân gian cũng truyền tụng rất nhiều các câu chuyện về trấn yểm từ thời An Dương Vương xây thành cổ loa hay việc trấn yểm phía Tây thành Thăng Long…
Ngay cả trong cuộc sống hiện đại, rất nhiều người vẫn tin vào việc trấn yểm để xua đuổi tà khí mang lại điều tốt đẹp cho gia chủ, chính vì lẽ đó, “thầy phong thủy” và các “dịch vụ phong thủy” mỗi ngày thêm nở rộ.
Bản thân tôi đã từng chứng kiến không ít chuyện trấn yểm khi xây dựng chùa chiền, nhà cửa… Tuy nhiên, việc đúng - sai hoặc có - không chuyện trấn yểm hay long mạch có linh nghiệm không, ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của nhân dân, đến giờ phút này chưa một ai có đủ tri thức hoặc thẩm quyền để khẳng định.
Nhưng có một sự thật cần thừa nhận là đời sống tâm linh trong nhân dân đang trỗi dậy mạnh mẽ và cần được tôn trọng. Người dân có quyền bày tỏ niềm tin của mình trước những vấn đề mang tính tâm linh, tín ngưỡng; nhưng đối với các ngành khoa học thì chuyện "thánh vật" cần được tiếp tục nghiên cứu và thận trọng khi đưa ra những kết luận.
Tôi thấy xung quanh chuyện này có nhiều dư luận trái chiều. Nhiều người mặc dù không nói là không có trấn yểm nhưng cách nói và hướng nhìn nhận sự việc thực chất là phủ định. Tôi nghĩ không nên vội vã và dễ dãi như thế.
Lê Trang ghi
VTC
Còn tiếp…
Tuy Đào
Mộ Hán và sự trấn yểm
Mộ Hán là mồ mả của những thằng "ba tàu" từ thời sang đô hộ nước ta, trải qua cả nghìn năm chúng sống và bỏ xác trên dất nước Việt Nam này...
Khi chôn người chết, những người giàu có, chúng thường chôn theo của cải vàng ngọc đã cướp được của dân ta nhưng không kịp mang về, những mong sau này con cháu chúng theo gia phả mà sang đào bới đem về...
Sợ người đời phát hiện nên chúng thương chôn vào các hầm mộ con gái đồng trinh để những người cùng thời sợ hãi kiêng dè, đồng thời chúng cũng cho chôn theo nhiều chất độc trong đó có cianuya (chất tình bào thường dùng tự sát khi bi phát hiện tung tich) chôn ở đâu và như thế nào thì chỉ ghi trong gia phả.
Thường những người đời sau, vô tình hay cố ý phá mộ thường kh6ng biết cách "phòng chống độc" nên thường hít phải, ăn phải hoặc uống phải chất độc nên chết tại chỗ hay nhiểm độc chết từ từ.
Những thứ lấy được trong mộ cũng thường dễ dãi để cho lũ trẻ chơi nghịch nên nhiễm độc mà chết.
Hoàn toàn không có cái gọi là yểm bùa...những điều này mang tính "nhát ma" để tồn tại!
Toàn dân, ai thấy mồ mả lũ ba tàu này thì cứ tận lực thẳng tay phá sạch, không để xương cốt chúng tồn tại trên quê hương Việt Nam mình.
Lời bạn đọc
- Chả cần phong thủy gì cả, đào mồ cuốc mả người chết là 1 việc làm tán tận lương tâm rồi.
- "Toàn dân, ai thấy mồ mả lũ ba tàu này thì cứ tận lực thẳng tay phá sạch, không để xương cốt chúng tồn tại trên quê hương Việt Nam mình".
Đây không phải là bảng chất và con người Việt Nam,hơn nữa nghĩa tử là nghĩa tận ngày xưa khi đánh thắng quân xâm lược nhà Hán các vua ta còn cung cấp lương thực và phương tiện cho bại binh đuợc quây về nước. Lẽ nào ngày nay ta lại nhẫn tâm đi phá mồ mã của người chết để ...trả thù!? Đó không chỉ là một việc làm vô đạo đức mà còn chứng tỏ xúc phạm tới người đã khuất. Không! Con cháu lạc hồng không hèn nhát đến vậy,TS-HS đang bị giặc xâm lấn cũng như hàng vạn quân nhân Trung Quốc trá hình đang "ẩn nấp" trên quê hương VN,tại sao chúng ta không có những hành động cụ thể để phản đối hay đuổi cổ chúng về cố quốc mà phải đi trả thù người đã ...chết!?.
-
Những cái chết đau lòng
Ông trưởng làng Mỹ Cụ (Chính Mỹ, Thủy Nguyên, Hải Phòng) Trần Văn Ngoang cũng xác nhận việc những gia đình sống ở phía Tây núi Rùa, được đồn đại là đuôi con rùa đều gặp cảnh chết chóc lạ lùng. Mấy thanh niên chết trẻ, mấy người vợ bỏ chồng về với đất lại là cháu ông.
Ông Ngoang vạch cỏ dẫn tôi lên đỉnh núi Rùa, rồi vòng về hướng Tây. Phía đuôi con rùa này đã bị đào nham nhở, vẫn còn đất đỏ lộ ra, vết máy xúc cào. Nhiều chỗ vách núi dựng đứng cao tới 20m, sâu hoắm.
Vết tích móc núi lấy đất ở phía Tây núi Dưỡng Chân, nơi được đồn là đuôi rùa.
Dọc vách núi ấy, vô số đường hầm xây bằng gạch lộ ra. Có đường hầm bị máy xúc múc đi gần hết, có đường hầm mới bắt đầu lộ ra. Thậm chí, tôi đang đi với ông Ngoang ở sát vách núi, chân dẫm lên lớp đất đỏ, bỗng sụt một cái, lộ ra một ngôi mộ gạch.
Theo ông Ngoang, tất cả những gia đình phá núi lấy đất đều đã trúng mộ gạch và thu được ít nhiều đồ cổ. Sau khi lấy đồ cổ, họ cho máy xúc múc hết cả gạch chở đi làm nguyên liệu san lấp mặt bằng.
Ông M. dùng cả gạch lấy từ mộ Hán để chêm dây phơi.
Ngay sườn núi sát khu vườn nhà ông M. cũng lộ ra mấy dấu tích hầm mộ. Khắp vườn nhà ông vương vãi gạch từ mộ Hán. Thậm chí, ông buộc dây phơi quần áo cũng chêm bằng viên gạch cổ cho chắc chắn. Tôi đang chụp ảnh, nhòm ngó những vách mộ, thì một người đàn bà có khuôn mặt buồn rười rượi đi tới chào ông Ngoang và tôi. Hóa ra là bà Nguyễn Thị T., là vợ ông M.
Bà T. mời tôi và ông Ngoang vào nhà uống nước. Ngôi nhà trống hoác, chỉ có mấy bao thóc vứt chềnh ềnh giữa nhà. Bàn thờ ở góc nhà, khung ảnh chàng trai khôi ngô tuấn tú được phủ bởi tấm vải voan mỏng màu hồng.
Đau lòng trước cái chết của con nên có thời gian bà T. phát điên.
Bà T. kể với giọng buồn: “Đấy là cháu K. nhà tôi. Cháu mất 3 năm trước, lúc 26 tuổi. Cháu học giỏi lắm, nhưng nhà nghèo, nên không đi thi đại học được. Năm 18 tuổi, cháu nó to khỏe, nhanh nhẹn, chịu khó, nên được nhận làm công nhân ở nhà máy Lilama. Cả nhà trông mong vào cháu. Vậy mà…”.
Theo bà T., tối hôm đó, K. từ nhà máy về chơi, nên gọi hai cậu bạn cùng xóm đến nhà ăn uống vui vẻ. Lâu ngày không gặp nhau, nên trò chuyện khuya lắm. Tối ấy, hai cậu bạn ngủ luôn lại nhà. Sớm hôm sau, hai cậu bạn dậy ra về, nhưng K. vẫn ngủ. Ông Lê Văn M. thấy con ngủ muộn thì vào gọi. Nhưng gọi mãi không thấy K. thưa. Ông M. sờ vào người con thì con trai ông đã lạnh ngắt từ bao giờ.
Di ảnh con trai bà T.
Điều khủng khiếp tiếp tục xảy đến với gia đình, là đúng 49 ngày sau cái chết của K., gia đình lại đón nhận cái chết lạ lùng của anh L., 40 tuổi, cách nhà K. mấy mảnh vườn, là anh em con bá con dì với K.
Hôm trước, mọi người còn thấy anh L. đi lại ngoài đường, bơi bì bõm dưới sông. Thế nhưng, sớm hôm sau, bà D., là chị gái bà T., gọi mãi không thấy con dậy. Anh L. đã chết tự bao giờ, thân thể lạnh ngắt.
Rồi tiếp sau đó thời gian, anh N., cũng là người trong họ, khi bế con về ông ngoại chơi, chả hiểu sao đứa bé đang rất khỏe mạnh, bỗng chết ngay trên tay bố.
Làm tang ma cho con, cho cháu một thời gian, thì đến vợ ông M., tức bà T. phát điên. Việc bà T. phát điên do chính lời bà kể. Không hiểu do quá đau buồn vì cái chết của con, hay do “Thần Rùa, Thần Rắn” quở trách, mà bà lại lâm vào hoàn cảnh như vậy.
Bà Tâm dẫn chúng tôi ra bụi tre trên sườn núi sau nhà bà với dáng vẻ rón rén sợ sệt. Đứng trên bụi tre bà chỉ mấy nóc nhà nằm ngay sát đuôi rùa, từng phá núi đào đất đi bán. Dọc ven quả núi bị đào nham nhở, đứt long mạch đó là nơi trú ngụ của đại gia đình anh em, bố con ông Tr., R., S., X., N., Th., rồi các gia đình các anh T., N., xa hơn chút, phía sườn Bắc là nhà ông L.… Những gia đình này đều có người chết bất đắc kỳ tử.
Ông Ngoang chỉ dấu tích mộ Hán lộ ra do các gia đình đào đất núi Dưỡng Chân.
Khởi đầu cho sự thương tâm là gia đình ông Trần Văn R.. Ông R. đẻ được hai cậu con trai, thì một bị tật nguyền, khoèo tay, khoèo chân.
Nhà nghèo, nên khi có doanh nghiệp mua đất, ông R. bán tích cực nhất. Cách đây 6-7 năm gì đó, cậu con đòi lấy vợ bên xã Kỳ Sơn. Ông R. tổ chức cưới xin cho con đàng hoàng, chỉ thiếu có nhạc sống xập xình.
Đêm trước ngày cưới, cậu con trai đòi thuê dàn nhạc, bố bảo thôi, vì nhà nghèo, cưới xin tiết kiệm, nhạc nhẽo làm gì. Giận bố, tủi hổ với bạn bè, S. tu nguyên chai thuốc sâu và chết ngay tại chỗ.
Rạp đã mắc, cỗ bàn đã chuẩn bị xong xuôi, và mấy chục mâm cỗ cưới biến thành cỗ đám ma đầy nước mắt. Chuyện này, ông trưởng làng Mỹ Cụ Trần Văn Ngoang vẫn còn nhớ như in và nhắc lại ông vẫn rất buồn, bởi S. là cháu ông.
Chồng đào núi, vợ chết
Tiếp theo, bi kịch lan tới nhà ông chú của S., là anh Trần Văn X. Theo người dân trong xóm thì anh X. cũng đào núi hăng hái nhất, đục đuôi cụ rùa đến sát đỉnh, xúc đi hàng ngàn xe đất đá.
Anh X. đã đào tung mấy hầm gạch trong lòng núi, nhưng chẳng rõ có thu được nhiều của quý không. Ông Thớ kể rằng, ông từng xem máy xúc múc hết cả mộ gạch. Mỗi mộ gạch phải chở mấy xe tải mới hết.
Mộ Hán lộ ra khỏi vách núi.
Anh X. đào núi được 3 năm thì vợ anh qua đời. Lý do vợ anh qua đời là vì con chó hàng xóm cắn. Mà con chó có to lớn, dữ dằn gì cho cam, nó bé tý bằng cái hoa chuối. Con chó đớp một cái vào chân, chỉ xước nhẹ, nên chị vợ chả để ý. Thời gian sau, chị kêu mệt, rồi qua đời khi mới 37 tuổi, để lại 2 đứa con cho anh X. nuôi.
Hàng xóm sát vách nhà anh X. là anh Trần Văn T. cũng gặp cảnh trớ trêu giống hệt anh X. Anh T. cũng tích cực đào đất đá ở núi Dưỡng Chân bán, một là kiếm tiền, hai là mở rộng vườn tược.
Đào đất được 2 năm, thì cô con gái mới chập chững biết đi của anh mắc bệnh lạ, cứ rụng tóc sạch sẽ, rồi bé bỏ bố mẹ về với tổ tiên.
Cái chết con gái không làm vợ chồng anh T. sợ hãi “Thần Rùa”. Chỉ đến khi vợ anh, chị Nguyễn Thị Ng., đột nhiên kêu mệt, nằm nghỉ trên giường vài hôm, rồi tắt thở không rõ nguyên nhân, mới khiến anh T. hoảng hồn, tin vào lời đồn bị “Thần Rùa” quở phạt.
Chị Ng. hoàn toàn khỏe mạnh, không mắc bất cứ căn bệnh gì. Chị mất đột ngột khi mới 30 tuổi. Sau cái chết của vợ và con, anh T. không dám đụng vào núi Rùa nữa, làm lễ cúng bái ghê lắm.
Ngôi mộ Hán này đã bị một gia đình múc gần hết, chỉ còn một chút vách mộ bám trong núi.
Cũng là hàng xóm với anh X., anh T., và cũng rơi vào thảm cảnh giống hệt là anh N. Anh N. cũng cho máy xúc vào vườn nhà mình đục núi múc đất bán. Thật thương tâm, vợ anh, chị Kh., cũng chết bất đắc kỳ tử khi mới 35 tuổi.
Chẳng ai rõ chị Kh. mắc bệnh gì. Chị Kh. là phụ nữ rất khỏe mạnh, xốc vác, làm lụng mọi việc từ trong nhà đến đồng áng, nên cái chết của chị gây sốc cho cả xóm. Người thì bảo “Thần Rùa” gọi đi, người thì bảo con rắn quẫy đuôi nên chết.
Sau vụ chết chóc hàng loạt xảy đến với tất cả những gia đình tham gia đào núi, những gia đình này đã tổ chức đi xem bói. Ông thầy bói tên Duy ở Trại Sơn cách làng 10km bảo quả núi này hình quy ẩn xà, tức con rắn quấn chặt con rùa. Do đó, việc các gia đình phá tung phần đất hình con rắn đã giết con rắn, làm động long mạch, nên không tránh được tai kiếp.
GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn Hóa Việt Nam: “Không nên kết luận một cách dễ dãi”.
Quan điểm về long mạch và chuyện trấn yểm để quyết định đời sống của một cộng đồng dân cư là có tồn tại. Trong dân gian cũng truyền tụng rất nhiều các câu chuyện về trấn yểm từ thời An Dương Vương xây thành cổ loa hay việc trấn yểm phía Tây thành Thăng Long…
Ngay cả trong cuộc sống hiện đại, rất nhiều người vẫn tin vào việc trấn yểm để xua đuổi tà khí mang lại điều tốt đẹp cho gia chủ, chính vì lẽ đó, “thầy phong thủy” và các “dịch vụ phong thủy” mỗi ngày thêm nở rộ.
Bản thân tôi đã từng chứng kiến không ít chuyện trấn yểm khi xây dựng chùa chiền, nhà cửa… Tuy nhiên, việc đúng - sai hoặc có - không chuyện trấn yểm hay long mạch có linh nghiệm không, ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của nhân dân, đến giờ phút này chưa một ai có đủ tri thức hoặc thẩm quyền để khẳng định.
Nhưng có một sự thật cần thừa nhận là đời sống tâm linh trong nhân dân đang trỗi dậy mạnh mẽ và cần được tôn trọng. Người dân có quyền bày tỏ niềm tin của mình trước những vấn đề mang tính tâm linh, tín ngưỡng; nhưng đối với các ngành khoa học thì chuyện "thánh vật" cần được tiếp tục nghiên cứu và thận trọng khi đưa ra những kết luận.
Tôi thấy xung quanh chuyện này có nhiều dư luận trái chiều. Nhiều người mặc dù không nói là không có trấn yểm nhưng cách nói và hướng nhìn nhận sự việc thực chất là phủ định. Tôi nghĩ không nên vội vã và dễ dãi như thế.
Lê Trang ghi
VTC
Còn tiếp…
Tuy Đào
Mộ Hán và sự trấn yểm
Mộ Hán là mồ mả của những thằng "ba tàu" từ thời sang đô hộ nước ta, trải qua cả nghìn năm chúng sống và bỏ xác trên dất nước Việt Nam này...
Khi chôn người chết, những người giàu có, chúng thường chôn theo của cải vàng ngọc đã cướp được của dân ta nhưng không kịp mang về, những mong sau này con cháu chúng theo gia phả mà sang đào bới đem về...
Sợ người đời phát hiện nên chúng thương chôn vào các hầm mộ con gái đồng trinh để những người cùng thời sợ hãi kiêng dè, đồng thời chúng cũng cho chôn theo nhiều chất độc trong đó có cianuya (chất tình bào thường dùng tự sát khi bi phát hiện tung tich) chôn ở đâu và như thế nào thì chỉ ghi trong gia phả.
Thường những người đời sau, vô tình hay cố ý phá mộ thường kh6ng biết cách "phòng chống độc" nên thường hít phải, ăn phải hoặc uống phải chất độc nên chết tại chỗ hay nhiểm độc chết từ từ.
Những thứ lấy được trong mộ cũng thường dễ dãi để cho lũ trẻ chơi nghịch nên nhiễm độc mà chết.
Hoàn toàn không có cái gọi là yểm bùa...những điều này mang tính "nhát ma" để tồn tại!
Toàn dân, ai thấy mồ mả lũ ba tàu này thì cứ tận lực thẳng tay phá sạch, không để xương cốt chúng tồn tại trên quê hương Việt Nam mình.
Lời bạn đọc
- Chả cần phong thủy gì cả, đào mồ cuốc mả người chết là 1 việc làm tán tận lương tâm rồi.
- "Toàn dân, ai thấy mồ mả lũ ba tàu này thì cứ tận lực thẳng tay phá sạch, không để xương cốt chúng tồn tại trên quê hương Việt Nam mình".
Đây không phải là bảng chất và con người Việt Nam,hơn nữa nghĩa tử là nghĩa tận ngày xưa khi đánh thắng quân xâm lược nhà Hán các vua ta còn cung cấp lương thực và phương tiện cho bại binh đuợc quây về nước. Lẽ nào ngày nay ta lại nhẫn tâm đi phá mồ mã của người chết để ...trả thù!? Đó không chỉ là một việc làm vô đạo đức mà còn chứng tỏ xúc phạm tới người đã khuất. Không! Con cháu lạc hồng không hèn nhát đến vậy,TS-HS đang bị giặc xâm lấn cũng như hàng vạn quân nhân Trung Quốc trá hình đang "ẩn nấp" trên quê hương VN,tại sao chúng ta không có những hành động cụ thể để phản đối hay đuổi cổ chúng về cố quốc mà phải đi trả thù người đã ...chết!?.
-
Comment