Thông Báo

Collapse
No announcement yet.

Vụ thảm sát cá heo ở "Vịnh tắm máu"

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Chọn Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Vụ thảm sát cá heo ở "Vịnh tắm máu"

    Faroes là một quần đảo bao gồm khoảng 30 đảo nhỏ "tọa lạc" trên vùng biển Đại Tây Dương, đảo Faroes nằm giữa Iceland, Scotlands và Na Uy. Năm 1988, chỉ trong một ngày tại đây đã có tới 544 con cá heo hoa tiêu đen bị những ngư dân trên đảo giết chết một cách tàn nhẫn.Đây là khu vực bán độc lập dân số khoảng 46.000 người sinh sống trên khoảng hơn 50 % diện tích quần đảo. Nguồn thu nhập của người dân nơi đây chủ yếu dựa vào ngành đánh bắt thuỷ sản trên biển Đại Tây Dương.


    Đàn cá heo tội nghiệp bị bao vây và giết hại năm 1988.

    Từ hàng trăm năm nay ở đây vẫn duy trì hình thức săn bắt mang tính tận diệt đối với loài cá heo hoa tiêu sinh sống tại các vùng biển ven xung quanh quần đảo Faroes. Đặc biệt, từ khi các công nhân đánh bắt thuỷ sản của đảo Faroes được trang bị các loại trang thiết bị đánh bắt thuỷ sản chuyên dụng như tàu thuyền công suất lớn, các thiết bị liên lạc bằng sóng vô tuyến, tạo giả âm thanh để đánh lừa các loài cá thì sức nguy cơ bị tận điệt của các sinh vật biển trở nên hết sức nghiêm trọng.


    Năm 1988, có tới 2.973 con cá voi và cá heo bị giết.


    Một sự kiện gây sốc những người hoạt động vì môi trường và những người yêu động vật xảy ra vào năm 1988 tại quần đảo Faroes, chỉ trong một ngày đã có tới 544 con cá heo hoa tiêu đen bị những ngư dân trên đảo giết chết một cách tàn nhẫn.Sự kiện này còn được giới báo chí lúc ấy miêu tả với một cái tên là “Vịnh tắm máu.”

    Sự kiện “Vịnh tắm máu” được báo chí thuật lại như sau: Ngay sau khi phát hiện thấy một đàn cá heo đang kiếm ăn tại khu vực gần quần đảo Faroes, một loạt các tàu thuyền được trang bị các thiết bị tạo giả âm thanh đã toả ra các hướng hình thành thế bao vây đàn cá tội nghiệp và lùa chúng vào một vịnh nhỏ trên một trong những đảo con của quần đảo Faroes.

    Những ngư dân trên đảo đã được thông báo từ trước nên đã chuẩn bị các những loại dụng cụ sát sinh rất lợi hại là những chiếc búa và móc câu khoẻ và nhọn dài gần 20 cm (dụng cụ sát sinh này được các ngư dân gọi là dao grindkniver).

    Khi đàn cá bị lùa vào gần bờ sức mạnh của những con cá heo đã bị vô hiệu hoá vì nước rất nông và nhiều đá nên chúng không thể bơi thoát ra phía ngoài. Những ngư dân đã dùng những chiếc búa nhọn để kết liễu đàn cá trong một cảnh tượng hết sức hãi hùng đúng như tên gọi “Vịnh tắm máu” như báo chí đã miêu tả.

    Sự kiện sát hại tàn nhẫn những con cá heo này đã bị cộng đồng quốc tế lên án.

    Rất nhiều cá heo con đã được tìm thấy trong bụng cá mẹ.

    Các tổ chức bảo vệ động vật như AninalNaturalis hay Peta quyết không đứng ngoài những vụ thảm sát này. Hàng năm các hoạt động quy mô kêu gọi mọi người dừng giết hại cá heo và săn bắn cá voi thường xuyên được diễn ra, từ biểu tình cho đến cả tắm máu giả để thể hiện sự phản đối. Chính phủ một số nước như Úc, Chile cũng mạnh tay kêu gọi người dân tẩy chay mặt hàng này và trưng ra những hình ảnh thực tế cho cái mà người Nhật gọi là "vì mục đích khoa học". Tuy nhiên, các đội tàu xứ Sushi vẫn đều đều tiến thẳng ra Bắc Cực với chỉ tiêu 1.000 con cá voi "khoa học" mỗi năm, bất chấp sự phản đối từ Quốc tế.


    Tổ chức AnimalNaturalis trong một hoạt động
    triển lãm món "thịt người" để lên án hành động
    tàn ác với cá voi và cá heo

    Một bức ảnh nổi tiếng cận cảnh chiếc đầu cá bị vứt bỏ, được lan truyền tại Úc,
    khiến người dân nước này không thể nuốt trôi một miếng thịt cá voi nào từ Nhật

    Và cuối cùng, là đoạn Video ghi lại cảnh tận diệt cá heo tại vịnh Faroes khiến cả thế giới phải bàng hoàng

    Theo ước tính, mỗi năm các dịch vụ du lịch liên quan đến việc ngắm cá voi bơi lội, và chơi đùa cùng cá heo giúp con người thu về hơn 2 tỷ USD, cao hơn nhiều so với việc biến chúng thành Sushi. Nhưng với nguồn lợi thiển cận trước mắt, nhiều công ty tư nhân đã thông đồng với chính quyền nhằm biến khuynh hướng tận diệt này thành một ngành công nghiệp kỷ nghệ cao với mục đích ... "phục vụ khoa học".

    "Một đứa trẻ nếu không biết thương yêu loài vật thì lớn lên khó có thể trở thành một người nhân bản", cách nói tưởng chừng có vẻ thậm xưng, nhưng hãy xem bài học từ câu chuyện của cá heo Willy-Keiko đã giúp cả một thế hệ cảm nhận được biết bao điều ý nghĩa. Chắc chắn chúng sẽ có ích hơn nhiều khi được tự do bơi lội ngoài đại dương, thay vì được xẻ ra thành những mẫu thịt vuông vức trên bàn ăn của chúng ta. Keiko chỉ là mộ chú cá trong hàng ngàn con cá thông minh ngoài kia, tất cả đều có thể trở thành Willy bất tử nếu con người không quá tham lam với chiếc dạ dày vô đáy của mình.


    Bình Nguyên (Theo German)
    .......Thiện căn ở tại lòng ta......
    Chữ tâm kia mới băng ba chữ tài

  • #2
    Hình như dzụ giết cá Heo & Voi là thông lệ của dân địa phương !!!


    Ra Khỏi Nhà Ăn Chơi Cho Thoả
    Nếm Đắng Cay Lết Bánh Rồi Về

    Comment


    • #3
      Nguyên Văn Bài Viết Của Gudkidconroe View Post
      Hình như dzụ giết cá Heo & Voi là thông lệ của dân địa phương !!!

      Yeah......đúng đó bác Gud , và tin này hình như đã đăng ở đâu đó trong RFViet cách đây......vài năm......heheheh...........chắc phải đổi tên cho bác Bốn là " chuyên gia đăng bài cũ" quá......




      Thân,
      Nahoku
      Tài năng là sự luyện tập không ngừng :hk: :hk: :hk:

      Comment


      • #4
        Nguyên Văn Bài Viết Của nahoku View Post
        Yeah......đúng đó bác Gud , và tin này hình như đã đăng ở đâu đó trong RFViet cách đây......vài năm......heheheh...........chắc phải đổi tên cho bác Bốn là " chuyên gia đăng bài cũ" quá......




        Thân,
        Nahoku
        Hehe...bài nầy hình như Việt post lâu rồi...
        Hehe ...Bổng nhiên ta thấy thèm tô phở ...
        Xực tạm hủ tiếu..mì... cũng được mà
        ............



        Can't Live Without...hehe...


        Đời tôi cô đơn nên hai tay ẵm hai Em......:gigg:....

        Comment

        Working...
        X