[HIDE](Theo DT) Chưa đầy tháng tuổi, bé Naseem Hasni ở bang Miami (Mỹ) đã sớm đối mặt với ca phẫu thuật hiểm nghèo: “nhét” tim vào trong lồng ngực.
Cách đây không lâu, y học thế giới đã ghi nhận trường hợp tim nhảy tương tự ở tỉnh Quảng Đông Trung Quốc: bé Chen Jiakun, 7 tuổi mang trên ngực một khối u lớn có chứa tim và đầy đủ mao mạch, động mạch bên trong.
Quả tim của bé Naseem còn đặc biệt hơn nữa: nó không có màng da bảo vệ mà đỏ hồng, tươi rói, đập từng nhịp đều đặn trên lồng ngực xanh xao. Động mạch chủ thì lặn sâu xuống lớp da, “trông như thể quả mận chít nổi gân guốc và biết “thở” - theo mô tả của tiến sĩ Eliot Rosenkranz ở Bệnh viện Trẻ em Holtz, bang Miami.
Sau 22 ngày tuổi, hôm kia, bé Naseem Hasni non nớt chính thức bước vào ca đại phẫu “nhét tim”. Đầu tiên, các bác sĩ dùng vải Gore-Tex quấn quanh quả tim, trích một phần lớp da ngực thay thế cho màng tim bị khuyết sau đó chậm rãi trả nó vào đúng vị trí bên trong lồng ngực. Nghe chừng đơn giản nhưng ca mổ đã kéo dài suốt 6 tiếng đồng hồ.
Trước ngày Naseem Hasni chào đời hôm 31/10, mẹ Michelle Hasni của bé đã cảm nhận những chuyển động bất thường trong bào thai: “Có vẻ như cháu bé nấc liên tục. Hiện tượng này diễn ra thường xuyên mỗi ngày”.
May mắn khám thai siêu âm đã phát hiện ra dị tật hiếm lạ, nhờ đó bác sĩ đỡ đẻ đã rạch một đường rộng hơn để quả tim không bị vướng vào thành tử cung khi lôi cháu bé ra. Ngoài quả tim nằm “lộn” vị trí, Naseem phát triển như mọi đứa trẻ bình thường: dài 53 cm, nặng 4kg.
Trong vài tuần tới, Naseem sẽ được lắp thêm một tấm nhựa bảo vệ “lỗ hổng” trên lồng ngực. Khi bé 6 tháng tuổi, các bác sĩ sẽ cấy một mẩu xương sường ngang qua ngực bé để thực hiện chức năng xương ức.
Dị tật “tim nhảy ra ngoài” là hiện tượng cực kỳ hy hữu trong ngành y học thế giới, chỉ xuất hiện với tỷ lệ 5,5 đến 7,9 trong 1 triệu ca sinh nở. Tỷ lệ sống sót sau phẫu thuật chưa đến 50%. Hiện tại, chính các bác sĩ ở bệnh viện Holtz cũng không thể khẳng định chắc chắn bé Naseem có “qua” được Lễ giáng sinh này hay không.
Cách đây không lâu, y học thế giới đã ghi nhận trường hợp tim nhảy tương tự ở tỉnh Quảng Đông Trung Quốc: bé Chen Jiakun, 7 tuổi mang trên ngực một khối u lớn có chứa tim và đầy đủ mao mạch, động mạch bên trong.
Quả tim của bé Naseem còn đặc biệt hơn nữa: nó không có màng da bảo vệ mà đỏ hồng, tươi rói, đập từng nhịp đều đặn trên lồng ngực xanh xao. Động mạch chủ thì lặn sâu xuống lớp da, “trông như thể quả mận chít nổi gân guốc và biết “thở” - theo mô tả của tiến sĩ Eliot Rosenkranz ở Bệnh viện Trẻ em Holtz, bang Miami.
Sau 22 ngày tuổi, hôm kia, bé Naseem Hasni non nớt chính thức bước vào ca đại phẫu “nhét tim”. Đầu tiên, các bác sĩ dùng vải Gore-Tex quấn quanh quả tim, trích một phần lớp da ngực thay thế cho màng tim bị khuyết sau đó chậm rãi trả nó vào đúng vị trí bên trong lồng ngực. Nghe chừng đơn giản nhưng ca mổ đã kéo dài suốt 6 tiếng đồng hồ.
Trước ngày Naseem Hasni chào đời hôm 31/10, mẹ Michelle Hasni của bé đã cảm nhận những chuyển động bất thường trong bào thai: “Có vẻ như cháu bé nấc liên tục. Hiện tượng này diễn ra thường xuyên mỗi ngày”.
May mắn khám thai siêu âm đã phát hiện ra dị tật hiếm lạ, nhờ đó bác sĩ đỡ đẻ đã rạch một đường rộng hơn để quả tim không bị vướng vào thành tử cung khi lôi cháu bé ra. Ngoài quả tim nằm “lộn” vị trí, Naseem phát triển như mọi đứa trẻ bình thường: dài 53 cm, nặng 4kg.
Trong vài tuần tới, Naseem sẽ được lắp thêm một tấm nhựa bảo vệ “lỗ hổng” trên lồng ngực. Khi bé 6 tháng tuổi, các bác sĩ sẽ cấy một mẩu xương sường ngang qua ngực bé để thực hiện chức năng xương ức.
Dị tật “tim nhảy ra ngoài” là hiện tượng cực kỳ hy hữu trong ngành y học thế giới, chỉ xuất hiện với tỷ lệ 5,5 đến 7,9 trong 1 triệu ca sinh nở. Tỷ lệ sống sót sau phẫu thuật chưa đến 50%. Hiện tại, chính các bác sĩ ở bệnh viện Holtz cũng không thể khẳng định chắc chắn bé Naseem có “qua” được Lễ giáng sinh này hay không.
Comment