Những kiểu làm đẹp “hành xác” trong lịch sử
Có không ít những cách làm đẹp kì quặc và không kém phần “kinh dị”, khiến người ta phải rùng mình.
Trong lịch sử, con người luôn tìm mọi phương cách để làm mình trở nên đẹp hơn, hoàn thiện hơn. Bên cạnh những phương pháp thuần túy nhằm làm bật lên vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ, có không ít những cách làm đẹp kì quặc và không kém phần “kinh dị”, khiến người ta phải rùng mình. Điển hình trong số đó có thể kể đến những trường hợp sau.
Bó chân
Bàn chân bị biến dạng
Phong tục này có nguồn gốc từ thế kỉ 10 tại Trung Quốc khi mà quan niệm thời bấy giờ, phụ nữ phải có một đôi chân thật bé ( khoảng 9 cm) mới là chuẩn mực nếu không họ sẽ không thể lấy được chồng. Các cô bé từ 5 đến 8 tuổi, độ tuổi mà xương còn chưa định hình hoàn toàn, phải dùng vải buộc chặt 4 ngón chân của chúng trừ ngón cái để ngăn không cho xương phát triển thêm và cố định khuôn bàn chân sao cho càng nhỏ càng tốt.
Bàn chân bị biến dạng hoàn toàn, gây trở ngại rất lớn trong việc đi lại, sinh hoạt hàng ngày kèm theo những cơn đau nhức nhối không yên nhưng những người phụ nữ đã “cắn răng chịu đựng” để “ làm đẹp” và còn đầy niềm tự hào với thành quả đạt được.
Với văn hóa nhiều nước, một chiếc cổ cao thon được coi là rất đẹp. Tại vùng Kayan, Bắc Thái Lan, phụ nữ bắt đầu đeo vòng cổ khi họ từ 5-7 tuổi. Càng lớn, số lượng vòng càng tăng lên với trọng lượng trung bình là từ 13- 15 kg và cố có thể kéo dài tới hơn 25 cm – gấp đôi chiều dài thông thường. Các đốt xương cổ bị kéo giãn và méo mó, hầu như không thể đỡ được trọng lượng của đầu nếu như gỡ bỏ những chiếc vòng này ra.
Tại một số bộ tộc tại châu Phi, vẻ đẹp của người phụ nữ nằm ở chiếc miệng rộng với “điểm nhấn” là chiếc đĩa ở môi. Các cô bé độ tuổi từ 13-15 hoặc trước khi về nhà chồng sẽ phải khoét một cái lỗ ở môi dưới, banh rộng nó chừng 2-3 cm ra rồi lồng vào đó một chiếc đĩa tròn. Chiếc đĩa được thay liên tục cho đến khi vòm miệng đạt đến kích cỡ “mong muốn” từ 15-25 cm.
Với họ, đây là biểu trưng cho sự trưởng thành, sự chịu đựng và sắc đẹp. Người con gái với chiếc đĩa môi càng lớn thì cha mẹ cô có thể thách cưới cao hơn.
Ở đất nước Mauritania, Tây Phi, người phụ nữ phải béo mới được coi là đẹp, là quyến rũ. Theo quan niệm của họ, một người vợ béo là biểu tượng cho sự giàu có của người đàn ông, chứng tỏ rằng anh ta có khả năng để lo cho vợ mình một cuộc sống đầy đủ.
Để cưới được chồng, các cô gái ở đây từ 12-14 tuổi sẽ bị gửi đến một khu biệt lập và bắt đầu quá trình “vỗ béo” đầy khắc nghiệt. Họ buộc phải “ngốn” những 16.000 calo mỗi ngày – gấp 4 lần mức tiêu thụ đòi hỏi cho một vận động viên thể hình nếu không sẽ có những hình phạt nghiêm khắc chờ đón họ.
Việc ép cho cơ thể phát triển quá mức này dẫn đến béo phì, hàng loạt bệnh như tiểu đường, bệnh tim, suy nhược cơ thể và trí não bị co lại, kém phát triển.
Phong tục “kinh dị” này đến từ một số bộ lạc vùng Nam Á như tại Philippin hay công quốc Congo, Indonesia. Tập tục này hết sức đau đớn vì phải mất hàng giờ đồng hồ để mài xong một hàm răng với thứ công cụ hết sức thô sơ là que và gỗ.
Sự đau đớn kéo dài trong quá trình mài cùng với với những cơn đau nhức “buốt tận óc” về sau này thực sự làm chúng ta phải nể phục ý chí những người phụ nữ nơi đây khi họ “cam lòng” chịu đựng nó tất cả chỉ vì sắc đẹp.
Có một chiếc eo thon luôn là niềm mơ ước của mọi phụ nữ. Để thỏa lòng ước mơ đó, chiếc áo corset đã ra đời từ thế kỉ 16 và trở thành trào lưu rộng rãi trong suốt thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20.
Nó giúp người mặc giảm được đáng kể số đo vòng eo, đem lại vẻ thanh mảnh quyến rũ nhưng nó không hề thoải mái một chút nào, cử động khó khăn và gây khó thở. Mang nó trong thời gian dài sẽ làm thay đổi hoàn toàn cấu trúc xương vùng bụng, làm đảo lộn vị trí các cơ quan trong cơ thể.
Dù biết như vậy, vẫn có rất nhiều người mê đắm vẻ đẹp mà chiếc corset mang lại. Kỉ lục về người có chiếc eo thon nhỏ nhất vẫn còn sống thuộc về bà Cathie Jung, người Mỹ với số đo là 38 cm.
Chỉnh hình hộp sọ
Vào thời xa xưa, vệc chỉnh hình dạng của hộp sọ tương đối phổ biến tại Ai Cập, người Maya cổ, dân bản địa Úc hay vùng Bắc Mỹ và một số bộ tộc tại Đức. Quan điểm thẩm mỹ cũng thay đổi tùy từng vùng. Người bản địa Bắc Mỹ thích hình dáng hộp sọ phải bè rộng ra trong khi người Ai Cập cổ và Maya thích phần sau được kéo dài ra hết cỡ.
Muốn như vậy, họ đã sử dụng những công cụ chỉnh hình hộp sọ với những đứa bé mới sinh. Họ nắn chỉnh đầu đứa bé trong vòng 1 tháng đầu sau đó buộc chặt lại để cố định hình dáng. Bên cạnh đó, họ cũng nghĩ làm vậy giúp não được thoải mái, không bị gò bó, trở nên thông minh hơn.
Có không ít những cách làm đẹp kì quặc và không kém phần “kinh dị”, khiến người ta phải rùng mình.
Trong lịch sử, con người luôn tìm mọi phương cách để làm mình trở nên đẹp hơn, hoàn thiện hơn. Bên cạnh những phương pháp thuần túy nhằm làm bật lên vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ, có không ít những cách làm đẹp kì quặc và không kém phần “kinh dị”, khiến người ta phải rùng mình. Điển hình trong số đó có thể kể đến những trường hợp sau.
Bó chân
Bàn chân bị biến dạng
Phong tục này có nguồn gốc từ thế kỉ 10 tại Trung Quốc khi mà quan niệm thời bấy giờ, phụ nữ phải có một đôi chân thật bé ( khoảng 9 cm) mới là chuẩn mực nếu không họ sẽ không thể lấy được chồng. Các cô bé từ 5 đến 8 tuổi, độ tuổi mà xương còn chưa định hình hoàn toàn, phải dùng vải buộc chặt 4 ngón chân của chúng trừ ngón cái để ngăn không cho xương phát triển thêm và cố định khuôn bàn chân sao cho càng nhỏ càng tốt.
Bàn chân bị biến dạng hoàn toàn, gây trở ngại rất lớn trong việc đi lại, sinh hoạt hàng ngày kèm theo những cơn đau nhức nhối không yên nhưng những người phụ nữ đã “cắn răng chịu đựng” để “ làm đẹp” và còn đầy niềm tự hào với thành quả đạt được.
Chiếc cổ dài
Với văn hóa nhiều nước, một chiếc cổ cao thon được coi là rất đẹp. Tại vùng Kayan, Bắc Thái Lan, phụ nữ bắt đầu đeo vòng cổ khi họ từ 5-7 tuổi. Càng lớn, số lượng vòng càng tăng lên với trọng lượng trung bình là từ 13- 15 kg và cố có thể kéo dài tới hơn 25 cm – gấp đôi chiều dài thông thường. Các đốt xương cổ bị kéo giãn và méo mó, hầu như không thể đỡ được trọng lượng của đầu nếu như gỡ bỏ những chiếc vòng này ra.
Đeo đĩa ở môi
Tại một số bộ tộc tại châu Phi, vẻ đẹp của người phụ nữ nằm ở chiếc miệng rộng với “điểm nhấn” là chiếc đĩa ở môi. Các cô bé độ tuổi từ 13-15 hoặc trước khi về nhà chồng sẽ phải khoét một cái lỗ ở môi dưới, banh rộng nó chừng 2-3 cm ra rồi lồng vào đó một chiếc đĩa tròn. Chiếc đĩa được thay liên tục cho đến khi vòm miệng đạt đến kích cỡ “mong muốn” từ 15-25 cm.
Với họ, đây là biểu trưng cho sự trưởng thành, sự chịu đựng và sắc đẹp. Người con gái với chiếc đĩa môi càng lớn thì cha mẹ cô có thể thách cưới cao hơn.
Vỗ béo
Ở đất nước Mauritania, Tây Phi, người phụ nữ phải béo mới được coi là đẹp, là quyến rũ. Theo quan niệm của họ, một người vợ béo là biểu tượng cho sự giàu có của người đàn ông, chứng tỏ rằng anh ta có khả năng để lo cho vợ mình một cuộc sống đầy đủ.
Để cưới được chồng, các cô gái ở đây từ 12-14 tuổi sẽ bị gửi đến một khu biệt lập và bắt đầu quá trình “vỗ béo” đầy khắc nghiệt. Họ buộc phải “ngốn” những 16.000 calo mỗi ngày – gấp 4 lần mức tiêu thụ đòi hỏi cho một vận động viên thể hình nếu không sẽ có những hình phạt nghiêm khắc chờ đón họ.
Nơi tập trung để “vỗ béo”
Việc ép cho cơ thể phát triển quá mức này dẫn đến béo phì, hàng loạt bệnh như tiểu đường, bệnh tim, suy nhược cơ thể và trí não bị co lại, kém phát triển.
Mài răng nhọn
Hầu như bị mài hết
Hầu như bị mài hết
Phong tục “kinh dị” này đến từ một số bộ lạc vùng Nam Á như tại Philippin hay công quốc Congo, Indonesia. Tập tục này hết sức đau đớn vì phải mất hàng giờ đồng hồ để mài xong một hàm răng với thứ công cụ hết sức thô sơ là que và gỗ.
Sự đau đớn kéo dài trong quá trình mài cùng với với những cơn đau nhức “buốt tận óc” về sau này thực sự làm chúng ta phải nể phục ý chí những người phụ nữ nơi đây khi họ “cam lòng” chịu đựng nó tất cả chỉ vì sắc đẹp.
Nịt eo
Eo thon dáng ngà
Eo thon dáng ngà
Có một chiếc eo thon luôn là niềm mơ ước của mọi phụ nữ. Để thỏa lòng ước mơ đó, chiếc áo corset đã ra đời từ thế kỉ 16 và trở thành trào lưu rộng rãi trong suốt thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20.
Nó giúp người mặc giảm được đáng kể số đo vòng eo, đem lại vẻ thanh mảnh quyến rũ nhưng nó không hề thoải mái một chút nào, cử động khó khăn và gây khó thở. Mang nó trong thời gian dài sẽ làm thay đổi hoàn toàn cấu trúc xương vùng bụng, làm đảo lộn vị trí các cơ quan trong cơ thể.
Sự biến dạng của cơ thể
Dù biết như vậy, vẫn có rất nhiều người mê đắm vẻ đẹp mà chiếc corset mang lại. Kỉ lục về người có chiếc eo thon nhỏ nhất vẫn còn sống thuộc về bà Cathie Jung, người Mỹ với số đo là 38 cm.
Chỉnh hình hộp sọ
Vào thời xa xưa, vệc chỉnh hình dạng của hộp sọ tương đối phổ biến tại Ai Cập, người Maya cổ, dân bản địa Úc hay vùng Bắc Mỹ và một số bộ tộc tại Đức. Quan điểm thẩm mỹ cũng thay đổi tùy từng vùng. Người bản địa Bắc Mỹ thích hình dáng hộp sọ phải bè rộng ra trong khi người Ai Cập cổ và Maya thích phần sau được kéo dài ra hết cỡ.
Muốn như vậy, họ đã sử dụng những công cụ chỉnh hình hộp sọ với những đứa bé mới sinh. Họ nắn chỉnh đầu đứa bé trong vòng 1 tháng đầu sau đó buộc chặt lại để cố định hình dáng. Bên cạnh đó, họ cũng nghĩ làm vậy giúp não được thoải mái, không bị gò bó, trở nên thông minh hơn.
Comment